Bệnh viện Gia An 115 vừa điều trị thành công cho bà T.N.M. (57 t.uổi, ngụ tại Lâm Đồng) bị mất ngủ kinh niên gần 8 năm, cả đêm chỉ chợp mắt được khoảng 3-4 tiếng, ngủ chập chờn.
Trước đó, vào cuối năm 2011, gia đình đã trải qua một biến cố khiến bà M. rơi vào trầm cảm và phải đi điều trị. Tình trạng mất ngủ kinh niên cũng khiến bà M. phải nghỉ việc ở nhà, dù chưa hết độ t.uổi lao động, cuộc sống gia đình bị xáo trộn.
Theo bác sĩ Trần Quốc Tuấn – Trưởng khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Bệnh viện Gia An 115, qua thăm khám, thực hiện các cận lâm sàng và chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy, bệnh nhân bị trượt khớp cột sống cổ (C5) do thoái hóa cột sống. Bệnh nhân được chỉ định điều trị rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc bằng máy từ trường, kết hợp kéo giãn cột sống bằng tay và bằng máy.
Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ
“Khi điều trị rối loạn giấc ngủ bằng máy từ trường, bệnh nhân không đau, không bị xâm lấn, đặc biệt là không dùng thuốc hay lệ thuộc vào thuốc. Việc lệ thuộc t.huốc a.n t.hần là vấn đề nan giải khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ càng tiến triển và khó khăn trong vấn đề điều trị” – bác sĩ Tuấn cho hay. Sau 3 ngày điều trị đầu tiên, bà M., đã ngủ được giấc ngủ 3-4 giờ. Kết thúc liệu trình điều trị 20 ngày, bệnh nhân đã có thể ngủ ngon, mỗi đêm 5-6 giờ.
Cũng theo bác sĩ Trần Quốc Tuấn, khi thường xuyên lắc đầu thời gian dài, hai mỏm xương bị mài mòn, lâu ngày gây thoái hóa khớp và dẫn đến tình trạng trượt khớp cột sống cổ (C5). Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân. Triệu chứng đau mỏi cổ khả năng cao là do trượt khớp cột sống, chứ không phải đơn thuần do mất ngủ như bệnh nhân lầm tưởng.
THÀNH AN (sggp.org.vn)
Người đàn ông ở T.iền Giang may mắn được cứu khi động mạch tắc 90%
Một người đàn ông ở miền Tây may mắn được bác sĩ phát hiện cứu kịp khi mà 90% động mạch cảnh đã bị tắc mà không biết khiến ông xây xẩm, choáng váng… trước khi vào viện.
Ảnh minh họa
Ngày 16-3, Bệnh viện Gia An 115 cho hay vừa phát hiện cứu kịp ông N.V.T (68 t.uổi, ngụ T.iền Giang) bị hẹp 90% động mạch cảnh mà không biết.
Ông T. nhập viện trong tình trạng xây xẩm, choáng váng, chóng mặt với t.iền sử tăng huyết áp, đái tháo đường nhưng không hề nghĩ bị hẹp động mạch. Kết quả chụp CT kiểm tra cho thấy động mạch cảnh trong bên trái ông hẹp nặng đến 90%.
Trước nguy cơ bệnh nhân đột quỵ cấp tính xảy ra bất cứ lúc nào, các bác sĩ chỉ định đặt stent động mạch khẩn cấp và sau đó các triệu chứng nguy kịch tính mạng người bệnh đã được thoát qua.
Theo BS-CKII Dương Duy Trang, Trưởng khoa Nội tim mạch – Tim mạch can thiệp Bệnh viện Gia An 115, không phải ai cũng may mắn phát hiện, xử trí sớm, ngăn chặn bất trắc sức khỏe như trường hợp bệnh nhân này. Căn bệnh dễ dẫn đến t.ử v.ong hoặc để lại những hậu quả nặng nề suốt đời, tuy vậy trên 50% thường chưa có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu nên dễ bị bỏ sót.
“Những người nguy cơ cao, lớn t.uổi, có bệnh nền… cần chú ý kiểm soát khám sức khỏe định kỳ, dự phòng kỹ trước nguy cơ khó lường bệnh này”, BS Trang lưu ý.
Dịp này, Bệnh viện Gia An 115 tăng cường sàng lọc, kiểm soát chặt dịch bệnh Covid-19 ngay từ chốt đón tiếp bệnh nhân đến khám.
Nguyễn Thạnh (nld.com.vn)