Giải mã nguyên nhân đàn ông c.hết vì ung thư nhiều hơn phụ nữ

Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Peter MacCallum của Australia vừa giải mã được nguyên nhân vì sao đàn ông lại có nguy cơ t.ử v.ong vì ung thư cao hơn so với phụ nữ.

Ảnh minh họa – AP

Theo Sputnik, các nhà nghiên cứu cho biết, đàn ông đối mặt với nguy cơ cao hơn là do đột biến gien TP53, gây cản trở hoạt động của protein p53, cũng như do các gen điều chỉnh p53 trên nhiễm sắc thể X. Loại đột biến gien này thường gặp ở đàn ông nhiều hơn và điều này cũng giúp lý giải phần nào phái mạnh lại dễ t.ử v.ong hơn khi mắc ung thư.

“TP53 là gien đột biến phổ biến nhất trong bệnh ung thư ở người, với trên một nửa loại bệnh ung thư có sự thay đổi gien gây cản trở chức năng của protein p53″, Tiến sĩ Haupt, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra một số gien trên nhiễm sắc thể X có thể ảnh hưởng đến chức năng của protein p53, thậm chí còn không cần đến đột biến gien TP53. Do đàn ông chỉ có 1 nhiễm sắc thể X (nhiễm sắc thể của nam giới là XY) nên họ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn do gien điều chỉnh p53.

Theo Tiến sĩ Haupt, các phát hiện trên gộp lại đã hé lộ câu chuyện thú vị về cơ chế bảo vệ an toàn cho phụ nữ khỏi các bệnh ung thư do p53 gây ra qua ba lớp bảo vệ sinh học phức tạp.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên trang web chính thức của họ, các nhà khoa học đã nghiên cứu DNA của các bệnh nhân nam và nữ giới được chẩn đoán mắc 12 loại ung thư không sinh sản khác nhau để tìm hiểu sự khác biệt giới tính.

“Thứ nhất, phụ nữ ít có khả năng gây đột biến ở TP53. Thứ hai, sự hiện diện của các gien điều chỉnh p53 trên nhiễm sắc thể X có nghĩa là đàn ông đặc biệt dễ bị tổn thương trong các gien này”, Tiến sĩ Haupt nói.

Các kết quả nghiên cứu có thể góp phần tạo ra các loại thuốc mới nhằm kích hoạt lại p53 và giúp giảm nguy cơ ung thư.

Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức

Làm sao để tăng hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?

Nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh súp lơ xanh có khả năng chống ung thư vượt trội. Nó có thể t.iêu d.iệt các tế bào gốc là những tế bào khiến ung thư phát triển và tái phát.

Shutterstock

Vậy liệu có cách nào để tăng thêm hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?

Một sự kết hợp mạnh mẽ của mầm súp lơ xanh và bông súp lơ xanh có thể làm tăng hàm lượng của hoạt chất chống ung thư sulforaphane lên nhiều lần.

Nghiên cứu mới cho thấy kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.

Trong khi súp lơ xanh là một nguồn phong phú của sulforaphane, thì mầm súp lơ xanh lại có hàm lượng sulforaphane cao đến mức của một siêu thực phẩm.

Mầm súp lơ xanh – cây con mới mọc mầm được 3 ngày, chứa hàm lượng sulforaphane cao gấp 10 đến 100 lần so với bông súp lơ xanh trưởng thành.

Chỉ cần một phần 28 gram mầm súp lơ xanh chứa lượng sulforaphane tương đương với gần 700 gram bông súp lơ xanh. Mầm súp lơ xanh đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.

Kết hợp súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.

Một nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ), được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡngAnh, cho thấy rằng việc kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư gần gấp đôi.

Theo Elizabeth Jeffery, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Illinois (Mỹ), chỉ cần ăn 3 đến 5 phần súp lơ xanh mỗi tuần là đủ để ngăn ngừa ung thư.

Nên hấp súp lơ xanh chỉ 2 – 4 phút

Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là súp lơ xanh còn chứa một loại enzyme sống gọi là myrosinase. Enzyme này rất cần để giúp hình thành chất có hoạt tính chống ung thư sulforaphane.

Vấn đề là nhiều người đã nấu quá chín súp lơ xanh. Nấu súp lơ xanh quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy enzyme myrosinase này.

Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần cho vào lò vi sóng trong 2 phút hoặc hấp trong 7 phút là đã phá hủy myrosinase.

Giáo sư Jeffery khuyên nên hấp súp lơ xanh chỉ trong 2 – 4 phút để bảo vệ enzyme này và các loại chất dinh dưỡng khác có trong súp lơ xanh.

Một cách khác để đảm bảo vẫn giữ đầy đủ enzyme myrosinase là ăn mầm súp lơ xanh sống. Trên thế giới đã có nhiều nguồn cung cấp mầm súp lơ xanh.

Các tác giả lưu ý rằng các loại thực phẩm có chứa sulforaphane khác, như mù tạt và củ cải, có thể được thêm vào súp lơ xanh để tăng cường tác dụng chống ung thư. Ví dụ, rải mầm súp lơ xanh lên bông súp lơ xanh. Hoặc có thể làm sốt mù tạt để ăn kèm với súp lơ xanh.

Các nhà nghiên cứu lưu ý những người sử dụng thực phẩm bổ sung bột súp lơ xanh rằng việc bổ sung không phải lúc nào cũng có tác dụng nếu các chất bổ sung không chứa enzyme. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng enzyme myrosinase khi kết hợp với bột súp lơ xanh cũng sẽ làm tăng hàm lượng hoạt chất chống ung thư sulforaphane.

Các nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ. Với 4 người đàn ông khỏe mạnh ăn riêng súp lơ xanh, bột súp lơ xanh hoặc kết hợp cả hai.

Mầm chứa đầy đủ enzyme myrosinase, trong khi bột súp lơ xanh có thể không có enzyme này.

Các thử nghiệm được thực hiện 3 giờ sau bữa ăn, cho thấy sự hấp thu sulforaphane tăng gần gấp đôi khi mầm và bột được ăn cùng nhau. Theo các nhà nghiên cứu, điều này chứng tỏ myrosinase từ mầm súp lơ xanh đã thúc đẩy việc hình thành hoạt chất chống ung thư sulforaphane không chỉ từ mầm mà còn từ bột súp lơ xanh, theo The Epoch Times.

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *