Giải pháp ngăn ngừa lượng đường trong m.áu tăng đột biến

Ăn ít tinh bột, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước… là những cách ngăn ngừa lượng đường trong m.áu tăng đột biến.

Tăng đột biến lượng đường trong m.áu cũng có thể làm cho các mạch m.áu cứng và hẹp, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Dưới đây là một số cách để ngăn chặn lượng đường trong m.áu tăng đột biến, theo Healthline.

Ăn ít tinh bột

Carbohydrate, gọi tắt là carbs, gồm tinh bột, đường và chất xơ. Carbs tinh chế, còn được gọi là carbs chế biến, là đường hoặc ngũ cốc tinh chế. Một số nguồn carbs tinh chế phổ biến là đường, bánh mì trắng, gạo trắng, soda, kẹo, ngũ cốc ăn sáng… Carbs tinh chế rất dễ dàng và nhanh chóng được cơ thể tiêu hóa. Điều này dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong m.áu.

Ăn nhiều tinh bột có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong m.áu. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu quan sát với hơn 91.000 phụ nữ cho thấy chế độ ăn nhiều carbs có liên quan đến sự gia tăng bệnh tiểu đường loại 2.

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ được chia thành hai nhóm là chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu tăng đột biến. Nó hòa tan trong nước tạo thành một chất giống như gel giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbs trong ruột. Điều này dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng và giảm đều đặn, thay vì tăng đột biến.

Chất xơ hòa tan, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu tăng đột biến. (Ảnh minh họa)

Giữ một trọng lượng cân đối và khỏe mạnh

Thừa cân hoặc béo phì có thể khiến cơ thể khó sử dụng insulin hơn và khó kiểm soát lượng đường trong m.áu. Điều này có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong m.áu và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thừa cân hoặc béo phì có thể khiến cơ thể khó sử dụng insulin hơn và khó kiểm soát lượng đường trong m.áu. (Ảnh minh họa)

Uống đủ nước

Không uống đủ nước có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong m.áu. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone gọi là vasopressin. Điều này làm thận giữ lại chất lỏng và ngăn cơ thể tuôn ra lượng đường dư thừa trong nước tiểu.

Không uống đủ nước có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong m.áu. (Ảnh minh họa)

Vì vậy, uống không đủ nước có ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong m.áu. Theo thời gian, nó có thể dẫn đến kháng insulin và tiểu đường loại 2.

CHÂU NGUYÊN

Theo PLO

Những lưu ý khi dùng sữa đối với người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường không nên uống những loại sữa đặc có đường vì sẽ làm ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết ở mức an toàn là mục tiêu rất quan trọng. Nhiều người bệnh tiểu đường vẫn thường chọn sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, không phải loại sữa nào cũng có thể uống được.

Lượng đường trong sữa đặc có đường là rất cao. Vì vậy, người tiểu đường không nên sử dụng. Ảnh: Internet

Đối với những người tiểu đường nên chọn những loại sữa tươi không đường, không nên uống những loại sữa đặc có đường vì hàm lượng đường trong sữa đặc rất cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu.

Theo TS Nguyễn Văn Chung, trưởng khoa Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, “người bị tiểu đường nên chọn những loại sữa không chứa hàm lượng đường. Với sữa đặc có đường, người tiểu đường tuyệt đối không nên uống vì lượng đường trong sữa đặc rất cao”.

Đối với những người bị tiểu đường, nên thăm khám bác sĩ để biết chính xác chỉ số đường huyết, từ đó bác sĩ sẽ có khuyến cáo chính xác. Người tiểu đường không nên uống những loại sữa mà không rõ hàm lượng đường có trong sữa. Người tiểu đường có thể chọn những loại sữa tươi không đường để sử dụng, TS Chung cho biết thêm.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, vẫn phải đảm bảo 4 nhóm, chất bột đường, đạm, chất béo và chất xơ nhưng nên hạn chế gluxit (chất bột đường).

CHÂU NGUYÊN

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *