Do là loại thảo dược, nên quá trình sản xuất loại gạo này cũng có sự khác biệt.
Các món ăn được chế biến từ gạo lứt, phục vụ nhu cầu ăn ngon, ăn no, ăn khỏe.
“Tôi biết đến sản phẩm gạo lứt của Hợp tác xã gạo ruộng rươi Đông Triều khi vừa sinh xong cháu thứ 2. Lúc đó, trọng lượng cơ thể tôi tăng vụt thêm 15kg, da mặt bắt đầu xuất hiện những vết thâm nám, kéo theo cả triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi…
Mặc dù đã áp dụng nhiều chiến lược giảm cân nhưng không hiệu quả. Vậy mà, qua một người bạn giới thiệu, tôi kiên trì ăn gạo lứt một thời gian. Thấy có kết quả liền, cân nặng đã trở về chỉ số ban đầu, da mặt tươi sáng, cơ thể khỏe mạnh và chứng mất ngủ bỗng tan biến….”. Đó là những tâm sự của chị Trần Thị Ngà. 32 t.uổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội.
Nhìn chị phơi phới hơn thuở còn thanh xuân khiến chị em phụ nữ chúng tôi không khỏi ngưỡng mộ. Tất cả đều nhờ gạo lứt – gạo thảo dược có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
Khi sử dụng gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo lúa thảo dược rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần chú ý, gạo mầu đỏ, màu vàng là gạo dương, gạo màu đen, màu tím là gạo âm. Đối với người có thể trạng âm (tiểu đường, béo phì, tim mạch…) phải ăn gạo dương; với người có thể trạng dương (mề đay, nóng đỏ…) phải ăn gạo âm thì mới có lợi cho sức khỏe.
Được biết, nhóm giống lúa thảo dược là những giống lúa về sinh học. Canh tác cũng giống như các giống lúa truyền thống nhưng điều khác biệt là hàm lượng các chất vi lượng, nhóm Omega rất cao, hàm lượng các chất lipit, gluxit thấp.
Giống lúa thảo dược Hồng Hương ĐT 128 của Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh có hàm lượng vitamin B1 tới 78,5mg/100g cao gấp 88 lần, hàm lượng Omega 3 tới 9,39mg/100g cao gấp 17 lần gạo đỏ đối chứng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Tiến, Giám đốc Hợp tác xã gạo ruộng rươi Đông Triều cười vui chia sẻ: “Khi đói con người cần ăn no, phải tạo ra những giống lúa có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn để tăng sản lượng. Khi no cần ăn ngon, phải tạo ra những giống lúa chất lượng.
Trong tương lai con người không chỉ ăn no, ăn ngon mà tiến tới nhu cầu ăn khỏe.
Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu ăn khỏe, không còn cách nào khác phải quan tâm đến nhóm giống lúa thảo dược”.
Do là loại thảo dược, nên quá trình sản xuất loại gạo này cũng có sự khác biệt. Trong quá trình sản xuất, thay vì sử dụng loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc và phòng, trừ các loại sâu bệnh như sản xuất các loại lúa thương phẩm thông thường, lúa thảo dược phải sử dụng các loại chế phẩm sinh học hữu cơ để chăm bón và xua đuổi các loại côn trùng, sâu bệnh hại lúa.
Việc sử dụng các chế phẩm sinh học hữu cơ còn có tác dụng cải tạo, cân bằng dinh dưỡng trong đất, giúp bảo vệ môi trường.
Các món ăn được chế biến từ gạo lứt.
Chính nhờ các chỉ tiêu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe đều cao hơn nhiều loại gạo thông thường, nên gạo lứt và các sản phẩm chế biến từ gạo lứt Hồng Hương ĐT 128 không những tốt cho người sử dụng, phù hợp với đối tượng người già, trẻ nhỏ, mà còn có tác dụng cải thiện sức khỏe cho người bị mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, suy giảm trí nhớ.
Sản phẩm gạo lứt của Hợp tác xã gạo ruộng rươi Đông Triều.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại gạo lứt khác nhau, người tiêu dùng cần biết cách lựa chọn loại gạo phù hợp với thể trạng của bản thân. Tất cả vì mục tiêu “Ăn ngon, ăn no, ăn khỏe”!
Ăn gạo lứt hay gạo trắng loại nào tốt hơn cho cơ thể?
Gạo lứt có hàm lượng magiê và chất xơ cao, giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt và có nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng. Không giống như gạo trắng, cám được giữ lại trong gạo lứt là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho người sử dụng.
Gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt và có nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng. Ảnh: Internet
Gạo trắng không có tất cả chất dinh dưỡng do chúng trải qua quá trình xay xát. Gạo xay xát thường được đ.ánh bóng trước khi đưa ra thị trường. Ngoài việc loại bỏ vỏ trấu và cám, các chất dinh dưỡng thiết yếu trong gạo trắng cũng bị loại bỏ một phần nào đó trong quá trình này.
Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng cũng như so sánh tác dụng đối với sức khỏe của hai loại gạo này, theo Boldsky.
Chỉ số đường huyết:
Chỉ số Glycemia (GI) là chỉ số đường huyết của thực phẩm, chúng số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. GI càng cao, thức ăn sẽ được tiêu hóa càng nhanh và ngược lại. Tiêu thụ thực phẩm có GI thấp có thể giúp giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim…
Theo báo cáo, gạo trắng có GI cao hơn so với gạo lứt. Tuy nhiên, GI khác nhau tùy theo giống lúa mà một người ăn.
Hàm lượng chất xơ:
Gạo lứt có nhiều chất xơ và chất chống ôxy hóa, cũng như có nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng hơn gạo trắng. 100 g gạo lứt nấu chín cung cấp 1,8 g chất xơ, trong khi 100 g gạo trắng chỉ cung cấp 0,4 g chất xơ.
Hàm lượng calo:
Hàm lượng calo trong thực phẩm, là một trong những thành phần quan trọng giúp quyết định lợi ích của thực phẩm đối với cơ thể con người.
Gạo lứt thường chứa lượng calo cao hơn một chút so với gạo trắng. Tuy nhiên, chất xơ trong gạo lứt nhiều hơn nhiều so với gạo trắng. Chính vì thế, tiêu thụ gạo lứt sẽ không góp phần gây tăng cân đột ngột.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Gạo lứt có hàm lượng magiê và chất xơ cao, giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu trong cơ thể.
Các nghiên cứu gần đây cho rằng tiêu thụ gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Gạo lứt có GI là 50 và gạo trắng có GI là 89, điều này cho thấy gạo trắng làm tăng lượng đường trong m.áu nhanh hơn nhiều so với gạo lứt.
Nguy cơ mắc bệnh tim:
Gạo lứt có chứa các hợp chất gọi là lignans, giúp bảo vệ tim và chống lại bệnh tật. Lignans đã được chứng minh là làm giảm lượng chất béo trong m.áu, hạ huyết áp và giảm viêm trong động mạch. Ngoài ra, trong gạo lứt cũng chứa nhiều cholesterol tốt, theo Boldsky.
Cả gạo lứt và gạo trắng đều có những thành phần dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế, tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người mà có cách chọn gạo sao cho phù hợp.
Theo plo.vn