Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu: Khó thở, thở hụt hơi; đau tức ngực thường xuyên, lạnh đầu ngón tay, ngón chân… bệnh nhân Covid-19 tại nhà phải liên hệ ngay với y tế để được xử trí cấp cứu, chuyển viện.
Ngày 21/8, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4038/QĐ-BYT về “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà”.
Theo đó, người nhiễm Covid-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.
Các nội dung bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe hàng ngày:
Chỉ số: Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể).
Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra m.áu, thở đốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.
Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…
Đặc biệt, phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo cáo ngay với Cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:
1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở t.rẻ e.m có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
2. Nhịp thở
– Người lớn: nhịp thở 21 lần/phút
– Trẻ từ 1 đến dưới 5 t.uổi: Nhịp thở: 40 lần/phút,
– Trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi: nhịp thở: 30 lần/phút
(Lưu ý ở t.rẻ e.m: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).
3. SpO2 95% (nếu có thể đo), (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
4. Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa
6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
7. Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đ.ánh thức, co giật
8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở t.rẻ e.m). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban,…
10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng,…
11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
Hội chứng COVID-19 kéo dài có những triệu chứng nào?
Phần lớn những người mắc COVID-19 không gặp các triệu chứng nặng và có thể hồi phục tương đối nhanh, nhưng hệ quả có thể kéo dài.
Hội chứng “COVID-19 kéo dài” là thuật ngữ được dùng để chỉ những triệu chứng xuất hiện ở người mắc bệnh COVID-19 đã hồi phục.
Các triệu chứng của “COVID-19 kéo dài”
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh, các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi cực độ; khó thở hoặc thở gấp, tim đ.ập dồn, đau tức ngực; các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung; thay đổi vị giác và khứu giác; đau khớp.
Nhiều khảo sát đã chỉ ra thêm các triệu chứng khác ở người đã khỏi COVID-19 như ảo giác, mất ngủ, giảm khả năng nghe nhìn, suy giảm trí nhớ ngắn hạn, các vấn đề về ngôn ngữ, các vấn đề về tiêu hóa và bài tiết, thay đổi k.inh n.guyệt và các vấn đề về da.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau ở từng người, nhưng nhiều người cho biết chúng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của họ.
Nguyên nhân
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể chắc chắn về nguyên nhân gây ra các triệu chứng hậu COVID-19.
Một giả thuyết cho rằng căn bệnh này đã khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị “quá khích”, không chỉ tấn công các virus mà còn tự tấn công các mô tế bào trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra ở những người vốn có phản xạ miễn dịch rất mạnh.
Việc virus xâm nhập vào cơ thể và tấn công các tế bào có thể lý giải cho các triệu chứng như đầu óc mơ hồ hay mất vị giác và khứu giác. Mặt khác, các tổn thương mạch m.áu có thể dẫn đến các vấn đề về tim, phổi và não bộ.
Một giả thuyết khác cho rằng các tồn dư của virus còn sót lại trong cơ thể có thể được tái kích hoạt gây ra các triệu chứng nêu trên, tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng khoa học.
Ai có thể gặp triệu chứng COVID-19 kéo dài?
Rất khó để đưa ra các con số chính xác bởi các chuyên gia y tế mới chỉ bắt đầu ghi nhận các trường hợp COVID-19 kéo dài một cách chính thức. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp 10 nghiên cứu tại Anh được đăng trên trang web MedRxiv thuộc Đại học Yale, phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor và Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) đã chỉ ra rằng nguy cơ gặp hội chứng hậu COVID tăng theo độ t.uổi và hội chứng này phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới.
T.rẻ e.m ít có nguy cơ mắc COVID-19 hơn, do đó cũng ít có nguy cơ gặp các triệu chứng hậu COVID hơn. Một nghiên cứu của đại học King’s College London đã chỉ ra rằng các triệu chứng COVID-19 ở t.rẻ e.m thường biến mất trong thời gian ngắn, chỉ có một số rất ít các bệnh nhi có triệu chứng kéo dài quá 8 tuần.
Tác động của vaccine
Khoảng một nửa số người gặp các triệu chứng hậu COVID-19 cho biết tình hình được cải thiện sau khi tiêm vaccine. Đây có thể là do vaccine đã giúp tái thiết lập phản xạ miễn dịch hoặc giúp cơ thể tấn công các tàn dư virus sót lại trong cơ thể. Tiêm vaccine cũng giúp phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu, qua đó loại bỏ luôn nguy cơ mắc các triệu chứng kéo dài.