Sau khi thăm khám, chủ tiệm thuốc tây có tiêm cho cháu T. một số mũi thuốc. Tiêm xong gia đình có đưa cháu T. về nhà, vài giờ sau đó cháu T. yếu dần và t.ử v.ong trên đường đi cấp cứu.
Ngày 28/11, UBND xã Pờ Tó, huyện Ia Pa (Gia Lai) cho biêt, khoảng 5h sáng cùng ngày xã có nhận được thông tin cháu T. (SN 2020, thôn 3, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, Gia Lai) đã t.ử v.ong sau khi đi khám và tiêm ở một tiệm thuốc tây trên địa bàn xã Pờ Tó.
Ảnh minh họa
Ngay sau đó, xã Pờ Tó đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi. Đồng thời, xã cũng tuyên truyền bà con bình tĩnh phối hợp với lực lượng công an tiến hành điều tra sự việc khiến cháu T. t.ử v.ong.
Trước đó, vào khoảng 18h ngày 27/11, người nhà thấy cháu T. mệt mỏi nên có đưa đến một tiệm thuốc tây trên địa bàn xã. Sau khi khám, người chủ tiệm thuốc tây này đã tiêm cho cháu một số mũi thuốc. Tiêm xong gia đình đưa cháu T. về nhà.
Đến 21h cùng ngày, người nhà tiếp tục đưa cháu T. quay lại nhà bà N. để hỏi. Một vài giờ sau, gia đình thấy cháu T. yếu dần nên người nhà đưa đi cấp cứu nhưng trên đường đi cháu đã t.ử v.ong.
Phát hiện virus gây bệnh c.hết người đang lây lan nhanh
Heartland là virus bí ẩn và hiếm gặp, được tìm thấy trên bọ ve, đang lây lan ở một số nơi.
Các chuyên gia cảnh báo virus này có thể tạo ra làn sóng dịch bệnh tiềm ẩn.
Theo NBC News, các nhà nghiên cứu của Đại học Emory, Mỹ, ví Heartland là virus bí ẩn nhưng gây c.hết người. Nó được tìm thấy trên bọ ve “ngôi sao cô đơn” (Lone Star Tick hay Amblyomma americanum) tại bang Georgia. Loại virus này được phát hiện ở ít nhất 6 tiểu bang của Mỹ và các chuyên gia cảnh báo nó đang lây truyền mạnh, có thể trở thành căn bệnh nguy hiểm.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Emerging Infectious Diseases của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Theo CDC, virus đã được báo cáo trên bọ ve Lone Star Tick ở các bang Missouri, Alabama, Illinois, Kansas và New York. Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa rõ liệu virus có lây lan sang các khu vực khác của Mỹ hay không.
Theo PGS Gonzalo M. Vazquez-Prokopec, đồng tác giả của nghiên cứu, Đại học Emory: “Chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của người dân về virus bí ẩn này hơn là khiến mọi người hoảng sợ. Vào mùa xuân, người dân có xu hướng ra ngoài nhiều hơn và họ có thể tiếp xúc bọ ve mang virus”.
Vị chuyên gia nhấn mạnh: “Heartland là bệnh truyền nhiễm mới nổi mà chúng ta vẫn chưa được hiểu rõ. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu mọi thứ về nó trước khi virus trở thành vấn đề lớn”.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra thúc đẩy mùa đông ấm hơn và ngắn hơn. Điều này làm tăng cơ hội cho một số loài bọ ve sinh sản thường xuyên hơn và mở rộng phạm vi của chúng.
Virus Heartland được tìm thấy trên bọ ve Lone Star Tick, đã gây bệnh cho ít nhất 50 người. Một số trường hợp trong đó đã t.ử v.ong. Ảnh: AFP.
Thông tin về virus Heartland vẫn còn rất ít ỏi. Khi virus nhảy từ bọ ve sang người, nó có thể gây sốt, mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ hoặc khớp. CDC cho biết chưa rõ những loại bọ ve khác có thể làm lây lan virus này hay con người còn bị nhiễm bằng cách khác không.
Một số bệnh nhân đã được chẩn đoán có lượng bạch cầu, tiểu cầu thấp đáng báo động, ảnh hưởng quá trình đông m.áu. Các xét nghiệm chức năng gan của họ cho thấy men gan tăng cao, cảnh báo nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng.
CDC ước tính đến tháng 1/2021, mới chỉ có khoảng 50 trường hợp mắc bệnh do virus này gây ra. Ở những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân phải cấp cứu. Đa số hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số người lớn t.uổi đã qua đời. Hiện tại, chưa có vaccine hay thuốc điều trị cho căn bệnh này.
Lần đầu tiên Heartland xuất hiện là ở tây bắc Missouri, năm 2019. Hai ca nhiễm virus đầu tiên là nam giới, phải nhập viện với triệu chứng sốt cao, tiêu chảy, đau cơ. Ngoài virus này, bọ ve Lone Star Tick cũng được phát hiện mang các vi khuẩn gây bệnh ehrlichiosis và tularemia. Một số người bị bọ ve này cắn phát triển tình trạng dị ứng thịt.