Giải đáp ngay cho mẹ thắc mắc “Dán miếng hạ sốt ở đâu cho đúng?”

Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ là phương pháp hạ sốt được phụ huynh tin tưởng. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết dán miếng hạ sốt ở đâu sẽ có tác dụng tốt nhất.

Giải đáp ngay câu hỏi “Dán miếng hạ sốt ở đâu?” cho các mẹ

Miếng dán hạ sốt rất dễ dàng mua được ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên trên mạng internet còn nhiều thông tin trái ngược nhau về tác dụng và cách dùng miếng dán hạ sốt khiến không ít phụ huynh cảm thấy hoang mang. Tìm hiểu chi tiết về miếng dán hạ sốt cũng như dán miếng hạ sốt ở đâu sẽ giúp cha mẹ chăm con tốt nhất.

Tác dụng của miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt có tác dụng tản nhiệt. Thành phần chủ yếu thường là hydrogel thân nước. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi, không tan trong nước và có khả năng hút nước ở vùng da được dán miếng hạ sốt.

Thành phần chính của miếng dán hạ sốt là hydrogel giúp tản nhiệt

Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da ra ngoài môi trường bằng phương pháp chênh lệch nhiệt độ. Khi mới dán, cảm giác mát lạnh sẽ giúp bé nhanh chóng cảm thấy dễ chịu.

Một số loại miếng dán hạ sốt được bổ sung thêm tinh dầu bạc hà. Khi tinh dầu bốc hơi sẽ giúp vùng da dán miếng hạ sốt hạ nhiệt nhanh hơn.

Dán miếng hạ sốt ở đâu cho đúng?

Nên dán miếng hạ sốt ở trán, nách và bẹn của trẻ

Khi sử dụng miếng dán hạ sốt, trước khi dán cho bé mẹ cần bóc miếng film ra khỏi miếng dán. Dán miếng hạ sốt vào các vị trí sau:

Trán

2 bên bẹn

2 bên nách.

Do đây là các khu vực có nhiều mạch m.áu lưu thông trong cơ thể, đắp miếng dán hạ sốt sẽ giúp tản nhiệt và hạ sốt nhanh cho bé. Tuyệt đối không đắp miếng dán hạ sốt lên ngực trẻ dễ gây ra viêm phổi.

Ngoài khả năng hạ sốt, miếng dán hạ sốt cũng có tác dụng giảm đau. Đối với người bị chấn thương hoặc đau nhức cơ có thể dán miếng dán lạnh vào các vùng da khô để giảm đau như: vai, lưng, cơ bắp.

Những lưu ý quan trọng khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Cần chọn miếng dán hạ sốt của các thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng

Vì rất dễ sử dụng và không hấp thu vào cơ thể nên miếng dán hạ sốt được nhiều mẹ tin tưởng về độ an toàn khi hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên các mẹ cũng nên chú ý:

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5C, ngoài việc dùng miếng dán hạ sốt cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với cân nặng và lứa t.uổi.

Cần theo dõi trẻ trong quá trình dùng miếng dán hạ sốt. Nếu có dấu hiệu bất thường cần ngừng ngay.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm về cách sử dụng, thời gian và đối tượng sử dụng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ.

Tuyệt đối không dán miếng hạ sốt trực tiếp vào vết tiêm chủng hay vùng da hở.

Chọn thương hiệu miếng dán hạ sốt uy tín, lâu năm trên thị trường, tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả, chất lượng kém.

Đối với những trẻ đã từng bị dị ứng, có vấn đề về hô hấp nên tránh dán miếng hạ sốt để tránh tác dụng phụ.

Các phương pháp chăm sóc khi trẻ bị sốt cao

Bố mẹ nên trang bị trước các kiến thức chăm sóc trẻ sốt cao

Bên cạnh việc dùng miếng dán hạ sốt thì các phụ huynh nên tự trang bị cho mình các kiến thức chăm sóc bé khi bị sốt, để giúp bé hạ sốt nhanh và dễ chịu hơn.

Uống nhiều nước

Sốt cao dễ dẫn tới mất nước vì thế quan trọng nhất đối với người bị sốt là phải uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc súp. Uống từ 8 – 12 ly nước mỗi ngày.

Dành thời gian để nghỉ ngơi

Hoạt động nhiều sẽ làm tăng thân nhiệt nên nghỉ ngơi là cách phù hợp để phục hồi và hạ sốt. Ngay cả đối với sốt cao ở người lớn nếu không quá 39C bác sĩ cũng khuyến cáo nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước thay vì uống thuốc hạ sốt.

Mặc quần áo thoáng mát

Người bị sốt nên mặc quần áo thoáng mát, đắp chăn mỏng để tránh tăng thân nhiệt.

Chườm ấm

Nhúng khăn vào chậu nước ấm hơn nhiệt độ cơ thể, vắt kiệt khăn và đắp lên các vùng trán, nách, bẹn. Đắp/lau ấm một lúc rồi giặt lại trong chậu nước và vắt kiệt lại đắp tiếp. Nếu nước nguội đi thì cần thêm nước ấm. Phương pháp này rất hiệu quả, giúp hạ sốt tốt và áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Dùng thuốc hạ sốt

Trẻ bị sốt trên 38,5C có thể dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol hoặc ibuprofen theo đúng hướng dẫn sử dụng để hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, bố mẹ không nên dùng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc, tránh nguy hại tới sức khỏe của bé.

Minh Tâm

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Sử dụng thuốc an toàn khi trẻ bị sốt xuất huyết

Mùa dịch sốt xuất huyết, nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc về điều trị cho con, cũng không ít phụ huynh gọi dược sĩ đến nhà truyền dịch. Những sai lầm này có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí gây tai biến.

Hạ sốt đúng cách

Khi trẻ sốt, cha mẹ cần hạ sốt đúng cách, tránh hạ sốt dồn dập

Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột tới 39-40 độ C trong 2-7 ngày, nhức mỏi mình mẩy, đau sau hốc mắt, đau đầu dữ dội. Trẻ sốt xuất huyết chỉ được dùng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt chứa hoạt chất kháng viêm không steroid có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông m.áu. Uống các loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng xuất huyết trong cơ thể trẻ nghiêm trọng hơn, có thể gây xuất huyết (dưới da, dạ dày, nội tạng) và toan m.áu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần thuốc hoặc hỏi dược sĩ để tránh dùng nhầm.

Cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Liều đúng là 10-15mg paracetamol/1kg cân nặng, ví dụ trẻ 10-15kg uống 1 gói Hapacol hàm lượng 150mg paracetamol. Tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ, tức là khoảng 4-6 tiếng mới cho trẻ uống hạ sốt một lần, tối đa 4-5 lần mỗi ngày.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh

Nhiều phụ huynh coi kháng sinh chữa được cả sốt xuất huyết. Song trên thực tế, kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng. Bệnh do virus gây nên, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh trong một số ít trường hợp, ví dụ như trẻ vừa sốt xuất huyết vừa mắc thêm một bệnh n.hiễm t.rùng khác (viêm amidan, viêm phế quản…). Và nếu dùng, cũng cần tránh các loại kháng sinh gây giảm tiểu cầu, hại gan, hại thận.

Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nhờn thuốc và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ có cơ địa dị ứng với kháng sinh, trẻ có vừa bị sốt xuất huyết, vừa bị dị ứng thuốc (tiêu chảy, phát ban, sốc…) khiến việc chữa trị phức tạp hơn nhiều.

Không tự ý truyền dịch tại nhà

Trẻ sốt xuất huyết thường bị mất nước, khô da, khô môi, mệt mỏi. Nhiều cha mẹ thường truyền nước cho trẻ. Việc này có thể khiến trẻ sốt xuất huyết t.ử v.ong. Truyền dịch có thể dẫn đến sốc phản vệ, phù nề, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con truyền dịch tại nhà hoặc phòng khám chưa được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này. Nên đến các cơ sở y tế lớn để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Khi trẻ sốt cao, nên bù dịch sớm bằng đường uống như nước sôi để nguội, dung dịch oresol, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh), nước cháo loãng pha muối. Đối với nước oresol cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì, pha nhiều hay ít nước hơn so với khuyến cáo đều gây hại. Ngoài ra, ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, không kiêng tắm rửa…

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *