Dưỡng sinh theo quy luật tự nhiên

Những vùng khí hậu lạnh, đất cao phần nhiều lắm táo khí, những vùng đất thấp nhiều thấp khí. Cho nên khí hậu, thiên thời, tính chất của đất, nước giữa các vùng miền cũng khác nhau, nên về sinh lý và bệnh lý của con người cũng khác nhau.

Người xưa cho rằng: “Trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết nhân sự, thì có thể tồn tại được lâu dài”; “Người sống nhờ khí của trời đất và tinh khí của thức ăn, nước uống trong tự nhiên mà sinh tồn, theo quy luật sinh, trưởng, thu, tàng, của bốn mùa mà trưởng thành, già yếu, bệnh tật và t.ử v.ong”. Người đời sau dựa vào đó mà đặt ra quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử”.

Khí hậu bốn mùa ảnh hưởng đến sức khỏe

Tứ thời là xuân, hạ, thu, đông. Mỗi thời có khí hậu riêng của mình: Mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh. Nhưng trên thực tế, ấm và nóng thuộc dương khí. Mát và lạnh thuộc âm khí. Như vậy mùa xuân, mùa hạ thuộc dương khí. Mùa thu mùa đông thuộc âm khí. Nhưng sự nóng lạnh không thể tách rời nhau, theo quy luật tự nhiên trong dương có âm, trong âm có dương, còn tùy theo từng vùng khí hậu.

Mọi quy luật có bình thường đến một lúc nào đó thì có biến, có thuận thì tất nhiên có nghịch. Sự biến hóa trái thường thì không tốt đối với sự sống của vạn vật. Người xưa cho rằng: “Phong khí sinh ra vạn vật nhưng cũng có thể làm hại vạn vật”. Như nước làm nổi thuyền nhưng cũng có thể làm lật thuyền, sự biến hóa khác thường của khí hậu người xưa gọi là “khí lục dâm”. Khí này đến bất cập quá, điều tiết không kịp làm đảo lộn sự sống của con người như lụt lội, hạn hán, dịch bệnh

Tập luyện dưỡng sinh phù hợp thời tiết 4 mùa.

Thể chất và bệnh tật liên quan đến khí hậu của từng vùng

Những vùng khí hậu lạnh, đất cao phần nhiều lắm táo khí, những vùng đất thấp nhiều thấp khí. Cho nên khí hậu, thiên thời, tính chất của đất, nước giữa các vùng miền cũng khác nhau, nên về sinh lý và bệnh lý của con người cũng khác nhau.

Vùng giáp biển gần nước, dân cư ăn nhiều cá, thích ăn mặn, da đen, lỗ chân lông thưa, thường dễ mắc bệnh ngoài da. Những vùng núi cao, gió nhiều, đất khô, ăn nhiều thịt, cơ thể béo, lỗ chân lông kín tà khí khó xâm nhập, bệnh phần nhiều chủ yếu là nội chứng nhưng t.uổi thọ cao hơn. Phía Nam khí hậu nóng, dương khí thịnh, thích ăn chua, hoặc thức ăn đã ướp muối, da dẻ đỏ, bệnh phần nhiều thuộc cân (gân) mạch, thường mắc chứng co cứng, tê dại… Cư dân sống ở thành thị đất bằng phẳng, nhiều ẩm thấp, lao động nhàn rỗi, ăn uống đầy đủ thường hay mắc các chứng suy, khuyết, nghịch.

Về dùng thuốc: Mùa hạ mắc chứng sốt cao bệnh nhân ở miền Bắc khí hậu điều hòa hơn nên có thể dùng 16g thạch cao trong bài Thanh nhiệt lương huyết là đủ. Ở miền Trung gió Lào thổi mạnh, nóng khô nên phải dùng thạch cao 20g, thậm chí 30g và phải gia thêm các vị thuốc lương huyết, sinh tân dịch thì mới giảm sốt. Ở phía Nam nắng nóng hơn nhưng nhiều nước nên phần nhiều mắc chứng sốt do thấp nhiệt, khi điều trị, ngoài thanh nhiệt phải gia thêm các vị tán thấp mới có kết quả.

Ngoài ra cần hướng dẫn bệnh nhân tập luyện dưỡng sinh, xoa bóp, vận động.

Dưỡng sinh phòng bệnh

Mọi sinh hoạt phải thích ứng với quy luật sinh, trưởng, thu, tang. Để giữ gìn nhịp nhàng giữa tự nhiên và cơ thể, nhằm đạt được mục đích: Dưỡng sinh, dưỡng trưởng, dưỡng thu, dưỡng tàng. Để người và tự nhiên là một khối thống nhất không bị “khí lục dâm” làm tổn hại đến sức khỏe.

Lấy rèn luyện cơ thể mà nói: Trong một ngày khí hậu từng giai đoạn cũng khác nhau. Buổi sáng là khí hậu của mùa xuân, buổi trưa là khí hậu của mùa hạ, chập tối là khí hậu của mùa thu, nửa đêm là khí hậu của mùa đông. Ban ngày dương khí nhiều, âm khí ít. Ban đêm âm khí nhiều, dương khí ít.

Buổi sáng công năng của dương khí vượng nên tập thể dục và rèn luyện sức khỏe vào buổi sang, để thu được nhiều năng lượng của dương khí. Không nên tập thể dục hoặc đi bộ vào buổi tối, vì buổi tối nhiều âm khí, hít nhiều âm khí vào cơ thể không tốt cho sức khỏe, sau một thời gian sẽ sinh bệnh thuộc hàn chứng, tích trệ…

Kiêng kỵ: Mùa xuân khí thăng phát thiên thắng, không nên dùng nhiều thuốc khổ hàn, tả hỏa làm tổn hao dương khí. Mùa hạ thử khí thiên thắng, không nên dùng nhiều thuốc tân ôn làm tổn thương âm khí.

Mùa trường hạ nhiều thấp khí, không nên dùng nhiều thuốc nê trệ, nhuận, dẫn đến trệ thấp tà khí lưu lại trong cơ thể. Mùa thu khí hậu khô táo, không nên dùng nhiều thuốc cường táo, làm hao tổn tân dịch. Mùa đông là mùa bế tàng, không nên dùng nhiều thuốc khai tiết, hoặc thuốc hàn tiết, làm tổn thương dương khí.

Cách khắc phục mỏi khớp gối

Gần đây tôi thấy khớp khuỷu chân phải thường rất mỏi và buồn bực, khó chịu, ngay cả khi vừa ngủ dậy, nhiều lúc tôi phải ngồi để đ.ấm bóp cho đỡ mỏi. Xin bác sĩ cho lời khuyên, tôi có phải đi khám bệnh không?

minhlan@yahoo.com

Ảnh minh họa

Đau moi khơp la triêu chưng hay găp, thông thương bênh nhân than phiên co nhưng triêu chưng nhưc moi, buôn bưc, tê nhưc ơ nhưng vi tri kê trên nhưng khi kham thi đau co ve mơ hô, không xac đinh ro rang điêm đau, không co cac triêu chưng thưc thê như sưng, nong, đo… đi kem.

Chưng bênh nay hay găp ơ phu nư hơn ơ nam giơi, phu nư sau sinh đe, đang cho con bu, ngươi gia, ngươi mơi ôm dây, nhưng ngươi lam viêc văn phong it vân đông hoăc ngươc lai sau vân đông nhiêu hơn lương vân đông binh thương hang ngay trươc đo.

Triêu chưng đau moi nay co thê liên quan tơi nhiêu yêu tô như thay đôi nôi tiêt, thơi tiêt, bênh loang xương, thiêu môt sô chât cân thiêt như calci, vitamin nhom B…

Nhin chung, ban đâu bác chưa cân đi kham ngay, co thê thư điêu tri băng cac biên phap vât ly tri liêu, xoa bop, chươm mat hay chươm nong; thay đôi chê đô vân đông môt cach hơp ly; bô sung calci, vitamin qua chê đô ăn đây đu cac thanh phân đam, đương, mơ va khoang chât, vitamin…

Nêu sau đo không đơ thi bác co thê đên kham tai cac cơ sơ kham chưa bênh đa xac đinh chân đoan va điêu tri cho đung. Chuc bác chong khoi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *