Đường hóa học là tên thường gọi của aspartame, một chất ngọt nhân tạo, đã được sử dụng ở Mỹ từ đầu những năm 1980.
Nó được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống vì nó ngọt hơn nhiều so với đường tự nhiên, vì vậy lượng sử dụng rất ít cũng cho mức độ ngọt tương đương.
Ảnh minh họa
Aspartame thường được sử dụng như một chất tạo ngọt trong thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, trong các công thức nấu ăn không cần đun nấu nhiều (vì nhiệt sẽ phá vỡ aspartame). Nó cũng có thể được dùng làm hương liệu trong một số loại thuốc.
Aspartame có gây ung thư không?
Tin đồn và mối lo ngại aspartame gây ra một số vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư, đã lan truyền trong nhiều năm. Một số lo ngại về ung thư bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu trên chuột được công bố bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Italia, cho rằng aspartame có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư liên quan đến m.áu (bệnh bạch cầu và u lympho).
Tuy nhiên, các đ.ánh giá sau đó về dữ liệu từ các nghiên cứu này đặt dấu hỏi về kết quả. Kết quả của các nghiên cứu dịch tễ (nghiên cứu trên các nhóm người) về mối liên hệ có thể có giữa aspartame và ung thư (bao gồm cả ung thư đến m.áu) là không nhất quán.
Nói chung, Hội Ung thư Mỹ không xác định liệu thứ gì đó có gây ung thư hay không (nghĩa là liệu nó có phải là tác nhân gây ung thư), nhưng một số tổ chức có uy tín khác đã xác định rằng:
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã kết luận rằng việc sử dụng aspartame như một chất làm ngọt dùng cho mục đích chung… là an toàn.
Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) tuyên bố “Các nghiên cứu không gợi ý về tăng nguy cơ liên quan đến tiêu thụ aspartame đối với bệnh bạch cầu, khối u não hoặc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư não, bạch huyết và hệ tạo m.áu (m.áu)”.
Mặc dù nghiên cứu về mối liên quan có thể có giữa aspartame và ung thư vẫn tiếp tục, các cơ quan này nhất trí rằng các nghiên cứu được thực hiện cho đến nay chưa tìm thấy mối liên quan như vậy.
Aspartame được quy định như thế nào?
Tại Mỹ, các chất ngọt nhân tạo như aspartame được quy định bởi FDA. Các sản phẩm này phải được kiểm nghiệm về độ an toàn và được FDA chấp thuận trước khi sử dụng. FDA cũng đặt ra mức tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được (ADI) cho mỗi chất, đây là lượng tối đa được coi là an toàn để tiêu thụ mỗi ngày trong suốt cuộc đời của một người.
FDA đã quy định ADI cho aspartame ở mức 50mg/kg cân nặng cơ thể/ngày.
EFSA, quy định các chất phụ gia thực phẩm trong Liên minh châu Âu, khuyến nghị ADI cho aspartame thấp hơn một chút, ở mức 40mg/kg/ngày.
Để giúp hình dung ra mức này, FDA ước tính rằng nếu thay thế tất cả lượng đường phụ gia trong chế độ ăn của một người trung bình nặng 60kg bằng aspartame, nó sẽ dẫn đến lượng tiêu thụ khoảng 8 đến 9mg/kg/ngày.
Và theo EFSA, để đạt được ADI 40mg/kg/ngày, một người trưởng thành nặng 60 kg sẽ phải uống 12 lon nước ngọt ăn kiêng (nếu chúng chứa aspartame ở mức tối đa cho phép sử dụng), mỗi ngày. Nhưng trong thực tế, aspartame được sử dụng ở mức thấp hơn và lượng tìm thấy trong nước ngọt có thể thấp hơn 3 đến 6 lần so với mức tối đa được phép. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải uống 36 lon trở lên mới đạt tới ADI.
Có thể tránh aspartame được không?
Aspartame chưa bị liên hệ với bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể nào, ngoài những người bị phenylketon niệu (PKU). Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp (bẩm sinh), trong đó cơ thể không thể p.hân h.ủy phenylalanine, một loại axit amin có trong nhiều loại thực phẩm (và trong aspartame). Đây là lý do tại sao bất kỳ sản phẩm nào (bao gồm cả thuốc) có chứa aspartame đều phải mang theo cảnh báo “PHENYLKETONURICS: CONTAIN PHENYLALANINE.”
Đối với những người khác muốn tránh aspartame, cách dễ nhất để làm điều này là để ý đến cảnh báo tương tự hoặc kiểm tra nhãn thành phần trước khi mua hoặc ăn thực phẩm hoặc đồ uống. Nếu aspartame có trong sản phẩm, nó sẽ được ghi trên nhãn.
Theo Dantri / ACS
Tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe từ nước uống đóng chai
Uống nước đóng chai hầu như được làm từ loại chai nhựa rẻ t.iền trong quá trình vận chuyển bị va đ.ập, rung lắc và đi dưới ánh nắng mặt trời, dễ sinh ra các chất có hại cho cơ thể, thậm chí gây ung thư.
Không chỉ vỏ nhựa độc hại, mà nếu uống nước đóng chai không đúng cách cũng dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe.
Không chỉ vỏ nhựa độc hại, mà nếu uống nước đóng chai không đúng cách cũng dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, có hại cho sức khỏe
Khi uống nước, chúng ta thường ghé sát miệng chai để uống nước trực tiếp, có thể khiến vi khuẩn trong miệng, trên bàn tay và trên miệng chai sau khi trộn lẫn xâm nhập vào trong chai nước, sau đó từ từ và không ngừng sinh sôi, nếu sau vài giờ vẫn chưa uống hết chai nước này, bạn sẽ uống một lượng lớn vi khuẩn có thể gây ra một loạt tổn hại sức khỏe.
Ngộ độc thực phẩm
Rất nhiều loại nước đóng chai không đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể chứa nhiều mẫu kim loại nặng vượt mức cho phép và vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn E.coli có thể sinh sôi nhanh chóng, vì vậy, nếu quá trình đóng chai nước không đảm bảo vệ sinh có thể làm cho vi khuẩn này nhiễm vào nước. Vi khuẩn E.coli, có thể dễ dàng khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, nôn mửa, sốt… Đặc biệt, những đ.ứa t.rẻ có hệ miễn dịch kém và những người mệt mỏi kéo dài khiến sức đề kháng giảm sút càng dễ bị nhiễm khuẩn.
Da khô gây ra mụn trứng cá
Vi khuẩn staphylococcus aureus là một loại vi khuẩn có thể trú ngụ trong nước uống đóng chai và là nguyên nhân chủ yếu khiến gây ra dị ứng nếu bạn uống phải nước này. Vi khuẩn staphylococcus aureus một khi sinh sôi một lượng lớn trong cơ thể, có thể khiến da bị khô và ngứa. Đồng thời, vi khuẩn staphylococcus aureus và Escherichia coli cũng gây khó chịu cho đường ruột, dẫn tới táo bón. Nếu trong cơ thể tích tụ một lượng lớn chất thải cũ, có thể quá trình trao đổi chất trong cơ thể suy giảm, dẫn tới khô da, mụn trứng cá…
Gây nhiệt miệng, viêm khoang miệng
Nấm candida xâm nhập vào chai nước chủ yếu qua tiếp xúc giữa miệng chai với tay hoặc các bề mặt khác. Nấm candida có thể có mặt tại bất kỳ vật, bề mặt nào, thậm chí cả ở tay của bạn. Vì vậy, không chú ý trong việc đóng chai hoặc khi uống, nấm candida có thể xâm nhập vào nước trong chai nhanh chóng và gây bệnh nếu bạn uống. Nấm candida ban đầu chỉ có ở trong khoang miệng nhưng sau khi sinh sôi phát triển có thể dẫn tới viêm niêm mạc miệng, viêm miệng…, gây khó chịu. Khi khoang miệng bị viêm, nó còn gây ra một vấn đề lớn đó chính là nhiệt miệng, viêm khoang miệng đến nỗi không thể nào ăn ngon, thậm chí đau tới mức tức giận, khó chịu, lo lắng…
Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn
Mọi người đều biết bổ sung nước rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên, việc chứa nước trong chai nhựa lại hoàn toàn không tốt cho bạn và cả môi trường. Bạn hãy chọn cho mình các loại bình đựng với chất liệu khác để đảm bảo cho sức khỏe bản thân. Thay vì sử dụng lại chai nhựa, tốt nhất nên uống một lần và sau đó tái chế, nhưng nếu bạn phải dùng lại chai nhựa để đựng nước, thì các chuyên gia khuyên nên mua loại chai nhựa không chứa BPA và tránh rửa bằng nước nóng, vì điều này khiến các chất độc giải phóng với tốc độ gấp 55 lần so với bình thường.
Truyền những chất độc hại vào nước
Chai nhựa có thể dễ dàng bị hư hỏng bởi sức nóng ngoài trời. Tác động của tia UV có thể làm hư hỏng lớp vỏ ngoài của chai nước. Theo nghiên cứu, nhựa với mã tái chế 3 hoặc 7 có thể giải phóng một chất có tên là bisphenol A (BPA), trong khi các chất dẻo không chứa BPA có thể giải phóng bisphenol S (BPS). Cả hai chất này đều gây hại đối với cơ thể con người. Với chỉ một lượng nhỏ, chúng cũng có thể làm thay đổi hệ thống nội tiết của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy nếu trong m.áu, nước tiểu và môi trường của người muốn thụ tinh trong ống nghiệm có nồng độ BPA cao sẽ có ít khả năng mang thai thành công.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Những người có nồng độ BPA càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cho thấy BPA có liên quan đến huyết áp cao – một yếu tố gây bệnh tim phổ biến. Hơn nữa, vì BPA và BPS có thể bắt chước estrogen ngay khi chúng xâm nhập vào hệ tuần hoàn và lượng hormone cao sẽ làm tăng việc sản xuất protein huyết tương, có thể dẫn tới đông m.áu và các biến chứng liên quan đến tim và đột qụy.
Bị nhiễm khuẩn do tái sử dụng
Không như thủy tinh và thép, nhựa dễ dàng bị hư hỏng sau vài lần sử dụng. Chỉ một vết nứt nhỏ trên chai cũng có thể chứa vi khuẩn. Dù phần lớn vi khuẩn đều vô hại, nhưng cũng có những trường hợp gây ra bệnh về đường ruột hoặc cảm cúm. Rửa sạch chai nước với xà phòng và nước nóng có thể loại bỏ được vi khuẩn nhưng cũng đồng thời làm chai nhựa hư hỏng nặng hơn.
Có hại đến môi trường
Chai nhựa có thể được tái chế, nhưng chỉ có 1% được tái chế nhiều lần, phần lớn chúng đều nằm trong bãi rác. Nếu tình hình vẫn tiếp diễn, sẽ có gần 12 triệu kg nhựa lãng phí vào năm 2050.
Theo anninhthudo