Trung tâm cấp cứu 11 Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận cấp cứu nam bệnh nhân 38 t.uổi bị tai nạn với máy băm dăm gỗ.
Người nhà bệnh nhân cho biết: Bệnh nhân khi làm việc với máy băm dăm gỗ đã bị máy cắt cụt cẳng chân phải, phần chân bị máy băm nát không thể bảo quản.
Bệnh nhân được đưa đến trạm y tế gần nhất băng ép cầm m.áu và đưa đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cấp cứu.
Nam bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốc mất m.áu, sốc chấn thương nghiêm trọng, đau đớn vật vã, bệnh nhân bị cụt cẳng chân phải.
Tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, bệnh nhân được dùng các biện pháp chống sốc, giảm đau, cầm m.áu nhanh chóng, bệnh nhân sau đó được chuyển tuyến trên điều trị.
Hàng năm, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương tiếp nhận nhiều trường hợp người lao động bị chấn thương nghiêm trọng, liên quan đến các loại máy bóc gỗ, băm gỗ, máy cắt cỏ, máy cưa… Đây là những tai nạn hi hữu nhưng nặng nề gây ra tàn tật (cụt chi, l.ột d.a…) nguy hiểm đến tính mạng.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi không may bị tai nạn lao động, điều đầu tiên cần làm là phải quan tâm đến tình trạng sinh tồn của người gặp tai nạn sau đó mới đến chi và bộ phận đứt rời.
Ngay sau sự cố, cần kiểm tra hô hấp của bệnh nhân, đường thở, loại bỏ những cản trở đường khí đạo như bùn đất, đờm dãi, để đảm bảo nạn nhân có thể hô hấp được. Sau đó, kiểm tra nhịp thở và tuần hoàn, nếu nạn nhân không còn tự thở thì lập tức tiến hành ngay các biện pháp hồi sinh tim phổi bằng bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Tiến hành cầm m.áu nhanh chóng cho người bị nạn.
Các bộ phận cơ thể bị đứt lìa cần được giữ gìn và bảo quản cẩn thận. Loại bỏ các vết bẩn, dị vật có thể gây ô nhiễm vết thương như đất, sỏi đá bằng nước sạch.
Với bất kỳ bộ phận nào bị đứt rời, để tạo thuận tiện cho phẫu thuật nối lại thì cần bọc phần chi thể đứt rời lại bằng gạc hoặc vải sạch, cho vào túi nilon sạch buộc kín, sau đó lại đặt vào một túi nilon khác đựng nước, buộc kín rồi mới bỏ vào thùng đá.
Tuyệt đối không được đặt trực tiếp phần chi thể trong nước đá mà không sử dụng túi nhựa bao bọc phía bên ngoài vì điều này sẽ gây ra sự tê cóng, bỏng lạnh làm hoại tử mô, cũng là một điều đáng tiếc sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục mô sau khi nối lại cho người gặp tai nạn.
Đưa bệnh nhân và phần chi đứt đến cơ sở y tế có chuyên khoa gần nhất và trong thời gian nhanh nhất để nối lại chi cho người gặp tai nạn.
Người lao động cần có kiến thức sử dụng thiết bị máy móc và cẩn trọng khi làm việc với các loại máy lao động.
Thai ngoài tử cung có dễ tái phát?
Bạn đọc Phạm T.T.N (29 t.uổi, TP HCM) hỏi: “Tôi bị thai ngoài tử cung (TNTC) 2 năm trước, may là phát hiện sớm. Bệnh này có nguyên nhân và dễ tái phát không?”.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám sức khỏe sinh sản – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời: Thông thường sau khi noãn được t.inh t.rùng thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng sẽ được nhu động của vòi trứng đẩy vào bên trong tử cung, làm tổ trong lớp niêm mạc ở đáy tử cung.
TNTC xảy ra khi trứng thụ tinh làm tổ ở vị trí khác, lớn lên sẽ gây tổn thương, xuất huyết bên trong ổ bụng, nếu không can thiệp kịp, để vỡ thì có nguy cơ t.ử v.ong do sốc mất m.áu. Tam chứng kinh điển là “trễ kinh – đau bụng – ra huyết bất thường” tuy nhiên không phải lúc nào cũng có đủ 3 triệu chứng trên, nên bệnh nhân có thể bỏ sót.
Nên đi khám thai để bác sĩ theo dõi phát hiện và xử lý kịp thời nếu có TNTC (Ảnh minh họa từ Internet)
Có nhiều nguyên nhân gây TNTC như viêm nhiễm vòi trứng, rối loạn nhu động vòi trứng, sẹo mổ cũ trên thân tử cung (mổ đẻ, mổ bóc nhân xơ tử cung), khối u (u nang buồng trứng, u xơ tử cung…), sẹo mổ trên vòi trứng, nạo phá thai nhiều lần… cũng có khi không tìm ra được nguyên nhân rõ ràng.
Bạn có nguy cơ cao hơn người khác nếu nguyên nhân TNTC không rõ ràng hoặc chưa được loại bỏ. Vì vậy nếu bạn nghi ngờ có thai phải đi khám ngay để các bác sĩ theo dõi chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời nếu có TNTC tái phát.
Bạn nên đến các bệnh viện sản khoa lớn, khi đi khám phải khai rõ t.iền sử bị TNTC lần trước.