Ghép nối thành công các ngón chân đứt lìa cho nam bệnh nhân

Bệnh nhân đứt lìa các ngón chân do tai nạn lao động đã được các bác sĩ Bệnh viện Quân y 211 phẫu thuật nối thành công.

Ngày 19/3, sau 10 ngày được các bác sĩ Bệnh viện Quân y 211 (Cục Hậu cần Quân đoàn 3) cấp cứu, phẫu thuật nối ghép, các ngón chân trên bàn chân bị đứt lìa hoàn toàn của bệnh nhân Hà Văn Sơn (SN 1998), trú làng A Zố, xã Ia Bắ, huyện Ia Grai, Gia Lai đã cảm nhận được nóng lạnh, ấm hồng lên và co nhẹ được.

Trước đó, khoảng 19h ngày 10/3, bệnh nhân Sơn được một số người ở xã Tân Sơn (TP Pleiku) đưa đến nhập viện cấp cứu trong tình trạng tai nạn bị đứt giật lìa cẳng xương hoàn toàn, bàn chân tua tủa các gân, cơ, xương… được bà con địa phương bỏ vào trong một cái thùng xốp có đá lạnh, phần chi trên được garo bằng một đoạn dây thun; xương dập nát nhiều mảnh, mất m.áu nhiều, do thời gian bị tai nạn và quãng đường vận chuyển về Bệnh viện cấp cứu xa.

Ca phẫu thuật thành công, các ngón chân của bệnh nhân đã có thể cử động. Ảnh: CTV.

Xác định đây là một ca phẫu thuật phức tạp, tiến hành nhiều công đoạn, nhiều khâu nên Ban Giám đốc Bệnh viện quân y 211 trực tiếp chỉ đạo và giao cho Thiếu tá, Tiến sĩ chấn thương, chỉnh hình và tạo hình Nguyễn Quang Vịnh làm trưởng kíp phẫu thuật cùng 3 bác sĩ có nhiều kinh nghiệm của bệnh viện và các kỹ thuật viên tiến hành phẫu thuật kết xương; nối vi phẫu thần kinh, mạch m.áu; khâu phục hồi các cơ bị đứt… Sau hơn 7 giờ thực hiện, ca phẫu thuật nối lại bàn chân cho bệnh nhân Sơn đã thành công.

Được biết, sau bệnh nhân Sơn 3 ngày, vào ngày 13/3, các bác sĩ Bệnh viện quân y 211 cũng đã phẫu thuật nối ghép thành công bàn chân bị dập nát, chỉ còn dính vào lớp da mỏng cho bệnh nhân Hoàng Thạch Hải (SN 1982), trú Chư Prông).

Sơn Nam (baovephapluat.vn)

Gia Lai: B.é g.ái mắc bệnh hiểm nghèo cần được giúp đỡ

Theo kết luận của các bác sỹ, bé Huỳnh Cát Thùy Linh (sinh năm 2003, tạm trú tại hẻm Tuệ Tĩnh, tổ 9 phường Ia Kring, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) bị hội chứng thận hư kháng thuốc.

Theo các bác sỹ, chứng thận hư sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, khi cơ thể kháng thuốc thì sẽ càng gây ra nhiều khó khăn trong việc chữa trị.

Bố của cháu là anh Huỳnh Đức Lợi (sinh năm 1976) cho biết, mỗi viên thuốc đặc trị cho cháu giá 200.000 đồng, mỗi ngày cháu phải uống đều đặn 3 viên, đó là chưa kể đến các loại thuốc phụ trợ khác đều có giá t.iền triệu. Dừng uống thuốc ngày nào là bệnh của cháu phát triển rất nhanh và dừng việc chữa trị thì khả năng t.ử v.ong của cháu rất cao.

Sinh ra trong gia đình khó khăn, thiếu thốn tình cảm của người mẹ (mẹ bé bỏ đi từ hồi bé 2 t.uổi), lại bị căn bệnh hiểm nghèo dày vò, nhưng những năm cấp I, Thùy Linh vẫn luôn kiên cường chống chọi với bệnh tật, sống lạc quan yêu đời. Em luôn cố gắng đến trường, chăm chỉ học bài nên nhiều những năm ấy, Thùy Linh có kết quả học tập rất tốt.

Ở trường, em luôn được thầy yêu, bạn mến vì những nỗ lực vượt lên số phận. Tuy nhiên, khi bước vào cấp II, do tác động của bệnh là giảm hoạt động của điện não, rối loạn tâm thần thậm chí gây trầm cảm và ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý nên gia đình đành cho Thùy Linh nghỉ học.

Ảnh phiếu xét nghiệm của Thùy Linh

Hàng ngày, Thùy Linh phải ăn thức ăn nhạt, tránh những thức ăn nhiều đạm vì sẽ tăng cân rất nhanh. Cụ thể, có ngày em có thể tăng từ vài lạng đến 1 cân và tăng liên tục những ngày sau đó. Lúc đó, cơ thể em bị phù nặng, đi không nổi, rất đau đớn. Cơ thể em hầu như không còn sức đề kháng, những chứng cảm sốt thông thường thì đối với em lại là căn bệnh nặng. Những lúc như thế, em thường chỉ biết khóc và gia đình cũng chỉ biết nhìn rồi khóc theo.

Theo anh Lợi, vì phải ăn nhạt hoài nên Thùy Linh rất thèm thức ăn mặn. Có hôm, gia đình không để ý, em đã lén chan nước mắm vào cơm và ăn một cách sảng khoái. Đêm đó, người em lập tức sưng phù, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu gấp. “Tội nghiệp, trẻ con nào chẳng thích bánh kẹo, thế nhưng cháu thì không thể thưởng thức mấy món khoái khẩu này”, anh Lợi rơm rớm kể.

Ảnh Thùy Linh mới nhập viện để chống chọi với căn bệnh nan y

Được biết, đều đặn như vắt chanh, từ hồi Thùy Linh được 3 t.uổi đến nay, tháng nào anh Lợi cũng phải bỏ việc để đưa con gái đi tái khám, theo dõi bệnh tình trong TP. HCM. Mỗi chuyến đi như thế, chi phí thấp nhất cũng đến 6 triệu đồng và có tháng vì bệnh phát đột xuất phải đi đến những 2 lần. Chính vì điều này mà mọi tài sản sau bao năm tích cóp của riêng anh Lợi và của gia đình đều đã đội nón ra đi theo số t.iền thuốc thang chạy chữa cho Thùy Linh. Người thân, bạn bè thương tình đã người ít, kẻ nhiều góp t.iền giúp đỡ thế nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Hiện anh Lợi đang hành nghề tự do ở TP. Đà Nẵng với thu nhập rất bấp bênh.

“Số nợ mà tôi vay người thân, bạn bè để chạy chữa cho con đến nay đã đến con số hàng trăm triệu đồng. Tôi không biết làm cách nào để có thể trả được món nợ này cả, nhìn con đau ốm mà lòng tôi đau như cắt, muốn được bệnh thay con mà nào có thể”, anh Lợi xót xa.

Hoàn cảnh của Thùy Linh rất cần đến sự chung tay chia sẻ của cộng đồng. Mọi chi tiết xin liên hệ bà Huỳnh Thị Tâm- cô ruột Thùy Linh tại trú tại hẻm Tuệ Tĩnh, tổ 9 phường Ia Kring, TP. Pleiku, Gia Lai, điện thoại 0914.033663.

Theo baodansinh.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *