Theo các bác sĩ, những bệnh nhân từng mắc Covid-19 đã khỏi bệnh không được chủ quan trong nguyên tắc phòng chống dịch bởi họ vẫn có nguy cơ tái nhiễm nhiều lần.
F0 khỏi bệnh hoàn toàn có khả năng nhiễm lại
Trước đó, Sở Y tế Hà Nội công bố 1 trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 tại quận Cầu Giấy. Đó là bệnh nhân nam N.T.P, sinh năm 1968. Ông P. có t.iền sử nhiễm SARS-CoV-2 tại Nga (ngày 8/11/2020).
Ngày 3/9, bệnh nhân đi tiêm vắc xin Covid-19 tại số 21 Trung Liệt. Đến 6/9, ông P. đưa người nhà đi khám tại một phòng khám, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính. Hiện tại, người bệnh không có triệu chứng.
Về trường hợp tái nhiễm này, TS.BS Phạm Lê Duy, giảng viên Trường Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ, một người đã từng nhiễm và khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19 thì vẫn hoàn toàn có khả năng nhiễm lại.
“Thứ nhất, có thể người bệnh nhiễm một chủng khác. Thứ 2 khi họ nhiễm, lượng kháng thể trong cơ thể được tạo ra không đủ lớn để bảo vệ họ không bị nhiễm lần nữa.
Các nước trên thế giới đang khuyến cáo, dù người dân đã từng mắc Covid-19 và khỏi bệnh nhưng sau khi hết bệnh, họ vẫn nêm tiêm vắc xin để đảm bảo chắc chắn bản thân được bảo vệ”, TS.BS Phạm Lê Duy nói.
TS.BS Duy nhấn mạnh dù có tiêm đầy đủ các mũi vắc xin, bạn vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2, mặc dù khả năng đó giảm đi rất nhiều và người bệnh có thể sẽ không có triệu chứng, bị nhẹ hoặc không chuyển nặng.
Tuy nhiên khi họ nhiễm Covid-19, dù không triệu chứng hoặc có triệu chứng, họ vẫn có khả năng lây cho người khác, làm lây lan dịch bệnh, nhất là trong những cộng đồng tiêm vắc xin còn ít và chưa có đủ số lượng người có miễn dịch như một số nơi ở Việt Nam hiện nay.
Vì vậy các tổ chức trên thế giới như WHO và CDC đều khuyến cáo người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh vẫn phải đi tiêm vắc xin để tạo ra đáp ứng miễn dịch tốt cho họ.
Ngoài tiêm vắc xin, người từng nhiễm Covid-19 vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc phòng tránh lây nhiễm như những người khác. Đó là đảm bảo tuyệt đối khuyến cáo 5K. Đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, thường xuyên sát khuẩn tay, khai báo y tế đầy đủ… Bởi ngoài Covid-19, còn nhiều các tác nhân gây bệnh khác ở mũi họng của những người khác nhau.
“Sau khi khỏi bệnh, nếu đang chờ được tiêm vắc xin, họ càng phải cẩn thận hơn, không được chủ quan để bảo vệ bản thân và tránh lây lan dịch bệnh cho cộng đồng”, TS.BS Duy nhấn mạnh.
F0 khỏi bệnh vẫn có thể là trung gian mang virus đi nhiều nơi
Cùng quan điểm với TS.BS Duy, BS Nguyễn Văn Chánh, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, cho rằng nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh, dù có kháng thể nhưng vẫn có thể tái nhiễm do bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc F0, vô tình lây nhiễm virus vào cơ thể.
Kháng thể chỉ có khả năng làm cho virus không xâm nhập vào cơ thể người bệnh để gây bệnh trở lại, còn bệnh nhân vẫn nhiễm virus khi bệnh nhân tiếp xúc với F0 khác. Tuy nhiên, thời gian cơ thể có thể kháng lại virus thì vẫn chưa được xác định cụ thể.
Do đó, người dân sau khi khỏi bênh vẫn phải thực hiện 5K tuyệt đối theo khuyến cáo. “Đặc biệt, bản thân người khỏi bệnh vẫn có thể trở thành đối tượng trung gian mang virus đi khắp nơi. Bởi virus SARS-CoV-2 có thể bám lên bề mặt quần áo, đồ dùng và da người… Từ đó virus tiếp tục được phát tán và có thể gây lây nhiễm cho người khác”, BS Chánh cho biết.
Cũng theo BS Chánh, F0 khỏi bệnh đi tình nguyện hỗ trợ các công việc như test nhanh sàng lọc, chăm sóc bệnh nhân Covid-19…họ vẫn mặc đồ bảo hộ cẩn thận và tuân thủ các khuyến cáo phòng chống dịch bởi nguy cơ tái nhiễm và có thể trở thành trung gian lây lan bệnh cho những người chưa từng mắc SARS-CoV-2.
Các ca tái nhiễm trên thế giới nghiên cứu còn chưa có nhiều bằng chứng, thường là không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ và nguy cơ chuyển nặng rất ít. Nhưng theo bác sĩ, không thể nghĩ mình đã từng mắc Covid-19 thì không bị nữa hoặc bị nhẹ để chủ có tâm lý chủ quan, làm lây nhiễm cho cộng đồng.
Theo Bác sĩ gia đình Nguyễn Lê Thục Đoan (bác sĩ tư vấn Tổng đài 1022 ở TP.HCM), trường hợp F0 đã khỏi bệnh vẫn có thể bị nhiễm Covid-19 trở lại dù tỷ lệ không cao. Các báo cáo cho đến nay ghi nhận phần lớn là không triệu chứng hoặc chỉ triệu chứng nhẹ. Nhưng điều này không đồng nghĩa là người tái nhiễm không thể lây truyền virus qua cho người khác, do đó vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, F0 cũng nên tăng cường sức đề kháng cho bản thân bằng việc ăn uống khoa học, bổ sung đủ 4 nhóm dinh dưỡng (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất). Đồng thời, F0 đã khỏi bệnh cũng cần tăng cường tập luyện thể dục, vận động để tăng đề kháng.
Khi nào người thay van tim hai lá nên đi khám?
Ba tôi thay van tim hai lá, thay van động mạch chủ, uống thuốc kháng đông mỗi ngày.
Hai tháng nay, do dịch bệnh không đi tái khám, vẫn uống thuốc theo toa cũ. Trước đây ba thường đi thử INR (chỉ số đông m.áu) hiện ba tôi không đi được thì nên làm sao? (Nguyễn Nhật)
Trả lời:
Đây là câu hỏi thường gặp với bệnh nhân sau thay van tim trong thời điểm mùa dịch vì khó có thể đi tái khám. Sau khi thay van tim cơ học, người bệnh cần uống thuốc kháng đông theo đơn bác sĩ kê.
Trước đây, một tháng ba bạn đi tái khám một lần thì bây giờ có thể 3 – 4 tháng nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thử INR. Điều này giúp bản thân biết mình đang điều trị như vậy thì có đạt hiệu quả hay không. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như c.hảy m.áu răng, chân răng hoặc đi cầu phân đen thì đó là tín hiệu báo m.áu bị loãng hơn bình thường, cần xét nghiệm lại ngay lập tức.
Có những trường hợp INR không đạt, van tim có thể bị kẹt, dấu hiệu khiến bệnh nhân mệt, khó thở, đau ngực cũng cần đến bệnh viện khám ngay.
Hiện nay, người bệnh có thể liên hệ với bệnh viện, phòng khám yêu cầu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các cơ sở để xét nghiệm INR. Bệnh nhân vẫn nên xét nghiệm INR định kỳ chứ không nên tự uống thuốc liên tục năm này qua tháng khác, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.
Với hoàn cảnh hiện tại, việc đi lại ở một số địa phương rất khó khăn, trong trường hợp này, bạn có thể đăng ký khám online để gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Các bác sĩ có thể tư vấn kỹ hơn về đơn thuốc, quá trình điều trị để đưa ra lời khuyên chính xác hơn.
Với trường hợp thay van đã lâu, uống thuốc ổn định, nếu chỉ số INR mỗi lần tái khám ổn định thì có thể khám online. Khi đó, người bệnh sẽ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý thay đổi, giảm liều hoặc tự chỉnh thuốc vì thuốc kháng đông uống không đủ liều sẽ gây biến chứng, uống quá liều thì dẫn đến tác dụng phụ.
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều
Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM