Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (BV) tại các quốc gia châu Âu chiếm khoảng 5%, tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7% – 19,1% trên tổng số người nhập viện.
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn BV từ 3,5% đến 10% số người nhập viện. Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện và tỷ lệ t.ử v.ong.
Bệnh nhẹ thành nặng
Kết quả khảo sát tự đ.ánh giá thực trạng hoạt động liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế tại gần 560 BV cho thấy, chỉ hơn 46% khoa gây mê hồi sức có dụng cụ được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung; còn hơn 11% khoa không giám sát tuân thủ vệ sinh tay và tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn…
Còn tại khối khoa hồi sức tích cực, chưa đến 50% số khoa được khảo sát có biển cảnh báo về khu vực cách ly. Nhiễm khuẩn BV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện, tăng tỷ lệ t.ử v.ong và trở thành gánh nặng chăm sóc y tế.
Theo PGS-TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM, trung bình mỗi năm trên toàn cầu diễn ra khoảng 187 – 281 triệu ca phẫu thuật, trong đó có khoảng 7 triệu ca gặp biến chứng. Đáng chú ý, trong 7 triệu trường hợp biến chứng, có khoảng một triệu trường hợp t.ử v.ong.
Nhân viên Bệnh viện Bình Dân tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật nội soi trước khi sử dụng
“Thất bại trong an toàn phẫu thuật có nguyên nhân lớn do nhiễm khuẩn vết mổ, làm tăng thời gian nằm viện thêm 7 – 10 ngày, tăng gấp 5 lần khả năng nhập viện lại, tăng 2 lần nguy cơ t.ử v.ong và nguy cơ đề kháng kháng sinh tăng lên”, bác sĩ Lê Thị Anh Thư cho hay.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, không thể phủ nhận tình trạng người bệnh khi đến BV thì bệnh nhẹ, trong quá trình điều trị, do kiểm soát nhiễm khuẩn cơ sở không tốt dẫn tới bệnh nặng hơn, thậm chí gây t.ử v.ong.
Tuy nhiên, nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn BV còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại nhiều BV chưa được quan tâm đầu tư. Nhiều cơ sở y tế chỉ chú trọng đến công tác khám chữa bệnh với việc đầu tư máy móc hiện đại, nhưng lại coi nhẹ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Thậm chí, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn mới tập trung vào khâu giặt ủi, hấp sấy, quản lý chất thải, chưa chú trọng vào công tác giám sát, như giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát tỷ lệ kiểm soát nhiễm khuẩn.
Ngăn chặn phải từ ý thức
Tại hội nghị tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám chữa bệnh được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, nguyên nhân tình trạng nhiễm khuẩn BV gia tăng là do một số người đứng đầu cơ sở y tế chưa nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; nhân lực giám sát chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn thiếu ở hầu hết các BV.
Cùng với đó, nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại nhiều BV chưa được đầu tư đúng quy định; chưa có chương trình đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn hiệu quả trong các trường… Do vậy, các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế khác chưa đủ kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Đề cập đến mục tiêu và giải pháp chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị cam kết triển khai thực hiện đúng, đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành; truyền thông, nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà; thiết kế, cải tạo cơ sở hạ tầng, trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho phòng cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn. Bên cạnh đó, tăng cường giám sát vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh; áp dụng các biện pháp phòng ngừa, cách ly theo đúng hướng dẫn chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn đã ban hành.
“Hơn 1/3 số trường hợp n.hiễm t.rùng mắc phải ở BV có thể tránh được, nếu như tuân thủ nghiêm các biện pháp thực hành chống nhiễm khuẩn đơn giản là phòng ngừa phổ cập. Vì vậy, trách nhiệm phòng chống nhiễm khuẩn BV không chỉ của riêng bệnh nhân, nhân viên y tế, mà còn là của cả xã hội, trong đó có ý thức thực hiện và việc đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất cho đơn vị y tế”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
TS NGUYỄN THỊ THANH HÀ, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM: Kiểm soát nhiễm khuẩn khu vực phẫu thuật
Khu vực phẫu thuật của hầu hết BV hiện nay chưa thực sự an toàn, trong đó lỗi thường gặp nhất là không tuân thủ việc phân luồng di chuyển trong phòng mổ. Việc cải tạo cơ sở vật chất phòng mổ, thiết kế hệ thống thông khí, vệ sinh tay, sàng lọc tụ cầu trước phẫu thuật, sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý… là những yếu tố quan trọng trong kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn trong phẫu thuật.
TS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân: Chuẩn hóa các quy trình, đầu tư trang thiết bị hiện đại
Mỗi năm, BV Bình Dân thực hiện hơn 10.000 ca phẫu thuật tổng quát, 13.000 ca phẫu thuật niệu khoa. BV đã ứng dụng phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ cao bằng hơi nước, cho phép t.iêu d.iệt hơn một triệu vi khuẩn với khung thời gian ngắn. Ngoài ra, BV chuẩn hóa quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn một cách nghiêm ngặt với các kiểm nghiệm khách quan, theo hướng tự động hóa, với các máy chuyên dụng từ đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, lưu trữ, cấp phát, vận chuyển đến tận tay bác sĩ phẫu thuật.
THÀNH AN
Theo SGGP
Y bác sĩ Bệnh viện K nhảy flashmob ‘rửa tay’
HÀ NỘI – Hàng trăm cán bộ Bệnh viện K đồng diễn điệu nhảy tuyên truyền vận động rửa tay, nhân phát động Chiến dịch Vệ sinh tay ngày 1/10.
Nhân viên y tế Bệnh viện K hưởng ứng chiến dịch Vệ sinh tay. Ảnh: Hà Trần.
Rửa tay, hành động đơn giản này là một trong các phương cách hữu hiệu nhất giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, ông Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, cho biết nhân dịp bệnh viện tổ chức chiến dịch vệ sinh tay. Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong, di chứng, kéo dài thời gian nằm viện đến 24 ngày, làm tăng chi phí điều trị (trung bình từ 2 đến 32,3 triệu đồng).
Bệnh viện tổ chức ký cam kết thực hiện vệ sinh tay đúng quy định giữa Ban Giám đốc, Công đoàn với lãnh đạo và nhân viên các khoa, phòng. Mục tiêu giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, 90% nhân viên y tế, người bệnh, người nhà tuân thủ rửa tay.
Khảo sát tự đ.ánh giá thực trạng hoạt động liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn tại gần 560 bệnh viện Việt Nam, cho thấy chỉ có hơn 46% khoa Gây mê hồi sức có dụng cụ được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung; vẫn còn hơn 11% khoa không giám sát tuân thủ vệ sinh tay và tuân thủ thực hành.
Bệnh nhân ở Kệnh viện K hầu hết được điều trị với các liệu pháp như hóa trị, xạ trị gây suy giảm miễn dịch, việc phòng ngừa nhiễm khuẩn rất quan trọng. Bệnh viện đã xây dựng mô hình phòng ngừa nhiễm khuẩn một chiều như phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế đúng nơi quy định, xây dựng kho lưu giữ chất thải để đảm bảo chất thải không ảnh hưởng tới môi trường. Bệnh viện cũng tiệt khuẩn, khử khuẩn dụng cụ nghiêm ngặt trước khi tái sử dụng.
Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ở viện K năm 2017 chỉ đạt 62%, năm 2018 tăng lên gần 79%, và đạt 85% trong năm 2019.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ một động tác vệ sinh tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, vốn là nguyên nhân t.ử v.ong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Trên thế giới, vào bất cứ thời điểm nào cũng có tổng khoảng 1,4 triệu người bị nhiễm khuẩn bệnh viện.
Lê Nga
Theo VNE