Dưa chua, thịt nướng… được nhiều người yêu thích nhưng ăn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.
Để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa, bạn nhớ hạn chế ăn 3 món sau:
1. Dưa chua
Ảnh minh họa: Treehugger
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thường xuyên ăn các món ngâm chua làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 4 lần. Thực phẩm bảo quản, hàm lượng nitrit cao hơn, khi vào cơ thể sẽ tạo ra nitrosamine trong môi trường dạ dày, đây là chất rất dễ gây ung thư.
Ngoài ra, quá nhiều muối trong đồ ăn sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khi tiếp xúc với các chất gây ung thư sẽ gây hại trầm trọng hơn cho cơ quan này.
Món ăn nóng
Niêm mạc đường tiêu hóa của con người rất mỏng manh, chỉ có thể chịu đựng thức ăn ở 50 – 60 độ C. Vì vậy, những ai hay ăn đồ vừa nấu chín nên lưu ý bảo vệ sức khỏe.
Nếu bạn ăn đồ nóng thường xuyên, niêm mạc bị tổn thương kéo dài, khó chữa, dễ tiến triển thành ung thư.
Món chiên
Thịt rán ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra hydrocarbon thơm đa vòng, trong đó có benzopyrene. Đây là loại hóa chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa như ung thư dạ dày và ruột.
Người có dạ dày không tốt sẽ có 3 biểu hiện dưới đây:
– Ợ chua, khó thở
Ảnh minh họa: Medical News Today
Các triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh dạ dày là thường xuyên bị trào ngược axit. Đến một mức độ nhất định, người bệnh sẽ xuất hiện chứng ợ chua, nóng rát trong dạ dày.
Điều này do khi bị viêm, chức năng của dạ dày sẽ không ổn định, dễ sản sinh ra axit dịch vị quá mức, từ đó gây trào ngược axit.
– Đau bụng
Đau bụng là đặc điểm được nhiều bệnh nhân dạ dày chia sẻ. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thấy bụng trên khó chịu, có cảm giác sưng, nặng nề.
Trong trường hợp đau bụng kéo dài, ngoài việc thăm khám định kỳ, tốt nhất bạn nên làm nội soi dạ dày.
– Trên lòng bàn tay xuất hiện đốm nâu
Năm đầu ngón tay đều có các huyệt, liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng. Vì vậy, hình dáng, màu sắc, đường vân của bàn tay tiết lộ phần nào về sức khỏe của bạn.
Khi ruột và dạ dày có những tổn thương, trên bàn tay sẽ xuất hiện đốm nâu. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ có các biểu hiện như giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn và nôn.
Sau bữa ăn xuất hiện 4 biểu hiện, khả năng cao bạn đang mắc bệnh về dạ dày
Dạ dày có bệnh, biểu hiện trực tiếp, dễ nhận thấy nhất là sau bữa ăn sẽ có những phản ứng bất lợi khác nhau. Hãy cùng xem để biết dạ dày mình có khỏe mạnh hay không nhé!
Bất kỳ thực phẩm nào mà các bạn ăn đều cần được dạ dày chuyển hóa và vận chuyển. Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, đóng vai trò quan trọng khi là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng và là nơi chuyển hóa thức ăn.
Nếu dạ dày có bệnh, các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như sụt cân. Để biết dạ dày có vấn đề hay không, chúng ta có thể theo dõi phản ứng của cơ thể sau mỗi bữa cơm. Sau khi ăn cơm xong mà có một hay nhiều biểu hiện dưới đây thì hãy cảnh giác với các bệnh về dạ dày.
1. Buồn nôn và nôn
Nếu bạn ăn xong mà có cảm giác buồn nôn và nôn thì khả năng cao dạ dày đang có vấn đề. Đó là do chức năng dạ dày suy yếu, thức ăn không được dạ dày tiêu hóa và hấp thụ hết, gây ra đầy hơi và chướng bụng. Đầy hơi, chướng bụng sẽ tạo áp lực nhất định lên dạ dày, từ đó dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.
2. Đầy hơi hoặc đau bụng
Trong trường hợp bình thường, đầy hơi hoặc đau dạ dày không xuất hiện ngay mà sẽ xuất hiện vào khoảng một tiếng sau đó. Những người có dạ dày khỏe mạnh, cho dù xuất hiện cảm giác no bụng thì sau khoảng 30 phút dạ dày nhu động, cảm giác này cũng sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu dạ dày bị tổn thương ở một mức độ nhất định, nhu động dạ dày hoạt động chậm lại, thức ăn sẽ không thể tiêu hóa kịp thời. Do đó, nếu bạn ăn xong được một tiếng mà vẫn cảm thấy khó chịu ở dạ dày như bị chướng bụng, điều đó có nghĩa dạ dày của bạn đang không ổn chút nào.
Cần lưu ý rằng nhiều người cho rằng ăn càng no càng tốt, điều này là sai lầm. Ăn quá nhiều sẽ gây gánh nặng cho dạ dày và đường ruột. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa.
3. Miệng có mùi hôi hoặc ợ chua
Miệng có mùi hôi hoặc ợ chua, trào ngược axit dạ dày sau bữa ăn chứng tỏ niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương. Một khi niêm mạc bị tổn thương, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ chậm lại, gây chán ăn và các bệnh lý khác.
Ngoài ra, tình trạng trào ngược axit dạ dày, bị ợ chua xảy ra trong thời gian dài thì các chất trong cơ thể như pepsin, axit dạ dày, dịch mật sẽ đi vào thực quản thông qua quá trình trào ngược. Điều này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho thực quản.
4. Đi vệ sinh ngay lập tức
Nếu sau bữa ăn có cảm giác muốn đi vệ sinh, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể thì điều này nói lên dạ dày của bạn đã bị tổn thương. Vì cảm giác muốn đi vệ sinh ngay lập tức chứng tỏ thức ăn chưa được dạ dày tiêu hóa và hấp thụ hết mà đã trực tiếp đưa vào cơ quan trao đổi chất.
Trong những trường hợp bình thường, thức ăn được đưa vào cơ thể, vận chuyển đến các cơ quan bài tiết rồi đào thải ra ngoài, quá trình này thường kéo dài hơn một giờ.
Nhìn chung, dạ dày là một cơ quan quan trọng của cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Dạ dày không khỏe, nhẹ thì bạn sẽ có cảm giác chán ăn, đầy hơi, chướng bụng… nặng thì có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, ung thư dạ dày. Nếu phát hiện mình có dấu hiệu không ổn, thì cần phải đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.