Gia tăng trẻ sinh non, bác sĩ chỉ cách phòng tránh mẹ bầu cần biết

Sinh non là nguyên nhân của gần một nửa số ca trẻ sơ sinh t.ử v.ong trên toàn thế giới. Nguyên nhân này được xếp thứ hai trong số những nguy cơ gây t.ử v.ong cho trẻ dưới 5 t.uổi chỉ sau bệnh viêm phổi.

Hàng năm, cả thế giới ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sinh non (trước 37 tuần t.uổi thai) và con số này đang tăng lên. Biến chứng sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, khoảng 1 triệu ca t.ử v.ong (năm 2015). 3/4 số t.ử v.ong này có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp can thiệp hiện tại, hiệu quả về chi phí. Theo số liệu báo cáo của 184 quốc gia, tỷ lệ sinh non dao động từ 5% đến 18% trẻ sinh ra.

Theo thống kê tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ trẻ sinh non trước 37 tuần có sự gia tăng, năm 2020 tỷ lệ trẻ sinh non chiếm 16% số trẻ nhập khoa sơ sinh.

3 mức độ của sinh non

Sinh non là hiện tượng em bé chào đời trước 37 tuần thai kỳ. Trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch yếu, có thể gặp hàng loạt các vấn đề về sức khỏe và sự phát triển.

Theo định nghĩa của WHO, trẻ sinh non sẽ được chia theo 3 mức độ:

Sinh non: Những em bé sinh ra trong khoảng giữa tuần thứ 32 và 37- Phần lớn trong số trẻ sống sót, và cần nhờ vào chăm sóc hỗ trợ.

Rất non: Những em bé sinh giữa tuần thứ 28 và 32. Những em bé này cần nhiều điều trị tích cực, chăm sóc hỗ trợ hơn và phần nhiều vẫn sẽ có thể sống sót.

Cực non: Những em bé sinh trước tuần thứ 28. Những em bé này cần thiết điều trị tích cực, chăm sóc đặc biệt để có thể sống. Ở những nước phát triển, những em bé sinh cực non có 90% cơ hội sống sót dù chúng phải chịu những di chứng sau này. Ở những nước kém phát triển, cơ hội sống sót chỉ khoảng 10%

Nguyên nhân phổ biến của sinh non bao gồm đa thai, n.hiễm t.rùng và các bệnh mạn tính như tiểu đường và cao huyết áp; tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân. Hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cơ chế sinh non sẽ thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp để ngăn ngừa sinh non

Nguy cơ thường gặp của trẻ sinh non

Trẻ sinh càng sớm thì nguy cơ rủi ro gặp phải các vấn đề về sức khỏe càng cao. Các biến chứng có thể xuất hiện sớm ngay sau khi sinh hoặc xuất hiện muộn ở giai đoạn sau này, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của trẻ.

Một số nguy cơ sớm

Ngay sau khi sinh, trẻ đẻ non có thể gặp những vấn đề về sức khỏe sau:

– Thiếu m.áu : Thiếu m.áu gây nên bão hòa oxy và nồng độ glucose trong m.áu thấp, làm cho các cơ quan trong cơ thể trẻ không thể hoạt động ổn định.

– Các vấn đề về hô hấp:

Chứng ngừng thở ở trẻ sinh non: Trẻ ngừng thở trong vòng 15 đến 20 giây hoặc hơn, nó có thể diễn ra cùng lúc với chứng chậm nhịp tim.

Loạn sản phế quản phổi: Bệnh phổi này xuất hiện ở trẻ sinh non phải thở máy. Trẻ mắc bệnh này thường có nguy cơ mắc bệnh về phổi cao hơn t.rẻ e.m bình thường khác và đôi khi có thể bị tổn thương phổi.

Hội chứng suy hô hấp cấp: Thường trẻ mắc phải hội chứng này do phổi của chúng không thể tạo ra đủ surfartant, làm giãn nở phổi.

Trẻ sinh non đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khoẻ.

– Nhiễm khuẩn : Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ sinh non dễ bị nhiễm khuẩn hơn nhiều so với những đ.ứa t.rẻ khỏe mạnh khác.

– Xuất huyết não : Trẻ càng sinh non, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

– Vàng da : Vàng da ở trẻ đẻ non thường nhiều và kéo dài hơn so với trẻ đủ tháng. Vàng da do sự tích tụ bilirubin trong m.áu. Điều này cho thấy gan của trẻ chưa phát triển hết hoặc hoạt động không bình thường.

– Viêm ruột hoại tử : Bệnh này rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến ruột non của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh này, đồng nghĩa với việc nhu mô ruột bị tổn thương hoặc bắt đầu hoại tử.

– Còn ống động mạch : là một khuyết tật tim bẩm sinh trong đó ống động mạch (một mạch nối động mạch phổi với phần động mạch chủ đi xuống) không đóng được. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tăng huyết áp phổi, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) và suy tim sung huyết

– Bệnh võng mạc trẻ sinh non : Là chứng rối loạn thị lực – thường phát triển ở cả hai mắt – là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thị giác ở t.rẻ e.m và có thể dẫn đến suy giảm thị lực suốt đời và mù lòa

Một số nguy cơ muộn

Ngoài những rủi ro về sức khỏe sau sinh, trẻ đẻ non còn phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe lâu dài cho đến t.uổi trưởng thành. Những rủi ro đó có thể là:

– Bại não : Bao gồm rối loạn vận động – trương lực cơ, có thể gây nên bởi n.hiễm t.rùng, lưu lượng m.áu giảm hoặc chấn thương não bộ của trẻ sinh non.

– Học kém : Trẻ sinh non có nhiều khả năng tụt hậu so với các bạn đủ tháng cùng lứa t.uổi.

– Vấn đề về thị lực : Bệnh võng mạc trẻ sinh non có thể gây suy giảm thị lực trong nhiều năm, thậm chí gây mù nếu không được chữa trị kịp thời.

– Vấn đề thính lực : Cho dù trẻ sinh non được kiểm tra về thính lực trước khi xuất viện, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ suy giảm thính lực về lâu dài.

– Vấn đề răng miệng : Trẻ sinh non có nguy cơ gặp các vấn đề về phát triển răng, chẳng hạn như mọc răng chậm, răng xỉn màu và răng mọc không đúng cách.

– Vấn đề hành vi và tâm lý : Trẻ sinh non có thể có nguy cơ có một số vấn đề về hành vi hoặc tâm lý cũng như chậm phát triển trí tuệ hơn trẻ đủ tháng.

– Các vấn đề sức khỏe mãn tính : Trẻ sinh non có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe mãn tính – một số trong đó có thể cần được chăm sóc tại bệnh viện – hơn là trẻ đủ tháng như n.hiễm t.rùng, hen suyễn và các vấn đề về ăn uống. Trẻ sinh non cũng có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Chăm sóc trẻ sinh non tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.

Các biện pháp giảm nguy cơ sinh non

Trẻ sinh non thường gặp phải hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, tỉ lệ sống rất thấp. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại, số lượng trẻ sinh non có cơ hội sống sót ngày càng cao, thậm chí đối với các bé sinh cực non, chỉ được 26 tuần t.uổi thì vẫn có khoảng 25% cơ hội sống sót.

Đối với các bác sĩ, mỗi ca sơ sinh non tháng, nhẹ cân thực sự là những “cuộc chiến” để giành lại sự sống cho các bé, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu rủi ro về sau cho các bé.

Do vậy, để giảm thiểu nguy cơ sinh non và những rủi ro do sinh non, các bác sĩ khuyến cáo:

– Các bà mẹ trong quá trình mang thai cần chăm sóc bản thân cẩn thận bằng cách xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, môi trường sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng.

– Ăn nhiều trái cây và rau xanh, uống nhiều nước, tránh tăng cân quá nhiều, tăng khoảng 12kg là mức trung bình trong thai kỳ.

– Khám thai định kỳ hàng tháng để bác sĩ nắm được thể chất, tinh thần và hướng dẫn thai phụ chăm sóc cơ thể tốt hơn, kiểm soát tình trạng n.hiễm t.rùng, huyết áp và các bệnh tật khác.

Hi hữu hai bé song sinh, 1 bé còn nguyên trong bọc ối

Sáng 9/3/2021, các bác sĩ khoa Sản 2 – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ thực hiện phẫu thuật thành công cho một thai phụ 28 t.uổi mang song thai 31 tuần 4 ngày, trong đó bé thứ hai chào đời vẫn còn nguyên trong bọc ối.

Thai phụ N.T. T (trú tại xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) vào viện trong tình trạng đau bụng, ối vỡ non, cổ tử cung đã mở 4cm nên được chỉ định phẫu thuật lấy thai. Trong quá trình mổ đón cặp song sinh, b.é t.rai thứ nhất chào đời thuận lợi. Đến b.é t.rai thứ hai, các bác sĩ rất bất ngờ khi bé vẫn còn nằm trong bọc ối, các bác sĩ phải rạch túi nước ối đưa bé ra ngoài và cắt dây rốn. Cân nặng lần lượt của 2 bé là 1.9kg và 1.5kg.

Do sinh non nên hai bé được đưa về theo dõi, chăm sóc tại khoa Nhi Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Hiện tại, sức khỏe của cả sản phụ T. và 2 bé đều ổn định.

Em bé chào đời trong bọc ối.

Các bác sĩ cho biết, thông thường khi bé chuẩn bị chào đời, túi ối sẽ vỡ luôn dưới tác động của những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ của người mẹ hoặc các thao tác chuyên môn của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Một em bé chào đời với nguyên túi ối bao quanh là điều hiếm gặp, đây lại là trường hợp thai đôi song chỉ có một bé vẫn còn trong bọc ối.

Theo quan niệm xưa, đẻ bọc điều được coi là dấu hiệu của sự may mắn và những trẻ chào đời như thế này sẽ luôn được bảo vệ và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.

TS. BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên Đại học Y Dược Tp. HCM, Trưởng Phòng khám Phụ sản Hoàng Gia cho biết đẻ bọc ối là một trong những trường hợp rất hiếm gặp trong sản phụ khoa. Hơn 20 năm làm nghề cho đến nay, anh chỉ gặp 2 trường hợp. Thông thường khi chuyển dạ, sau khi cổ tử cung đã mở, dưới tác động của cơn gò tử cung làm tăng áp lực trong buồng ối, màng ối sẽ vỡ và nước ối chảy ra ngoài. Thông thường, màng ối rất mềm, mỏng và dễ vỡ.

Việc sinh trong bọc ối là hiếm nên cha ông xưa quan niệm đ.ứa t.rẻ sinh ra sẽ sướng hơn còn hiện nay chưa có những bằng chứng nào để xác định được quan niệm này là đúng hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *