Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: ‘Cơ hội hồi sinh cho người bệnh từ những chiếc máy siêu âm’

PGS.TS.BS. Nguyễn Hoàng Bắc cho biết những máy siêu âm đa năng cao cấp: siêu âm tim, phổi, mạch m.áu, đàn hồi mô…

giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, từ đó can thiệp kịp thời và tăng khả năng cứu sống các ca nhiễm COVID-19 nặng.

Cuối tháng 8/2021, Trung tâm hồi sức tích cực của Bệnh viện Đại học Y Dược (Bệnh viện ĐHYD) TPHCM tiếp nhận 1 máy siêu âm. Máy có tích hợp bánh xe chắc chắn, dễ dàng di chuyển trên mặt sàn phẳng.

Tuy nhiên, mặt sàn tại trung tâm hồi sức tích cực xây dựng dã chiến mới chỉ đổ bê tông, chưa kịp làm hoàn thiện. Xót máy bị đẩy trên bề mặt gập ghềnh, các y bác sĩ tại đây đã nhanh trí “chế” một chiếc xe đẩy có lót nệm để giảm xóc và di chuyển máy êm ái hơn.

Cơ hội hồi sinh cho người bệnh từ những chiếc máy siêu âm

PGS.TS.BS. Nguyễn Hoàng Bắc – Giám đốc Bệnh viện ĐHYD TP.HCM – cho biết những máy siêu âm Doppler cao cấp đang rất được “cưng” tại đây. Không chỉ có “xe riêng”, nhiều máy còn được các y bác sĩ cẩn thận dán decal để bảo vệ khỏi trầy xước. Bởi những trang thiết bị y tế cao cấp, hiện đại này góp phần quan trọng vào việc cứu sống các bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền ở giai đoạn nặng, bên cạnh đội ngũ giỏi chuyên môn và quy trình điều trị chuẩn mực.

“Thời điểm này, các máy siêu âm Doppler đa năng để phục vụ cho công tác điều trị COVID-19 đối với chúng tôi còn quý hơn cả vàng”, bác sĩ Bắc chia sẻ.

Máy siêu âm Doppler màu hỗ trợ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, giúp chẩn đoán chuyên sâu chuẩn xác nhất.

Gần 30 năm gắn bó với sứ mệnh cứu người, chưa bao giờ, bác sĩ Bắc và những đồng nghiệp đối diện với một đợt dịch bệnh khốc liệt đến thế. Tính đến hết ngày 22/9, cả nước đã ghi nhận hơn 718.963 ca nhiễm COVID-19, trong số đó có rất nhiều người đã mãi mãi không thể trở về với gia đình chỉ trong đợt bùng phát thứ 4 này.

Theo Bộ Y Tế, trung bình một bác sĩ, điều dưỡng tại TP.HCM phải chăm sóc từ 140-150 người bệnh mỗi ngày. Họ thường xuyên phải trực cấp cứu 12 giờ mỗi ngày, làm việc liên tục từ 10-12 tiếng trong điều kiện áp lực vì số lượng bệnh nhân nhập viện quá lớn, nguy cơ lây nhiễm luôn tiềm tàng.

Nhưng với đội ngũ y bác sĩ, đó chỉ là những thứ rất nhỏ nhặt so với gánh nặng và sự dằn vặt khi buộc phải chấp nhận bị mất một bệnh nhân vào tay tử thần COVID-19. Nhiều bệnh nhân còn trẻ, nhập viện không triệu chứng nhưng có thể chuyển nặng ngay sau đó không lâu. Nguyên nhân một phần là do họ có bệnh nền nhưng chưa phát hiện, dẫn đến can thiệp muộn.

Thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho thấy, tỉ lệ t.ử v.ong do COVID-19 ở người có bệnh nền tim mạch chiếm hơn 11%, tiếp đó là tiểu đường với hơn 8,3%, trong khi ở người bình thường con số này là khoảng 1%. Đối với các bệnh nhân có bệnh nền, không chỉ tỉ lệ t.ử v.ong cao hơn mà bệnh còn tiến triển rất nhanh chóng. Do đó, việc xác định sớm tình trạng của họ để đưa ra các phương án điều trị kịp thời trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC), phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán tình trạng tim và phổi qua siêu âm Doppler đa năng sẽ giúp đ.ánh giá chức năng van và dòng chảy nội tim của bệnh nhân COVID-19 một cách hiệu quả.

Trong hỗ trợ điều trị COVID-19, đây được xem là phương pháp xác định tình trạng của bệnh nhân nhanh chóng và chính xác nhất, nhất là những ca nhiễm Covid nặng, phải thở máy. Điều này lý giải lý do vì sao các bác sĩ tại Bệnh viện ĐHYD TPHCM lại “cưng” những chiếc máy siêu âm Doppler đến vậy.

Nỗ lực chung tay từ những doanh nghiệp trách nhiệm

Biết được mong muốn và nỗi vất vả của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện ĐHYD TPHCM, bà Lưu Thị Thanh Mẫu – CEO của Phuc Khang Corporation – ngay lập tức quyết định tài trợ cho bệnh viện 4 chiếc máy siêu âm Doppler màu chất lượng cao.

Trong quá trình trao tặng thiết bị, bà Mẫu luôn trăn trở và tìm hiểu nhu cầu thực tế của bệnh viện để lựa chọn các thiết bị vừa cao cấp vừa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của bệnh viện cũng như đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài của thiết bị.

Với sự cố vấn từ các chuyên gia về thiết bị y tế, bà Mẫu đã lựa chọn và trao tặng cho bệnh viện ĐHYD TPHCM 4 chiếc máy siêu âm Doppler màu chất lượng cao. Trong đó, có 1 máy siêu âm Doppler đa năng Logiq E10s cao cấp, hiện đại nhất thế giới hiện nay được trang bị phần mềm rất sâu như siêu âm đàn hồi, tính năng Navigation (định vị), tích hợp trí thông minh nhân tạo AI cùng công nghệ tạo hình chùm tia kỹ thuật số giúp phân tích chất lượng hình ảnh vượt trội, góp phần rất lớn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân COVID-19 được nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Ngoài hỗ trợ việc điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, máy siêu âm đa năng còn giúp tầm soát được các bệnh lý về não và tình trạng thai nhi, là món quà có giá trị hiệu dụng vừa tức thời vừa lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cho bệnh viện.

Đây chính là điểm khác biệt trong nỗ lực đồng hành của Phuc Khang Corporation: dựa trên tinh thần “Thấu hiểu”. Thay vì trao tặng những sản phẩm sẵn có, Phuc Khang Corporation luôn tìm hiểu nhu cầu của người nhận và trao đúng thứ mà họ cần.

“Khi tặng quà cho người mình yêu thương, chúng ta đều luôn cố gắng tặng đúng món quà mà đối phương yêu thích thì lúc đó món quà mới có giá trị. Những máy siêu âm này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến với COVID-19 hiện nay mà còn có giá trị sử dụng lâu dài về sau này”, bà Thanh Mẫu trải lòng.

Mới đây, Phuc Khang Corporation đã trao tặng 4 máy siêu âm cho BV ĐHYD TP.HCM.

Ngay khi đại dịch bùng phát, CEO Lưu Thị Thanh Mẫu đã luôn trăn trở làm thế nào để đồng hành cùng thành phố đẩy lùi đại dịch, đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường. Cũng từ đó, chiến dịch “Trái tim xanh tình nguyện” ra đời với mục tiêu bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng, hướng đến hoạt động cụ thể như hỗ trợ chăm lo cuộc sống của người dân trên địa bàn TP, và thiết thực hơn là trao tặng thiết bị y tế đến bệnh viện tuyến đầu, nơi các y bác sĩ đang ngày đêm chiến đấu khốc liệt với giặc COVID-19 để giành giật mạng sống cho các bệnh nhân.

Ngoài tài trợ máy siêu âm Doppler cao cấp cho bệnh viện ĐHYD TPHCM, Phuc Khang Corporation sẽ tiếp tục trao tặng thiết bị y tế tại 7 bệnh viện khác trên địa bàn TP. HCM cũng như sẽ có thêm nhiều hoạt động hỗ trợ linh hoạt, nắm bắt đúng nhu cầu của người nhận với triết lý ” Cho đi trong yêu thương” “Trao tặng vô điều kiện” . Thông qua chiến dịch lần này, Phuc Khang Corporation mong muốn tạo sự kết nối, lan tỏa sức mạnh xã hội, chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 để nhanh chóng đưa các bệnh nhân trở về với gia đình, đưa cuộc sống yên bình trở lại với cộng đồng.

Đột quỵ khi đang khám bệnh, hồi phục hoàn toàn sau 12 giờ

Người đàn ông 38 t.uổi, đến Bệnh viện Đại học Y Dược tái khám bệnh mạn tính định kỳ, đột nhiên không nói được, rồi liệt tay, chân.

Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu, chụp CT não, sau đó điều trị thuốc tan cục m.áu đông, truyền thuốc và dùng dụng cụ lấy huyết khối chỉ trong vòng 25 phút. May mắn được phát hiện ngay tại bệnh viện và can thiệp kịp thời, người bệnh hồi phục rất nhanh, sức cơ trở lại khá tốt. Sau 12 giờ, anh hầu như không còn triệu chứng, trở lại bình thường. Hình ảnh chụp MRI sau đó cho thấy người bệnh không còn tổn thương nào trên não và hình mạch m.áu não được thông hoàn toàn.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết: Đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu, xảy đến đột ngột và rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Nếu nhận biết được các dấu hiệu và cấp cứu trong “thời gian vàng”, người bệnh có cơ hội phục hồi. Ngược lại sẽ gây ra hậu quả nặng nề với sức khỏe. Hiện tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ t.uổi tại Việt Nam đang có xu hướng tăng, trung bình khoảng 2% mỗi năm.

Điều trị đột quỵ tập trung vào điều trị cấp cứu. Dựa trên các phương pháp chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có hai cách để cấp cứu và thông mạch m.áu. Thứ nhất là dùng thuốc làm tan cục m.áu, phương pháp này chỉ dùng trong 4-5 giờ đầu kể từ khi người bệnh có triệu chứng đầu tiên. Thứ hai là dùng dụng cụ để thông mạch m.áu, thời gian “cửa sổ” để áp dụng là 6 giờ sau khi xảy ra đột quỵ. Do đó, người bệnh cần được đưa đến cấp trong thời gian sớm nhất để kịp thời can thiệp.

Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ trở thành người tàn tật, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân, là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 25-30% người bệnh sau đột quỵ tự đi lại, phục vụ bản thân; 20-25% đi lại khó khăn và cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hàng ngày; 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Theo TS BS. Nguyễn Bá Thắng, đột quỵ là bệnh lý liên quan trực tiếp đến mạch m.áu não, gián đoạn việc cấp m.áu, làm não ngưng hoạt động, từ đó các chức năng do não điều khiển cũng sẽ ngưng hoạt động. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ: một là do mạch m.áu bị vỡ, hai là do mạch m.áu bị tắc nghẽn. Người bệnh sẽ có biểu hiện yếu, liệt, không nói được, gục xuống, thậm chí là hôn mê. Để phát hiện sớm cơn đột quỵ, cần dựa vào những dấu hiệu ban đầu (hay còn gọi là quy tắc FAST) sau đây:

F – Face (mặt): Người bệnh có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi người bệnh cười mở miệng lớn.

A – Arm (cánh tay) : Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên và giữ lại cùng một lúc.

S – Speech (nói chuyện): Người bệnh khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường, hoặc không hiểu lời nói.

T – Time (thời gian ): tranh thủ tối đa thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc gọi xe cứu thương để được cấp cứu kịp thời.

Theo bác sĩ Thắng, các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ gồm người có bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và những rối loạn về mỡ trong m.áu, bệnh tim, thừa cân, béo phì, người có thói quen hút t.huốc l.á, uống nhiều rượu bia… là các yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Bên cạnh đó, t.uổi tác cũng yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, t.uổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn.

“Để phòng ngừa đột quỵ, cần giữ lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, thể dục, thể thao; chế độ ăn hợp lý, tăng cường rau xanh, giảm mỡ béo, đường bột; bỏ thói quen hút t.huốc l.á, uống rượu bia… Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả”, bác sĩ khuyến cáo.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng thăm khám cho một bệnh nhân sau đột quỵ. Ảnh. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *