Gia tăng ca mắc và t.ử v.ong do ung thư tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca t.ử v.ong do ung thư mỗi năm. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người t.ử v.ong do ung thư.

Duy trì chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư – SHUTTERSTOCK

Hiện nay, 185/204 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có Việt Nam) có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư, theo Globocan (dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế ghi nhận dịch tễ ung thư từ các quốc gia trên thế giới và đưa ra các con số ước tính về tỷ lệ mắc mới, tỷ lệ t.ử v.ong và tỷ lệ mắc của các bệnh ung thư phổ biến).

Theo Bệnh viện K (Bộ Y tế), năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất t.ử v.ong trên 100.000 người. Thứ hạng tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy tình hình mắc mới và t.ử v.ong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.

Diễn biến này cũng đang xảy ra tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ… Tuy nhiên, đáng chú ý, tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư tại các quốc gia này đang giảm.

Những bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam

Số liệu của Bệnh viện K cho biết: Tại Việt Nam, các ung thư phổ biến ở nam giới gồm: ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, t.iền liệt tuyến (chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư). Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm: ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư).

Xơ gan làm tăng nguy cơ ung thư gan – SHUTTERSTOCK

Như vậy, tính chung cả 2 giới, các loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.

Lối sống và ô nhiễm môi trường có liên quan ?

Lý giải nguyên nhân khiến số người mắc và t.ử v.ong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh, báo cáo của Bệnh viện K cho hay ung thư là bệnh lý gây nên bởi nhiều yếu tố phối hợp nhưng tựu trung lại liên quan 2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố thay đổi được (như hành vi lối sống, môi trường) và nhóm yếu tố không thay đổi được (t.uổi, gien…).

5 điều cần làm để giảm nguy cơ mắc ung thư

1. Không hút t.huốc l.á, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích.

2. Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả. Hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối. Tránh đồ uống có đường. Không ăn thực phẩm mốc, ôi thiu, thực phẩm nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng.

3. Xây dựng chế độ tập luyện, vận động thường xuyên; nghỉ ngơi hợp lý; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.

4. Sinh hoạt t.ình d.ục lành mạnh, an toàn.

5. Thực hiện tiêm chủng đầy đủ như: viêm gan B, HPV…

Già hóa dân số là yếu tố liên quan gia tăng ung thư. Việt Nam đang đối mặt với sự già hóa dân số, t.uổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay đã tăng (73,6 t.uổi). T.uổi càng cao, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng dài, tỷ lệ mắc ung thư càng cao.

Đáng lưu ý, các yếu tố về hành vi lối sống liên quan đến một số ung thư. Trong đó, hút t.huốc l.á là nguyên nhân của 30% các loại ung thư, gây ra 20 loại ung thư khác nhau và chiếm 90% nguyên nhân của ung thư phổi; lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây ra các loại ung thư như ung thư miệng, họng, gan, vú, đại trực tràng…

Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý, không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ, sử dụng thực phẩm mốc (gạo, lạc…), hay thực phẩm chế biến sẵn (như thịt hun khói, cá muối…) đóng vai trò 35% nguyên nhân gây ung thư (như ung thư vú, thực quản, đại trực tràng…).

Thói quen ít vận động cũng là nguyên nhân gây nên một số bệnh ung thư như ung thư vú, đại trực tràng. Ô nhiễm không khí và môi trường cũng là những yếu tố liên quan.

Có một yếu tố tích cực liên quan đến việc gia tăng các ca ung thư được phát hiện, đó là nhận thức người dân tốt hơn về việc chủ động khám tầm soát ung thư; người dân quan tâm hơn tới việc đi khám sức khỏe, trong đó có việc sàng lọc ung thư nên phát hiện nhiều trường hợp hơn. Bên cạnh đó, hệ thống ghi nhận ung thư tại Việt Nam hiện đã tốt hơn. Như vậy, sẽ có nhiều bệnh nhân mắc và t.ử v.ong do ung thư được ghi nhận, dẫn tới số người mắc và t.ử v.ong được thống kê cũng đầy đủ hơn; tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chẩn đoán ung thư ngày càng cao cũng giúp phát hiện ra bệnh nhiều hơn.

Phòng ngừa bệnh ung thư

Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao, tiết kiệm về chi phí. Ngược lại, phát hiện ở giai đoạn muộn luôn để lại gánh nặng lớn về kinh phí và hiệu quả điều trị cũng giảm đáng kể.

Mỗi người dân cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ. Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ ung thư, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.

Khoảng 35-75% trong số người bệnh mắc ung thư đầu mặt cổ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ 35-75% trong số người bệnh mắc ung thư đầu mặt cổ. Thể trạng suy kiệt chiếm tỉ lệ cao và gây ra ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng cho người bệnh đang được điều trị.

Ung thư đầu mặt cổ là ung thư phổ biến đứng thứ 6 trong các nhóm ung thư trên toàn thế giới. Dinh dưỡng là yếu tố tiên lượng quan trọng đối với người bệnh ung thư đầu mặt cổ. Thể trạng suy kiệt chiếm tỉ lệ cao và gây ra ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng cho người bệnh đang được điều trị. Chính vì vậy, việc chế độ dinh dưỡng đúng quan trọng vô cùng với người bệnh ung thư.

Nguyên tắc dinh dưỡng.
Theo các khuyến cáo người bệnh cần có năng lượng: 25 – 30 Kcal/kg cân nặng/ngày; Protein: 15-20% tổng năng lượng. Glucid: 60-70% tổng năng lượng. Lipid chiếm 15-20% tổng năng lượng. Cung cấp đầy đủ vitamin- muối khoáng,chất xơ; Lượng nước: 40ml/kg cân nặng/ngày. Lượng muối 6g/ngày , không quá 10g/ngày.
Cân đối bữa ăn hợp lý các thành phần: protein, lipid, glucid. Tránh bỏ bữa.

Dưới đây là một số gợi ý cho người bệnh tham khảo.

Thực phẩm nên dùng: Người bệnh cần ăn đủ, cân đối các thành phần bao gồm: Gạo, khoai, bún, phở, miến,… Các loại thịt, cá, trứng, sữa…Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3: cá hồi, các chế phẩm từ hạt: sữa hạnh nhân, sữa óc chó,… Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc,…

Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, A, C, Selen và các chất chống oxy hóa như: cà rốt, giá đỗ, rau ngót, rau muống, bí đỏ, …

Các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phospho: sữa, phimai, chuối, bơ, cá,…

Các loại quả ngọt như: táo tây, thanh long, nho ngọt, đu đủ chín,…

Thực phẩm hạn chế dùng

Người bệnh nên chú ý hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều dầu mỡ như : các món thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay… Các đồ ăn cứng, cay, nóng.

Thực phẩm không nên dùng bao gồm: Dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Các chất kích thích như bia rượu, nước chè đặc, cà phê và nước ngọt, t.huốc l.á.

Chú ý: Duy trì chế độ ăn giàu năng lượng. Lựa chọn thực phẩm đa dạng. Chế biến thanh đạm, mềm, lỏng, dễ nuốt: cháo, bún , phở, soup, sữa, sinh tố,…

Chia thành nhiều bữa trong ngày 6-8 bữa/ngày.

Bệnh nhân ung thư cần uống đủ nước để giảm các biện pháp khô miệng trong quá trình điều trị.

Do bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, thay đổi khẩu vị, khó nuốt, khô miệng, cứng hàm,… nên cần sử dụng thực phẩm lành mạnh, ưu tiên thực phẩm ưa thích, ăn cùng người thân, trang trí món ăn đẹp mắt,…

Nếu buồn nôn/ nôn cần chế biến món ăn thanh đạm, ít mùi, ít gia vị ,.. Món ăn mềm, lỏng, dễ hấp thu: soup, cháo, bún, phở, sữa, sinh tố, sữa chua,… Sử dụng gừng tươi/ trà gừng, uống đủ nước 40ml/kg/ngày; ăn nhiều bữa trong ngày.

Ở giai đoạn hạ bạch cầu/ tiểu cầu/hồng cầu: Làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, c.hảy m.áu ở bệnh nhân ung thư. Giải pháp đối với chế độ ăn lúc này là cần cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giàu năng lượng: Thịt, cá, trứng sữa. Tăng cường thực phẩm giàu sắt, vitamin C, K, A,… tăng sức đề kháng: thịt bò, gan, tiết, cam, bưởi,…Thực phẩm có tính kháng khuẩn: rau diếp cá, rau húng, tía tô, gừng,…

Nếu bệnh nhân khô miệng, cứng hàm, sưng, đau, nhai khó, khó nuốt,…: cần ăn thức ăn mềm, lỏng: cháo, soup, sữa, sinh tố,… Làm ẩm thực phẩm bằng nước thịt, nước sốt,… Ngoài ra bệnh nhân nên uống ngụm nhỏ nước mát thường xuyên trong suốt cả ngày. Nhai kẹo cao su không đường (xiliton) giữ ẩm miệng.

Tránh thức ăn khô, cứng, cay (bánh quy khô, các loại hạt khô,..); thức ăn dính như socola, bánh ngọt,…Không dùng thức ăn quá nóng/ quá lạnh.

Ung thư đầu cổ là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh lý ác tính – ung thư xuất phát từ khu vực đầu mặt cổ như môi, lợi, lưỡi, sàn miệng, vòm họng, hạ họng…
Ung thư vùng đầu cổ được chia thành 4 loại cơ bản là ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng, ung thư tai và ung thư tuyến nước bọt.
Ung thư vòm họng là bệnh ung thư phổ biến nhất trong số các bệnh ung thư đầu cổ. Bệnh bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại vòm họng (họng mũi) cơ quan có mặt trước là cửa mũi sau, mặt sau là niêm mạc họng, hai bên là loa vòi nhĩ. Ung thư khoang miệng liên quan đến ung thư phát triển trong bất kì các bộ phận tạo nên miệng. Ung thư miệng có thể xảy ra trên môi, lợi, lưỡi, bên trong lót của má, vòm miệng và sàn miệng. Ung thư tuyến nước bọt ít phổ biến hơn, chỉ chiếm khoảng 3 – 6% trong số ca mắc ung thư đầu cổ. Ung thư tai phát triển từ cấu trúc sâu bên trong tai, trong da của tai.
Ung thư đầu cổ có thể gặp ở nhiều độ t.uổi khác nhau, kể cả người trẻ t.uổi nhưng phổ biến hơn cả ở những người trên 40 t.uổi. Dù chưa giải thích được nguyên nhân tại sao nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp khoảng 2 – 3 lần so với nữ giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *