Ghi nhận 3 ca bệnh dương tính với virus Dengue

Ngành chức năng đã tổ chức vệ sinh môi trường, thu gom phế thải tại hàng trăm hộ dân xã Mậu Lâm (Như Thanh, Thanh Hóa), phun hóa sau khi phát hiện 3 trường hợp dương tính virus Dengue

Ngày 24/9, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, trên địa bàn các thôn Rộc Môn, Đồng Bớp, xã Mậu Lâm ( huyện Như Thanh, Thanh Hóa) vừa ghi nhận 3 trường hợp có kết quả xét nghiệm MAC-ELISA dương tính với virus Dengue. Qua điều tra cho thấy, cả 3 bệnh nhân đều là nữ và không rời địa phương trong vòng một tháng trước ngày khởi phát bệnh.

Vừa ghi nhận 3 trường hợp có kết quả xét nghiệm MAC-ELISA dương tính với vi rút Dengue tại xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, Thanh Hóa (Ảnh: CDC Thanh Hóa).

Cả 3 bệnh nhân đều là lao động tự do, trong đó trường hợp tại thôn Rộc Môn sau khi xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, đã tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng không khỏi. Ngày 22/9/2021, bệnh nhân xuất hiện nhiều chấm xuất huyết khu vực cánh cẳng tay, chân 2 bên, được người nhà cho nhập viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh theo dõi điều trị.

Một trường hợp khác cũng ở tại thôn Rộc Môn, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao 39 độ C vào ngàu 18/9, tự mua thuốc điều trị tại nhà, đến ngày 21/9 có biểu hiện sốt, mệt mỏi, chấm xuất huyết toàn thân, được nhập viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh theo dõi điều trị. Hiện bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virus cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh có thể gây ra dịch lớn với nhiều người mắc. Những trường hợp bệnh nặng có thể gây t.ử v.ong, đặc biệt là với t.rẻ e.m.

Còn trường hợp tại thôn Đồng Bớp có biểu hiện sốt cao 39 độ C từ ngày 18/9, đau đầu nhiều, đau cơ xương khớp, kèm theo chấm nốt xuất huyết. Ngày 21/9, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh theo dõi điều trị. Hiện, bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 22/9, Trung tâm Y tế huyện Như Thanh lấy mẫu bệnh phẩm của 3 trường hợp nêu trên và gửi xét nghiệm tại CDC Thanh Hóa; ngày 23/9, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp MAC-ELISA dương tính với sốt xuất huyết.

Sau đó, Trung tâm Y tế huyện Như Thanh phối hợp với CDC Thanh Hóa tiến hành tổ chức vệ sinh môi trường, thu gom phế thải có bọ gậy, lật úp các dụng cụ chứa nước không sử dụng tại toàn bộ 149 hộ thôn Đồng Bớp và 111 hộ thôn Rộc Môn, xã Mậu Lâm; triển khai phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành tại khu vực hộ gia đình bệnh nhân trong vòng bán kính 200 m tính từ gia đình bệnh nhân, tiến tới mở rộng toàn bộ thôn Đồng Bớp và thôn Rộc Môn.

Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch sốt xuất huyết tại địa phương, giám sát các ca bệnh, t.iêu d.iệt loăng quăng, bọ gậy hàng ngày tại xã Mậu Lâm cho đến khi kết thúc dịch. Trung tâm Y tế huyện Như Thanh cử cán bộ thường trực hỗ trợ giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương. Hiện chưa ghi nhận thêm các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân tại khu vực 2 bệnh nhân sinh sống.

Ngành y tế khuyến cáo, hiện nay thời tiết nắng mưa thất thường, là điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch. Vì vậy, người dân cần giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ quanh nhà và nơi làm việc, chủ động phun hóa chất diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Khi có những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Dấu hiệu nhận diện mức độ sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do vi rút dengue gây ra. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Cần lưu ý giai đoạn sốt tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue thông thường, nếu đã chuyển qua giai đoạn nguy hiểm tức là đã chuyển qua mức độ của thể bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng.

Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh sẽ giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt.

Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.

Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu.

Có thể có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết.

Chán ăn, buồn nôn.

Đau cơ, đau khớp.

Nghiệm pháp dây thắt dương tính.

Sốt cao khó hạ là triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết.

Giai đoạn nguy hiểm

Thường vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Nhiệt độ giảm không nhất thiết có nghĩa là người bệnh đang hồi phục, ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi biểu hiện của sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo và tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng.

Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 – 48 giờ); tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu 25 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.

Xuất huyết: Xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết ở niêm mạc: Ra m.áu mũi, lợi, tiểu ra m.áu. K.inh n.guyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết nội tạng như: Tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng (nôn/ói ra m.áu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng).

Một số trường hợp sốt xuất huyết dấu hiệu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng (đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất m.áu và tụt huyết áp), cần phải cấp cứu nhanh chóng.

Xuất huyết dưới da thường xuất hiện trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh.

Giai đoạn hồi phục

Khoảng 24 – 48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm, cơ thể bệnh nhân có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch, giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 48 – 72 giờ.

Bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn uống trở lại, huyết động ổn định và đi tiểu nhiều.

Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.

Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức cho bệnh nhân có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *