‘Tại Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì đang tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ t.uổi.
Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ t.uổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì’.
Nhận định được bà Angela Pratt Trưởng đại điện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra tại Hội thảo chia sẻ thông tin với báo chí về đồ uống có đường do Bộ TT&TT phối hợp với Tổ chức Nhịp cầu sức khỏe Canada tổ chức.
Còn theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ t.rẻ e.m thừa cân béo phì tại các thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tới 40%.
Theo các chuyên gia y tế, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra các căn bệnh không lây nhiêm như tim mạch, huyến áp, tiểu đường và tỉ lệ t.rẻ e.m mắc các căn bệnh không lây nhiêu có xu hướng gia tăng.
Một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ t.rẻ e.m thừa cân béo phì là tình trạng sử dụng đồ uống có đường.
Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã sử dụng đồ uống có đường nhiều hơn. Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Con số này có thể còn tăng cao ở nhóm t.rẻ e.m 10-18 t.uổi. Một lon nước ngọt thông thường sẽ chứa khoảng 35g đường, với rất ít hàm lượng dinh dưỡng.
Trong khi theo khuyến có của Tổ chức Y tế thế giới mỗi người không nên sử dụng quá 25g đường mỗi ngày và nên giới hạn sự dụng không quá 235ml đồ uống có đường mỗi tuần.
Để làm giảm tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe, người dân cần thay đổi nhận thức về sử dụng đồ uống có đường, nhà sản xuất cần ghi nhãn dinh dưỡng trên các sản phẩm đồ uống.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng một trong những giải pháp hạn chế tác hải của đồ uống có đường là cần có chính sách kiểm soát tiêu thu đồ uống có đường thông qua chính sách về thuế của nhà nước.
Đề xuất tăng thuế với đồ uống có đường để giảm lượng tiêu thụ
Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã tiêu thụ nhiều hơn đồ uống có đường, trung bình mỗi người dân tiêu thụ khoảng 1 lít đồ uống có đường/tuần.
Việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sâu răng và góp phần khiến người dùng thừa cân, béo phì.
Ngày 5-4, tại hội thảo truyền thông chính sách về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng, bà Angela Pratt, Trưởng đại điện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam nêu rõ, để xây dựng Việt Nam khỏe mạnh và an toàn hơn, cần bắt đầu thực hiện một số biện pháp để giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Làm rõ hơn về đề xuất này, Trưởng đại điện WHO tại Việt Nam cho biết, đồ uống có đường có thể là nước ngọt có ga hoặc không ga, nước ép rau quả, nước có hương vị, nước tăng lực, trà uống liền, cà phê uống liền và sữa có thêm đường…
Việc sử dụng nhiều đồ uống có đường làm gia tăng các mối nguy hại cho sức khỏe
Theo bà Angela Pratt, việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sâu răng và góp phần khiến người dùng bị thừa cân, béo phì. Hơn nữa, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường cũng gây ra gánh nặng cho cá nhân và xã hội do tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động do bệnh tật, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa đồ uống có đường và bệnh tim, nhất là đột quỵ và nhồi m.áu cơ tim. Đặc biệt, ở Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã tiêu thụ nhiều hơn đồ uống có đường. Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. “Không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ t.uổi. Ở các thành phố, cứ 4 người ở độ t.uổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng ta cần có hành động quyết liệt để đảo ngược xu hướng này”, bà Angela Pratt nhấn mạnh. Đồng thời cho biết, trên thế giới, biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá bằng tăng thuế, giúp giảm lượng tiêu thụ. Thực tế đến nay đã có hơn 100 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống có đường.
Theo đại diện WHO, bằng chứng cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Cùng với đó, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho t.rẻ e.m và thanh thiếu niên.
Đề xuất tăng thuế, tăng giá đồ uống có đường để giảm lượng tiêu thụ
Theo đại diện Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để hạn chế tiêu thụ đường, chúng ta cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng. Lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25gr, đồng thời chúng ta nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để biết lượng đường ăn vào. Đối với t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.