Ngày 31/10, Công ty dược phẩm khổng lồ Sanofi của Pháp thông báo giảm giá một loại thuốc chống lao chủ chốt, giúp thúc đẩy cuộc chiến chống lại căn bệnh hiểm nghèo nhất thế giới cùng với việc Mỹ đưa ra các xét nghiệm hỗ trợ điều trị mới.
Các sáng kiến được đưa ra khi Liên hợp quốc tìm cách củng cố chiến dịch chống lại bệnh lao, đã hại c.hết 1,5 triệu người vào năm ngoái và thêm 10 triệu người mắc bệnh.
Giá rẻ hơn có nghĩa là các cơ quan viện trợ và chính phủ sẽ có thể sử dụng một loại thuốc trị bệnh lao chính rộng rãi hơn trong điều trị của họ
Các nhà khoa học đã ca ngợi quyết định của Sanofi về việc giảm 2/3 giá thuốc rifapentine, cho biết lá chắn y tế được cung cấp bởi các phương pháp điều trị như vậy sẽ rất quan trọng đối với mục tiêu của Liên hợp quốc trong việc t.iêu d.iệt căn bệnh này vào năm 2030.
Lelio Marmora, người đứng đầu Tô chưc phi lơi nhuân Unitaid giúp môi giới cho thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa Sanofi và Quỹ toàn cầu, cho biết: “Loại thuốc cứu sinh này, cho đến nay, hoàn toàn không bị ảnh hưởng ở các nước đang phát triển”. “Thỏa thuận này sẽ giúp chuyển đổi cam kết chính trị thành hành động hữu hình”, ông nói thêm.
Unitaid là một sáng kiến y tế toàn cầu hợp tác với các đối tác để đưa ra những đổi mới nhằm ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh chính ở các nước thu nhập thấp và trung bình, chú trọng đến bệnh lao, sốt rét và HIV / AIDS và các bệnh đồng nhiễm c.hết người.
Sanofi, nhà sản xuất dược phẩm lớn thứ ba thế giới tính theo doanh thu, đã giảm giá một liệu trình sử dụng thuốc rifapentine kéo dài ba tháng từ 45 đô la xuống 15 đô la cho 100 quốc gia nghèo đang chiến đấu với căn bệnh này.
Giá rẻ hơn có nghĩa là các cơ quan viện trợ và chính phủ sẽ có thể sử dụng thuốc rộng rãi hơn trong điều trị của họ.
Rifapentine, kết hợp với thuốc isoniazid, giúp bảo vệ một người bị nhiễm lao khỏi bệnh và phòng chống việc truyền bệnh cho người khác.
Thông báo này được đưa ra tại một hội nghị về sức khỏe phổi toàn cầu ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, liên quan đến khoảng 3.500 nhà nghiên cứu, những người sống sót sau bệnh lao và các nhà hoạt động từ hơn 80 quốc gia.
Ấn Độ chiếm một phần tư các trường hợp mắc bệnh lao trên thế giới.
Ấn Độ chiếm một phần tư các trường hợp mắc bệnh lao trên thế giới.
Cùng với thông báo giảm giá thuốc, đầu tuần này, việc thông báo kết quả thử nghiệm vắc xin phòng chống lao mới ở ba quốc gia châu Phi của công ty dược phẩm Anh GlaxoSmithKline đã cho thấy một hứa hẹn rõ ràng về việc đẩy lùi căn bệnh này.
Kết quả cho thấy 50% những người tham gia ở Kenya, Nam Phi và Zambia đã bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng không bị bệnh trong 3 năm sau khi tiêm vắc xin.
Và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết hôm thứ Năm họ đã khởi động một thử nghiệm lớn trên hơn 12 quốc gia cho những người tiếp xúc với các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Nghiên cứu sẽ thử nghiệm một loại thuốc mới trên các nhóm dân số dễ bị tổn thương như t.rẻ e.m và những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm cả những người dương tính với HIV.
Quyết định giảm giá được đưa ra sau thông báo đầu tuần này của GlaxoSmithKline (Anh) rằng một loại vắc-xin mới được thử nghiệm ở ba quốc gia châu Phi đã cho thấy hiệu quả
Đến nay, các cơ quan viện trợ ngày càng trở nên thất vọng với tốc độ chậm chạp trong việc chống lại căn bệnh này, với loại vắc-xin hiện đã có gần một thế kỷ và chỉ có tác dụng đối với các dạng vi rút gây bệnh hạn chế.
Một số chủng của bệnh đã trở nên kháng với một số phương pháp điều trị bằng thuốc do sử dụng không thường xuyên.
Lý do bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề đau đầu là vì nó khó điều trị hơn rất nhiều, chi phí điều trị cao hơn và tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong cao hơn nhiều.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng trước đã kêu gọi các nhà tài trợ bổ sung cho Quỹ toàn cầu chống AIDS, bệnh lao và sốt rét trong bối cảnh lo ngại rằng việc khắc phục các căn bệnh đang bị chậm lại vì các quốc gia không muốn quyên góp t.iền mặt.
Macron cho biết 13,92 tỷ USD đã được cam kết, chỉ thiếu một ít so với mục tiêu 14 tỷ USD đặt ra.
Trâm Anh
Theo AFP/congly
Cần nhiều nỗ lực để không lỗi hẹn Mục tiêu phát triển bền vững
Thế giới hiện đã không còn trong lộ trình chấm dứt các đại dịch AIDS, lao và sốt rét vào năm 2030 để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững về y tế.
Bệnh nhân nhiễm HIV điều trị tại bệnh viện ở Bangui, CH Trung Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đến năm 2030, chấm dứt các đại dịch HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên.
Đây là một phần trong mục tiêu phát triển bền vững thứ ba của Liên hợp quốc về đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa t.uổi, được cộng đồng quốc tế nhất trí thông qua năm 2015.
Đây cũng là nội dung Hội nghị bổ sung Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét lần thứ sáu diễn ra ngày 10/10 tại Lyon, Pháp.
Đẩy mạnh cuộc chiến chống AIDS, lao phổi và sốt rét, những căn bệnh truyền nhiễm cướp đi sinh mạng của khoảng 2,5 triệu người mỗi năm, hay lùi bước và thất bại?
Câu hỏi mà Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét đặt ra đã thể hiện thực trạng toàn cầu hiện nay trong vấn đề này.
Sau nhiều năm đạt được những tiến bộ đáng chú ý trong cuộc chiến chống HIV, lao và sốt rét, những thách thức mới đang đe dọa đẩy cộng đồng quốc tế đi chệch hướng.
Thế giới hiện không còn trong lộ trình chấm dứt các đại dịch vào năm 2030 để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững về y tế.
Những cam kết chính trị không đủ kiên định, ngân sách đóng góp giảm và ngày càng gia tăng những trường hợp kháng thuốc ở cả người bệnh lẫn vật trung gian truyền bệnh, đang làm chậm những tiến bộ trong cuộc chiến này.
Ngoài ra, hoạt động kết nối toàn cầu, du lịch thuận tiện, giao thương và di cư ngày càng gia tăng giữa các khu vực khiến các căn bệnh cũng như virus kháng thuốc lan nhanh hơn.
Theo số liệu của Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét, hiện 37,9 triệu người vẫn sống chung với HIV/AIDS và số ca mắc mới vẫn gia tăng ở khoảng 50 quốc gia.
Gần 1.000 t.rẻ e.m gái và phụ nữ bị nhiễm HIV mỗi ngày. Các chuyên gia cảnh báo nếu không ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV hiện nay ở các thanh thiếu niên, đặc biệt là ở nữ giới, thế giới sẽ chứng kiến một đợt nhiễm bệnh mới ở thanh niên châu Phi với số người nhiễm bệnh cao hơn so với thời kỳ đỉnh điểm của dịch HIV vào đầu những năm 2000.
Trong khi đó, sau nhiều năm chững lại, số ca sốt rét trên khắp thế giới cũng đang tăng trở lại. Trung bình mỗi 2 phút, thế giới lại chứng kiến một t.rẻ e.m qua đời vì sốt rét.
Theo các nhà nghiên cứu, muỗi ở châu Phi đang dần kháng lại hầu hết các loại thuốc xịt côn trùng phổ biến hiện nay. Trong khi ở khu vực Mekong, những thuốc trị sốt rét tốt nhất thế giới lại đang mất dần hiệu quả với các ca bệnh mới.
Bệnh lao giờ đã trở thành “sát thủ số một” trong số các căn bệnh lây nhiễm. Hơn 10 triệu người mắc lao mỗi năm và gần 40% trong số đó không được chữa trị hay thậm chí là không hề biết mình mắc bệnh và tiếp tục lây bệnh cho người khác.
Các trường hợp kháng thuốc lao cũng đang gia tăng và chiếm tới 1/3 số ca t.ử v.ong do căn bệnh này. Chỉ 25% số bệnh nhân lao kháng thuốc được phát hiện và chữa trị.
Chấm dứt HIV, lao và sốt rét là những nhiệm vụ cấp bách và then chốt để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững thứ ba về y tế và sức khỏe cho tất cả mọi người, và là một trong những cách rõ ràng nhất để chứng minh rằng các mục tiêu phát triển bền vững là có thể đạt được.
Trước những thách thức đang đe dọa đẩy lùi thế giới trong cuộc chiến chống 3 đại dịch lớn này, Hội nghị bổ sung Quỹ Toàn cầu chống HIV, lao và sốt rét đặt mục tiêu kêu gọi gây quỹ ít nhất 14 tỷ USD cho những chương trình của tổ chức này nhằm đưa thế giới trở lại đúng hướng, tiến tới chấm dứt những căn bệnh nguy hiểm trên đúng thời hạn năm 2030.
Theo tổ chức này, số t.iền trên sẽ có thể cứu sống 16 triệu người trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2023, giảm tỷ lệ t.ử v.ong của cả 3 loại bệnh vào năm 2023 thấp hơn 52% so với năm 2017.
Giảm số người t.ử v.ong do ba căn bệnh trên xuống còn 1,3 triệu vào năm 2023, từ con số 2,5 triệu của năm 2017 và 4,1 triệu của năm 2005.
Ngoài ra, tổ chức này cũng đặt mục tiêu ngăn chặn 234 triệu ca n.hiễm t.rùng hoặc các sự cố liên quan nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh xuống thấp hơn 42% so với năm 2017.
Tuần hành nhân Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS tại Lahore, Pakistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một số quốc gia đã công bố các khoản đóng góp, trong đó Mỹ là quốc gia đi đầu với khoản đóng góp lên tới 4,68 tỷ USD.
Anh dự kiến sẽ đóng góp 1,7 tỷ USD và Đức 1,1 tỷ USD. Chủ nhà Pháp tin tưởng, mục tiêu gây quỹ ít nhất 14 tỷ USD là trong tầm với.
Nếu đạt được, đây sẽ là số t.iền kỷ lục được cam kết đóng góp cho Quỹ Toàn cầu chống HIV, lao và sốt rét và sẽ góp phần đảm bảo thành công của các chương trình mà tổ chức này đang và sẽ tiến hành trên khắp thế giới.
Các chương trình của Quỹ Toàn cầu rải khắp các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của những căn bệnh trên ở châu Phi và châu Á đang được thúc đẩy nhằm ngăn chặn sự trở lại của dịch bệnh.
Ngoài các chương trình hỗ trợ khám chữa bệnh cũng như giúp phòng ngừa bệnh lây lan, Quỹ Toàn cầu cũng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu để có những phát minh mới giúp chẩn đoán, ngăn ngừa, chữa trị…, loại bỏ mối đe dọa của tình trạng kháng thuốc, mở rộng sự tiếp cận tới những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, tăng cường chữa trị cho những ca bệnh nghiêm trọng nhất và giải quyết gốc rễ nguyên nhân của những căn bệnh trên.
Ngoài ra, để duy trì được những tiến bộ hiện nay, cần có cam kết chính trị mạnh mẽ từ các nước cũng như sự hợp tác của tất cả các cấp đến từng người dân.
Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, một trong những vấn đề mấu chốt là tình trạng bất bình đẳng và thiếu công bằng.
Đây là những căn bệnh nguy hiểm nhất trên toàn cầu, và trong khi thế giới vẫn đang tiến lên ở nhiều lĩnh vực, một số người vẫn bị bỏ lại phía sau – không chỉ phụ nữ và t.rẻ e.m gái.
Chống lại HIV, lao và sốt rét không chỉ là câu chuyện về 3 căn bệnh này mà còn là cơ hội để thế giới củng cố hệ thống y tế toàn cầu và đảm bảo y tế cho tất cả người dân.
Bởi vậy, đây là thời điểm để cộng đồng quốc tế lựa chọn, hoặc hành động quyết liệt bảo vệ những thành quả đạt được, hoặc phải chứng kiến những nỗ lực bị hủy hoại, loài người sẽ bị thua trong cuộc chiến chống 3 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm AIDS, lao và sốt rét.
Số t.iền cam kết đóng góp 13,92 tỷ USD vào cuối hội nghị, phần nào đã thể hiện quyết tâm của cộng đồng quốc tế, song từ cam kết tới hành động sẽ còn cả một lộ trình dài nếu các nước muốn hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững./.
Đài Trang
Theo TTXVN/Vietnamplus