Gạo lứt là thần dược hay chỉ hơn gạo trắng ở bột cám?

Được coi là thần dược tốt cho sức khỏe, tuy nhiên các chuyên gia khẳng định gạo lứt chỉ là thực phẩm thông thường, về mặt nào đó gạo lứt còn khó tiêu hóa.

Cố ăn gạo lứt nhiều là làm khó dạ dày.

Gạo lứt rang và muối mè được bán với giá rất đắt cho những người thực dưỡng.

Trên mạng xã hội chia thực dưỡng thành hai trường phái. Thứ nhất những người coi thực dưỡng là nguồn sống là cách chữa bệnh không cần thuốc, phẫu thuật không cần dao. Tuy nhiên, thực tế thực dưỡng theo các chuyên gia đây là cách ăn uống sai lầm nhất đặc biệt với những người đang mang bệnh như ung thư.

GS. TS. Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết bà gặp nhiều bệnh nhân bị ung thư sau đó thực dưỡng và khi vào viện chỉ còn da bọc xương.

GS Hương kể có những bệnh nhân thực dưỡng cả chục năm và người chỉ còn da với xương nhưng bệnh nhân vẫn quả quyết mình khỏe và điều này là hoàn toàn sai lầm. Con người cần đầy đủ các dưỡng chất, vitamine để khỏe mạnh, để có tăng cường sức đề kháng phòng bệnh tật. Đối với bệnh nhân ung thư thì dinh dưỡng càng quan trọng hơn. Nếu người bệnh chỉ ăn muối mè với gạo lứt thì cơ thể không đủ chất để chống lại tế bào ung thư cũng như các bệnh khác. Chính vì thế, GS Hương cho rằng tuyệt đối không được thực dưỡng nhất là với bệnh nhân bị ung thư.

Bất cứ thực phẩm gì cũng cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng các nhóm chất béo, chất đạm, bột đường, vi tamien và khoáng chất. Không nên kiêng thái quá một loại thực phẩm gì. Thực dưỡng khác hoàn toàn với ăn chay.

Nói về thực dưỡng bằng gạo lứt muối mè, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho rằng nhiều bệnh nhân cũng mang băn khoăn này đi hỏi bác sĩ và tất cả hơn gạo trắng là lượng cám còn dư. Lượng cám này có chứa nhiều khoáng chất như magie, phốt pho, vitamine B. Nhưng hàm lượng của nó quá ít chỉ chiếm 7 – 8 % hạt gạo. Hơn nữa, gạo lứt lại khó tiêu hóa hơn gạo trắng. Nếu để hấp thụ lượng khoáng chất cần thiết đầy đủ từ gạo lứt thì con người cần ăn 200 gram gạo lứt nấu. Điều này khó thực hiện hơn. Nếu so sánh giá trị dinh dưỡng thì ăn gạo lứt không giàu khoáng chất, magie như cải xoăn.

Gạo lứt cũng có hàm lượng protein cao hơn gạo trắng nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng về mặt khoa học thì sự hấp thu protein của cơ thể người từ gạo lứt không cao hơn gạo trắng. Ngoài ra, gạo lứt lại có thêm a xít phytic có thể làm giảm hấp thu các vi chất trong cơ thể. Gạo lứt chỉ hơn gạo trắng ở phần cám gạo. Nếu muốn sử dụng gạo lứt, bác sĩ Tiến cho rằng có thể thay thế bằng dầu gạo dễ tiêu hóa hơn rất nhiều để cố ăn gạo lứt với niềm tin tốt cho sức khỏe.

Lương Y Vũ Quốc Trung – từng công tác tại phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội trong đông y gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột.

Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, gạo lứt chỉ được coi là hỗ trợ còn hoàn toàn không chữa được bệnh. Ngoài ra, lương y Trung cho rằng bất cứ bài thuốc nào, vị thuốc nào thái quá cũng bất cập. Vì thế, không nên chỉ ăn riêng gạo lứt, muối mè như quảng cáo hiện nay.

Theo infonet

Ăn gạo lứt mỗi ngày vừa giảm cân lại tốt cho tim mạch

Gạo lứt là một loại ngũ cốc dinh dưỡng đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Cũng giống như gạo trắng, gạo lứt có nhiều loại hạt khác nhau: Dài, trung bình và ngắn. Khi ăn cơm gạo lứt phải nhai nhiều hơn mới cảm nhận được hương vị đậm đà và nhận được dưỡng chất từ loại gạo này. Xét về chỉ số protein, 100 grams gạo lứt chứa khoảng 7,2 grams protein. Gạo lứt rất giàu magie, một khoáng chất mà nhiều người thiếu. Lương thực này cũng chứa nhiều thiamine và sắt, cũng như một ít kẽm. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa hàm lượng chất xơ cao: 3,2g /100g gạo rất tốt cho sức khỏe.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Gạo lứt giúp hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả (Ảnh minh họa)

Lượng chất xơ dồi dào có trong gạo lứt sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động lâu hơn, giúp cho có cảm giác no lâu hơn trong thời gian dài, không còn thấy thèm ăn. Ngoài ra, chất Anpha lipoic acid được tìm thấy trong tinh chất gạo lứt được gọi là antioxidant chuyển hóa vì nó tham gia vào quá trình chuyển đổi hydratcarbon và chất béo. Chất này làm giảm mỡ dự trữ, giảm béo thông qua sự tăng tự nhiên lượng glutation – một sản phẩm trung gian của insulin và liprin, giúp giảm cân hiệu quả.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Gạo lứt có nhiều chất xơ giúp làm giảm năng lượng dần dần, chuyển hóa đường thành năng lượng, tiêu hao một lượng đường đáng kể. Các chất enzyme, magiê có trong gạo lứt khá cao sẽ giúp bài tiết insulin và glucose cũng như cân bằng các chức năng của não bộ. Từ đó, bệnh tiểu đường sẽ được ổn định do điều tiết được insulin.

Giảm cholesterol xấu

Nhờ chứa nhiều chất xơ, axit omega, carotenoid mà gạo lứt có tác dụng góp phần làm giảm cholesterol xấu, triglyceride. Từ đó giúp hạn chế các vấn đề về tim mạch, huyết áp, ngăn ngừa hiện tượng tai biến và đột quỵ.

Tăng cường chức năng tiêu hóa

Gạo lứt là một loại lương thực tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa nếu được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Chất xơ có trong gạo lứt giúp điều chỉnh chức năng ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn cũng như giảm bớt các tình trạng rắc rối về tiêu hóa thường gặp như táo bón và viêm đại tràng.

Cải thiện chức năng gan

Gạo lứt rất giàu các vitamin nhóm B, inositol, phospholipid có tác dụng hỗ trợ quá trình giải độc gan, tái tạo tế bào gan và hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan hiệu quả. Từ đó giúp cải thiện chức năng gan một cách đáng kể và giảm thiểu được gánh nặng độc tố cho gan. Bên cạnh đó, các chất oxy hóa có trong thực phẩm này còn giúp cho gan tránh được những tác động xấu.

Chống lão hóa sớm

Ăn gạo lứt thường xuyên giúp ngăn ngừa lão hóa hiệu quả (Ảnh minh họa)

Carbohydrate có trong gạo lức có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu và ngăn ngừa lão hóa sớm. Cám gạo lứt cũng được cho là có hiệu quả cao khi được sử dụng để đắp mặt, chúng sẽ giúp ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả, cho da luôn sáng khỏe và mịn màng. Ngoài ra, các dưỡng chất trong gạo lứt có khả năng chống lại các gốc tự do ở tế bào da.

Hỗ trợ điều trị nấm candida

Những người đang trong quá trình điều trị nấm candida cần hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng đường cao. Do đó gạo lứt là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp cho những người này. Với đặc tính dễ tiêu hóa tự nhiên và giàu chất xơ giúp làm dịu hệ tiêu hóa nhạy cảm khỏi sự phát triển quá trớn của các thực thể candida.

Bảo vệ sức khỏe đôi mắt

Các zeaxanthin và lutein có trong gạo lứt có tác dụng cải thiện thị giác, ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng đục thủy tinh thể. Ngoài ra, các chất axit béo gồm omega 3, omega 6, omega 9 và axit foric có trong loại ngũ cốc nguyên hạt này còn giúp cho mắt luôn sáng và khỏe hơn.

Theo giadinhvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *