Gánh nặng hậu Covid-19: Cùng giúp bệnh nhân nỗ lực vượt qua

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, TP.HCM có hàng trăm ngàn ca xuất viện. Trong số này, ngoài các di chứng như: yếu cơ, khó thở…, nhiều người mang nặng vấn đề về tâm lý.

Ths. Trần Quang Trọng, chuyên viên Khoa Tâm lý lâm sàng Bệnh viện (BV) Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết những vấn đề tâm lý hay gặp nhất của bệnh nhân (BN) hậu Covid-19 đến BV thường là stress sang chấn do trải qua khủng hoảng về tâm lý, từ đó dẫn đến một số tình trạng như: mất ngủ, trầm cảm, lo âu…

Sợ mất người thân

Ths. Trọng kể, một người đàn ông trung niên tên H. đến BV với tâm trạng lo âu. Ông H. cho biết cả nhà có 5 người đều là F0, đều đi cách ly, nhưng mỗi người lại nằm ở BV khác nhau. Ông không có thông tin về người thân của mình và bản thân ông phải thở máy. Khi biết mẹ mất vì Covid-19 tại BV, cộng với niềm hy vọng sống được rất thấp nên ông H. muốn kết thúc cuộc sống và không muốn điều trị nữa. Sau khi được các y bác sĩ (BS) trong BV thu dung cứu chữa, ông H. qua khỏi nhưng gặp sang chấn do mất mát người thân. Ở thời điểm đó, thể chất của ông H. cũng không được tốt.

Nhân viên y tế tư vấn cho bệnh nhân hậu Covid-19. Ảnh DUY TÍNH

“Di chứng sau khi nhiễm Covid-19, kèm theo tâm lý mất người thân, ông H. mang suy nghĩ nặng nề, là con nhưng không chăm sóc được cho mẹ, thậm chí khi mẹ mất cũng không làm được đám tang cho mẹ. Ông cứ bị cuốn vào dòng suy nghĩ tiêu cực đó và nó cứ ám ảnh khiến ông mất ngủ, lo âu dẫn đến sức khỏe ngày càng đi xuống. Lần đầu đến BV Lê Văn Thịnh, ông bày tỏ chỉ cần được ngủ”, Ths. Trọng kể.

Bệnh nhân hậu Covid-19 gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý

Một trường hợp khác là nữ BN hơn 60 t.uổi sống với anh chị em và phát hiện bị nhiễm Covid-19 khi test nhanh để chạy thận (do bị suy thận giai đoạn cuối – PV). Bà được chuyển vô khu điều trị Covid-19, sau đó phải chạy ECMO (tim, phổi nhân tạo). BV đã báo với gia đình về tình hình của bà, nhưng sau khi hồi phục, trong đầu bà cứ luẩn quẩn câu hỏi: “Không biết gia đình có bỏ mình luôn không?”. Bà suy sụp và cũng rơi vào trạng thái muốn kết thúc cuộc đời, không muốn điều trị nữa vì nghĩ rằng bị người nhà bỏ rơi.

Người thân thăm hỏi, động viên nhau thời điểm hậu Covid-19 là rất quan trọng. Đó có thể là tình thân trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình quân dân

Ths. Trần Quang Trọng, chuyên viên Khoa Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức)

Chỉ đường cho bệnh nhân tự vượt qua

Theo Ths. Trọng, với những BN hậu Covid-19 hướng nội, ban đầu khi tiếp xúc với các chuyên gia tâm lý, họ thường rất dằn lòng, không thổ lộ nhiều. “Như BN H. đến gặp chuyên viên tâm lý do mất ngủ, lo âu vì mất người thân. Nhưng đó chỉ là sự kiện kích hoạt cho chuỗi những mặc cảm tâm lý của ông, vốn tích lũy từ bấy lâu nay. Nỗi đau mẹ mất là yếu tố kích hoạt khiến ông bị sụp đổ. Đối với người hướng nội, những gì đến với họ trong quá khứ sẽ được giữ lại trong lòng và càng ngày càng dồn nén. Đến lúc như 1 ly nước đầy, sẽ tràn ra ngoài”, Ths. Trọng chia sẻ.

Nếu có vấn đề tâm lý, bệnh nhân hậu Covid-19 cần sự hỗ trợ, động viên từ người thân

Với những BN như vậy, chuyên viên tâm lý sẽ giải thích cơ chế cảm xúc và giúp đưa suy nghĩ của BN từ vô thức thành ý thức. Đó là tập cho BN viết ra được suy nghĩ của mình. Cho BN viết nhật ký vào mỗi buổi tối. Khi BN bị mất ngủ, sẽ được hướng dẫn thay vì phải suy nghĩ rất nhiều về câu chuyện, BN nên viết ra câu chuyện đó… Sau khi BN viết ra được một mạch sẽ không còn suy nghĩ vẩn vơ và có thể sẽ ngủ được. “Chúng tôi chỉ vạch ra con đường; còn BN phải tự vận động, tự chữa cho mình”, Ths. Trọng chia sẻ thêm.

Không hoảng sợ, nhưng không chủ quan

Theo Ths. Trọng, để điều chỉnh hành vi của BN hậu Covid-19 là rất khó vì mỗi người có mỗi câu chuyện khác nhau, cách giải quyết vấn đề cũng khác. Chuyên viên tâm lý chỉ có thể khuyên họ và gia đình rằng nếu BN có những vấn đề, suy nghĩ tiêu cực thì người nhà nên quan tâm và khuyên họ đến gặp một chuyên gia tâm lý; hoặc BN có thể nói ra với ai đó mà mình có thể tin tưởng để được giúp đỡ nhằm thay đổi hành vi. Nhưng quan trọng nhất, trước tiên phải tạo niềm tin cho BN. “Người thân thăm hỏi, động viên nhau thời điểm hậu Covid-19 là rất quan trọng. Đó có thể là tình thân trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình quân dân… Nhưng không phải ai hậu Covid-19 cũng gặp vấn đề tâm lý; có người vượt qua được vì họ có gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, có nguồn lực về kinh tế…”, Ths. Trọng nói.

Đồng quan điểm, BS Hoàng Ngọc Vân, Trưởng khoa Nội điều trị theo yêu cầu, kiêm Trưởng khoa Hồi sức và phục hồi chức năng cho BN sau điều trị Covid-19, BV Thống Nhất (TP.HCM), cho biết thêm dịch Covid-19 làm tổn thất về mặt tinh thần và vật chất của con người; khó khăn chồng chất chung cho tất cả mọi người. Chiến lược chống dịch của Chính phủ đã xác định là sống chung với dịch. Do vậy, người dân hãy bình tĩnh, không quá hoảng sợ cũng như không quá chủ quan; thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế.

“Hậu Covid-19, nếu có bất kỳ những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, đặc biệt là khó thở, sốt, đau ngực… đều phải đến BV. Hậu quả của Covid-19 sẽ còn kéo dài về mặt tâm lý, tổn thương về thực thể, biến chứng và di chứng của Covid-19″, BS Vân nói. Nếu đáp ứng điều trị tốt, từ 3 – 5 ngày BN sẽ có chuyển biến tích cực, khả năng phục hồi rất nhanh.

“Đối với BN hậu Covid-19 ở nhà, không có điều kiện đến BV, nên có lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực vì tinh thần là quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tập thể dục, tập hô hấp; ăn uống đầy đủ chất. Nếu có bệnh nền, nên tiếp tục đi khám bệnh và điều trị các bệnh nền theo chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc, không nghe theo hướng dẫn của những người không có chuyên môn y tế”, BS Vân nói.

Di chứng sau khi mắc Covid-19

Theo BS Hoàng Ngọc Vân, BN hậu Covid-19 đến BV Thống Nhất với nhiều bệnh nền và nặng lên. Nhưng hay gặp nhất là viêm phổi, tình trạng tổn thương phổi sau Covid-19 như: biến chứng tràn khí, n.hiễm t.rùng phổi nặng. Ngoài ra, BV còn gặp những BN có các biến chứng về thần kinh như đột quỵ; biến chứng về tăng đông, viêm tắc huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch chân. Độ t.uổi thường khoảng từ 60 – 90; nhiều nhất là độ t.uổi 50 – 70; t.uổi trẻ cũng có một vài ca. Theo quy trình, BN sẽ được khám bệnh thông thường, sau đó BS sẽ đ.ánh giá tiên lượng và giải thích cho BN, thân nhân và kê toa thuốc. Tiếp theo, BN sẽ được BS phục hồi chức năng khám và đưa những liệu trình điều trị phục hồi chức năng cho BN. Vai trò của Khoa Phục hồi chức năng cho BN hậu Covid-19 là rất quan trọng.

Chuyên gia chỉ ra những biện pháp giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng hiệu quả

Nếu bạn gặp phải các vấn đề về tâm lý trong thời gian dài, hãy đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn.

Sự tăng vọt của hormone cortisol và adrenaline sẽ đem lại lợi ích nếu bạn thực sự gặp phải điều gì đó gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bộ não coi những vấn đề đơn giản trở thành mối đe dọa và liên tục duy trì trạng thái căng thẳng trong thời gian dài, khiến cơ thể chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Rashi Aggarwal, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư tâm lý học tại Trường Y Rutgers New Jersey cho biết, hạch hạnh nhân, nơi điều khiển cảm xúc trong não, sẽ được kích hoạt trong vòng vài giây để phản ứng lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Trong khoảng thời gian này, tim của bạn đ.ập nhanh hơn, huyết áp tăng cao và hô hấp cũng trở nên gấp rút. Đây chính là phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy.

Neda Gould, tiến sĩ tại Trường Đại học Johns Hopkins đã chỉ ra, loại căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý. Một số nghiên cứu cho thấy stress mãn tính liên quan đến nguy cơ mắc chứng viêm, dẫn tới các tình trạng sức khỏe như viêm khớp dạng thấp, bệnh tim, huyết áp cao và trầm cảm.

May thay, hiện nay có rất nhiều cách để kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực và cải thiện tâm trạng. Theo chuyên gia Rashi, không phải biện pháp nào cũng phù hợp với tất cả mọi người nhưng nhìn chung, chúng sẽ “huấn luyện” bộ não phản ứng tích cực hơn thay vì đẩy cơ thể vào trạng thái căng thẳng.

Ngoài những thói quen thông thường như lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng, giao tiếp với bạn bè thường xuyên và ngủ đủ giấc, bạn có thể áp dụng một vài mẹo này để cải thiện tâm trạng:

Nghỉ ngơi đầy đủ

Khi ở trong tình trạng quá tải, bộ não sẽ chịu ảnh hưởng và không có thời gian nghỉ ngơi.

Luana Marques, phó giáo sư tâm lý học tại Trường Y Harvard kiêm chủ tịch Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ cho biết, não càng bị chi phối bởi cảm xúc thì những suy nghĩ tiêu cực càng xuất hiện. Do đó, bạn đừng quên dành ra một chút thời gian để bộ phận quan trọng này được nghỉ ngơi mỗi ngày.

Nếu những tin tức xấu khiến bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thử hạn chế lướt web hoặc vào mạng xã hội. Theo phó giáo sư Luana, kiểm tra tin tức một hoặc hai lần mỗi ngày là vừa đủ để giúp bạn tránh tiếp thu quá nhiều tin tức xấu và đảm bảo bắt kịp với tình hình hiện tại.

4 thói quen nhiều người vẫn làm để giảm căng thẳng nhưng thực chất lại làm cho sự lo lắng trở nên tồi tệ hơn

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, hoạt động thể chất giúp giải phóng các hợp chất có tác dụng chống viêm và trầm cảm. Giống pin cần được sạc sau khi sử dụng, cơ thể bạn cũng cần vận động để lấy lại năng lượng.

Phó giáo sư Luana giải thích: “Khi cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, chúng ta thường không muốn làm bất cứ điều gì. Tuy nhiên, một khi bước ra ngoài trời, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Những thói quen đơn giản như đi bộ nhanh quanh khu nhà cũng đem lại lợi ích không nhỏ”.

Tránh làm nhiều việc cùng một lúc

Nếu bạn đang bị căng thẳng, đừng để bị phân tâm và hãy tập trung vào một việc duy nhất.

Làm nhiều việc cùng một lúc thường gây mất tập trung và tạo ra sự bối rối. Trong khi đó, chỉ thực hiện một việc duy nhất lại có tác dụng làm dịu tâm trạng. Theo phó giáo sư Luana, cách để làm tăng sự hài lòng với cuộc sống là tập trung vào thời điểm hiện tại.

Khi bạn đi dạo ngoài trời, hãy dành một chút thời gian để quan sát mọi thứ xung quanh. Khi nấu ăn, hãy đảm bảo bản thân không bị làm phiền bởi âm nhạc hoặc tin tức trên TV. Bạn cần cảm nhận đầy đủ mùi vị của món ăn thay vì bị phân tâm bởi công việc hay một cuộc điện thoại.

Thay đổi suy nghĩ

Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng là cách bạn tiếp cận để giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Mọi người có xu hướng lựa chọn biện pháp dễ dàng nhất và ít gây hại nhất để vượt qua thử thách.

Tuy nhiên, việc đối mặt trực tiếp với khó khăn lại có thể tiếp thêm động lực sau này. Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng mình đã vượt qua nhiều thử thách và khó khăn trước mắt không là gì. Nhìn nhận mọi thứ một cách cân bằng hơn là việc làm quan trọng. Nhiều người nghĩ thử thách này sẽ không thể vượt qua nhưng trên thực tế, mọi thứ cuối cùng cũng có hồi kết.

Chia sẻ cảm xúc

Chia sẻ với người xung quanh là một trong những cách đơn giản để giải tỏa tâm trạng.

Cảm xúc đau buồn thường xuất hiện khi có một sự thay đổi hoặc mất mát nào đó trong cuộc sống, từ bị sa thải, ly hôn cho đến mất đi người thân.

Chấp nhận sự thật là điều không mấy dễ dàng. Tâm lý không thể chữa lành trong một sớm một chiều. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, hãy tìm cách chia sẻ với người khác như tâm sự với bạn bè hoặc tìm tới các chuyên gia y tế.

Một số việc làm khác, bao gồm lên lịch trình công việc hàng ngày, đi ngủ đúng giờ hoặc cải thiện bữa ăn, cũng có thể giúp bạn kiểm soát tâm trạng trong thời gian khó khăn này.

Lên lịch vui chơi

Dù không thể thay đổi thực tại, bạn hoàn toàn có thể giải tỏa căng thẳng thông qua những chuyến đi chơi.

Căng thẳng có thể biến những điều thú vị nhất trở nên tẻ nhạt và nhàm chán. Dù vậy, bạn vẫn nên lên lịch đi chơi như một cách để thông báo với não bộ đã đến lúc chúng được nghỉ ngơi.

Trên thực tế, lên kế hoạch cho một thứ gì đó thú vị sẽ khiến não chú ý tới điều này hơn. Tất cả những việc làm từ đặt trước nhà hàng đến vé xem phim, chuẩn bị tham gia một bữa tiệc, cũng có thể giúp bạn xua tan suy nghĩ tiêu cực.

Thể hiện lòng biết ơn

Một phương pháp hiệu quả khác để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực là tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Các nghiên cứu đã phát hiện ra, lòng biết ơn liên quan đến việc giảm nguy cơ trầm cảm, lo lắng, lạm dụng chất kích thích và rối loạn ăn uống.

Mọi người có thể tạo một cuốn sổ và viết ra năm điều biết ơn mỗi tối trước khi đi ngủ. Viết thư cảm ơn một người nào đó hoặc nhắm mắt trong 30 giây và nghĩ về tất cả những bạn bè mình biết ơn sẽ khiến não tập trung vào những điều tích cực hơn.

Khó khăn không thể kéo dài mãi mãi và bạn hoàn toàn có đủ sức mạnh để vượt qua thử thách. Mức độ cao nhất của lòng biết ơn là cảm ơn với nghịch cảnh. Khi nhìn lại mọi thứ đã trải qua, bạn sẽ thấy những khó khăn thử thách đó đã giúp mình học hỏi thêm được rất nhiều điều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *