Gam màu sáng trong “bức tranh” phòng trị bệnh ung thư

Trong 2 ngày (24-25/10), tại TP Cần Thơ, Hội Ung thư Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ, Hội Ung thư Cần Thơ và Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học Ung bướu Cần Thơ lần thứ X.

Đây được xem như điểm hẹn để các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực ung bướu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm phòng chống ung thư.

Nhận diện nguyên nhân và phòng ngừa đơn giản

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Quốc tế nghiên cứu Ung thư (IARC), năm 2018, bệnh ung thư trên toàn cầu tăng hơn 18 triệu ca mới, khoảng 9,5 triệu ca đã t.ử v.ong. Các loại ung thư thường gặp là ung thư phổi (11,6%), vú (11,6%), đại – trực tràng (10,2%), tuyến t.iền liệt (7,1%)…

Riêng Việt Nam có hơn 164.000 ca ung thư mới, trong đó hơn 114.000 người t.ử v.ong và trên 300.000 người sống chung với ung thư.

Quang cảnh hội thảo

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư là do khói t.huốc l.á, các nguy cơ trong nếp đời sông và dinh dưỡng (ăn không lành, tăng trọng và béo phì, thiếu vận động thân thể). Đồng thời, còn do mắc phải một số bệnh nhiễm (virút HBV, HCV, HPV, vi khuẩn H-pylori).

Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, có trên 100 loại ung thư khác nhau, nhưng 40% số ca ung thư có thể phòng tránh được và 1/3 số ca có thể điều trị tốt nếu được phát hiện sớm. “Ung thư nào cũng do sự tăng trưởng quá đà và lan tràn của các tế bào không bình thường. Các tế bào ung thư phát sinh từ các hư hại của phân tử DNA. Theo thời gian, các dòng đột biến lại hình thành các dòng ác hơn, nhiều đột biến làm ung thư mạnh lên, nhưng nay người ta vẫn có thể dò đúng chỗ hư hại của gen”, GS Hùng chia sẻ.

Để phòng ngừa ung thư, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thực hiện song song hai bước cơ bản. Bước một là giảm thiểu xuất độ ung thư bằng cách kiểm soát sự phơi nhiễm yếu tố nguy cơ hoặc gia tăng sự đề kháng cá nhân với các yếu tố nguy cơ này như: tránh xa khói t.huốc l.á, uống ít bia rượu, ăn lành uống sạch, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và phòng tránh bệnh nhiễm. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Như vậy, lúc điều trị sẽ cho tỷ lệ khỏi bệnh cao hoặc đưa đến việc loại bỏ được những tổn thương t.iền ung.

GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết 40% số ca ung thư có thể phòng tránh được

Nhiều tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư

Hiện nay, nhiều người cho rằng dính bệnh ung thư chỉ có con đường c.hết, không sớm thì muộn. Tuy nhiên, thực tế ung thư nếu biết sớm có thể trị khỏi. Nhiều phương pháp điều trị như: phẫu trị, xạ trị, hóa trị, liệu pháp điều chỉnh các xáo trộn gen, liệu pháp miễn dịch… Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tầm soát và điều trị phù hợp.

Chẳng hạn, ung thư phổi – thường gặp và tỷ lệ t.ử v.ong cao, cũng đã có phương pháp điều trị để kéo dài sự sống cho bệnh nhân. “Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ vedeo là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm. Phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi ít biến chứng, ít gây đau sau mổ và thời gian nằm viện ngắn, sống thêm 5 năm tương đương với phẩu thuật mở”, PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh nói.

PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh cho rằng, phẫu thuật nội soi có hỗ trợ vedeo là phương pháp hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm

Hay với trường hợp ung thư thanh môn khi phát hiện sớm có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2. ThS Phạm Duy Hoàng, Phó Trưởng khoa Khoa Ngoại 3, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cho biết, cùng với xạ trị và phẫu thuật mở bảo tồn thanh quản thì phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 là một lựa chọn hữu hiệu đề điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm.

Phương pháp này đang phổ biến không chỉ trong nước mà cả trên thế giới vì có nhiều ưu điểm như thời gian mổ ngắn, phục hồi nhanh, thời gian nằm viện ngắn. “12 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 từ tháng 6/2017 – 12/2018 tại bệnh viện có diện cắt sau mổ là âm tính và chưa phát hiện trường hợp nào tái phát”, ThS Hoàng chia sẻ.

Có thể thấy, những tiến bộ của y học hiện đại đang giúp đội ngũ y, bác sĩ của nhiều bệnh viện trên cả nước sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho những bệnh nhân ung thư.

Hải Âu

Theo baophapluat

650 chuyên gia dự Hội nghị khoa học về phòng chống ung thư

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao, mỗi năm có hơn 300.000 bệnh nhân “chiến đấu” với bệnh ung thư, 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân t.ử v.ong do ung thư.

Một ca phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Huế. (Nguồn: TTXVN)

Hơn 650 đại biểu, chuyên gia hàng đầu về ung bướu trong nước và quốc tế (Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan…) đã tham dự Hội nghị khoa học phòng chống ung thư, tổ chức từ ngày 29-30/8, tại Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên-Huế).

Hội nghị do Hội Ung thư Việt Nam, Liên đoàn Chăm sóc t.rẻ e.m châu Á, Bệnh viện Trung ương Huế và Đại học Y dược Huế (Đại học Huế) cùng phối hợp tổ chức.

Hội nghị có chủ đề về Ung thư phổi, vú-phụ khoa, tiêu hóa, đầu-cổ, xạ trị, ung thư nhi, điều dưỡng và chăm sóc nhẹ.

Điểm đặc biệt của sự kiện lần này là sự xuất hiện của diễn đàn về vai trò của nhân viên y tế xã hội trong ung thư.

Phát biểu tại hội nghị, giáo sư, tiến sỹ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết ung thư đang là gánh nặng y tế của toàn cầu khi hàng năm căn bệnh này cướp đi sinh mạng khoảng 8,2 triệu người trên thế giới và có 14,1 triệu ca mắc mới (theo thống kê năm 2018 của Tổ chức Ung thư Toàn cầu).

Trong số đó, khoảng 65% bệnh nhân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao, mỗi năm có hơn 300.000 bệnh nhân “chiến đấu” với bệnh ung thư, 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân t.ử v.ong do ung thư.

Tuy nhiên, hầu hết người bệnh ung thư ở Việt Nam đều khám và điều trị ở giai đoạn muộn, tỷ lệ chữa khỏi và tỷ lệ sống thấp.

Hội nghị đã nhận được 135 báo cáo khoa học từ trong, ngoài nước gửi đến. Đáng chú ý là các báo cáo quốc tế “Tổng quan về sarcoma” của chuyên gia Carlos Rodriguez Galindo (Hoa Kỳ); “Chẩn đoán hình ảnh và vai trò sinh thiết trong các khối u mô mềm ở trẻ em” của giáo sư Hervé Brisse (Pháp) hay “Tiến bộ mới trong điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ” của tiến sỹ Akhil Chopra (Singapore)…

Nhiều báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong nước cũng được quan tâm, như: “Phòng ngừa ung thư” của giáo sư, bác sỹ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam; “Tổng quan về các kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm giải phẫu bệnh trong chẩn đoán ung thư phổi” của thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Sơn Lam (Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh); “Cắt thùy phổi bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực kiểu một cổng biến đổi: 39 trường hợp đầu tiên” của bác sỹ Hoàng Thành Trung, Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh.

Các báo cáo sẽ được được in, xuất bản trong 3 tạp chí: Tạp chí Ung thư học Việt Nam, Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế và Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế bằng tiếng Anh.

Dịp này, các đại biểu tham gia hội nghị được cập nhật những thông tin và tập huấn nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư đại trực tràng, ung thư phụ khoa, ung thư phổi, hội chẩn ung thư nhi và chăm sóc giảm nhẹ, điều dưỡng nhi khoa.

Những nội dung tập huấn này được các chuyên gia từ Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Singapore cùng một số chuyên gia ung bướu Việt Nam điều hành./.

Mai Trang

Theo TTXVN/Vietnamplus

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *