GS.TS Lê Ngọc Thành- Giám đốc Bệnh viện E cho biết: Bệnh viện sẽ phân luồng, bố trí khoa học hơn khu vực đón tiếp khai báo y tế, sẽ điều thêm nhân viên bảo vệ giữ trật tự và điều tiết giãn cách phù hợp khi thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19
Chiều ngày 21/7, theo một số nguồn tin, lượng người xếp hàng tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện E tăng đột biến.
Lý giải cho điều này, GS.TS Lê Ngọc Thành Giám đốc Bệnh viện E cho biết: Việc triển khai tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 đã được Bệnh viện E thực hiện từ ngày 13/5/2021 theo chủ trương của Bộ Y tế.
Qua hơn 2 tháng triển khai, Bệnh viện E đã thực hiện hàng ngàn lượt tiêm, công tác tổ chức triển khai tiêm đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc phòng chống dịch của Chính Phủ và yêu cầu của Bộ Y tế.
Đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện E đã hoàn thành tốt yêu cầu triển khai đăng ký tiêm qua ứng dụng hồ điện tử App Hồ sơ sức khoẻ.
GS.TS Lê Ngọc Thành cho biết, Bệnh viện E sẽ thực hiện phân luồng, bố trí khoa học hơn khu vực đón tiếp khai báo y tế, sẽ điều thêm nhân viên bảo vệ giữ trật tự và điều tiết giãn cách phù hợp.
Theo đó, 100% đối tượng được tiêm phải thực hiện khai báo thông tin tiêm chủng trước khi đến cơ sở y tế .
Người dân khi có lịch hẹn đăng ký tiêm sẽ phải thực hiện khai báo y tế bắt buộc trước khi lên phòng tiêm, đây là việc làm cần thiết để kịp thời phát hiện và sàng lọc các trường hợp không đủ điều kiện để tiêm ( F1, F2, người mới từ vùng dịch về…..), hạn chế tối đa việc lây nhiễm và dễ dàng khoanh vùng đối tượng nếu có phát sinh F1.
Gần đây, do dịch bệnh COVID-19 đang gia tăng nhanh tại Khu vực TP Hồ Chí Minh dẫn đến tâm lý lo lắng của người dân trên địa bàn TP Hà Nội. Số lượng người dân có nhu cầu và đăng ký tiêm ngày càng tăng.
Bệnh viện cũng đã có kế hoạch sắp xếp, bố trí để cố gắng tối đa tiêm vắc xin cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân hạn chế trong việc sử dụng QR để khai báo y tế dẫn đến việc phải hướng dẫn, giải quyết tại chỗ, gây ùn tắc tại khu vực Khai báo y tế bắt buộc.
Ngay khi có thông tin về việc ùn tắc tại khu vực Khai báo thông tin, Giám đốc Bệnh viện E đã quyết định tạm dừng triển khai tiêm vắc xin chờ hướng dẫn của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội.
Rút kinh nghiệm từ sự việc chiều ngày 21/7, GS.TS Lê Ngọc Thành cho biết, Bệnh viện E sẽ thực hiện phân luồng, bố trí khoa học hơn khu vực đón tiếp khai báo y tế, sẽ điều thêm nhân viên bảo vệ giữ trật tự và điều tiết giãn cách phù hợp.
Đồng thời Giám đốc Bệnh viện E cũng kêu gọi người dân bình tĩnh, nghiêm túc chấp hành hướng dẫn phân luồng của nhân viên y tế để công tác tiếp đón, triển khai tiêm vắc xin được diễn ra hiệu quả, đảm bảo an toàn cộng đồng.
Bất ngờ số người mắc bệnh tâm lí tăng đột biến sau dịch Covid
Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều người. Không chỉ tác động đến công việc và sức khỏe, tâm lí cũng gặp không ít vấn đề.
Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị, Thạc sĩ – Bác sĩ nội trú Nguyễn Viết Chung, khoa sức khỏe Tâm Thần của Bệnh viện E cho hay, dịch Covid-19 đã và đang âm thầm tác động đến sức khỏe mọi người. Tuy nhiên gần như chẳng ai để ý đến điều này và chỉ khi xuất hiện triệu chứng mới tìm đến bác sĩ.
Dịch Covid-19 đang âm thầm ảnh hưởng đến tâm lí của nhiều người. (Ảnh: Báo Chính Phủ)
Bác sĩ nhận định, Covid-19 có thể không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng rối loạn tâm thần nhưng lại như một sang chấn thúc đẩy các bệnh lí tâm thần như lo âu, trầm cảm, stress, rối loạn giấc ngủ… diễn ra nghiêm trọng hơn.
Thạc sĩ Chung phân tích: “Dịch Covid-19 đang thay đổi và tác động cuộc sống, công việc của tất cả mọi người. Có người sẽ mất việc hoặc ít việc đi, nhưng sẽ có người phải làm việc nhiều hơn… dẫn tới tình trạng căng thẳng cho tất cả mọi người. Dù nhà nước ta đã có các chính sách rất tốt hỗ trợ cho người dân nhưng đâu đó vẫn sẽ tồn tại hậu quả của Covid-19 gây ra.”
Áp lực từ những gì Covid-19 đem lại gây ra sự lo lắng, căng thẳng. (Ảnh: Xã Luận)
Là người thường xuyên tiếp đón và khám chữa cho bệnh nhân tại Bệnh viện E, bác sĩ Chung rất ngạc nhiên vì sau mỗi đợt dịch, số lượng người đi khám rối loạn tâm thần lại tăng vọt. Trong đó, chủ yếu thường rơi vào nhóm người có kiến thức, dân văn phòng.
Một trong số các bệnh nhân mà bác sĩ Chung tiếp nhận là nhân viên ngân hàng. Công việc của bệnh nhân yêu cầu thường xuyên phải đi gặp khách hàng. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà công việc kém suôn sẻ khiến người này rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ.
Theo bác sĩ, với một người bình thường, họ có thể suy nghĩ đơn giản và dễ chấp nhận thực tế công việc gặp khó khăn do dịch bệnh. Song với các bệnh nhân mắc bệnh tâm lí, họ lại có xu hướng tự trách bản thân, nghĩ rằng mình không đủ năng lực nên rơi vào trạng thái bi quan. Về lâu dài dẫn đến tình trạng mất ngủ, ăn uống kém, không còn động lực, dễ nổi nóng…
Nhóm nhân viên văn phòng là những đối tượng gia tăng mắc bệnh tâm lý. (Ảnh minh họa: VietNamNet)
Bên cạnh đó, GS. TS. BS. Cao Tiến Đức – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 cũng chỉ ra các yếu tố khiến bệnh nhân tâm thần gia tăng và trở nên trầm trọng hơn sau dịch.
Cụ thể, dịch Covid-19 đối với người bệnh hay cộng đồng đều gây ra tâm lí lo lắng, sợ hãi rằng mình có thể bị mắc bệnh, hay mắc rồi thì bị người khác kì thị hoặc có nguy cơ không qua khỏi…
Dịch bệnh còn làm nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng khiến nỗi lo về cơm áo gạo t.iền đè nặng làm tâm lí của người trưởng thành bị ảnh hưởng nặng nề.
Hơn nữa, việc nhiều người bị cách ly tại nhà không được giao tiếp với nhiều người xung quanh, khiến mọi người khó chịu, bức xúc vì không được thư giãn, sự căng thẳng, u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.
Khi có dấu hiệu của rối loạn tâm thần, cần đến gặp bác sĩ để điều trị. (Ảnh minh họa: 24h)
Tổ chức Y tế thế giới WHO còn đưa ra cảnh báo phải chú ý hơn về mặt sức khỏe tâm thần, không chỉ là người già, người trưởng thành mà còn cả t.rẻ e.m hay v.ị t.hành n.iên cũng có nguy cơ. Do đó, nếu có một vài dấu hiệu sau thì nên đi khám.
– Khó ngủ, ngủ không tốt, dễ gặp ác mộng, hay thức giấc giữa đêm, ngủ không sâu hay ngủ nhưng vẫn mệt mỏi.
– Cơ thể không có năng lượng, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, không có động lực làm việc.
– Dễ thay đổi cảm xúc, hay cáu gắt, nóng giận, không kiểm soát được cảm xúc.
– Lo lắng thái quá, suy nghĩ nhiều, dễ mất tập trung.
Mặc dù dịch bệnh gây ra ảnh hưởng không tốt nhưng các bác sĩ cũng khuyên không nên quá hoang mang mà thay vào đó tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng chống dịch. Việc rèn luyện sức khỏe, ăn uống lành mạnh… cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong giai đoạn dịch bùng phát này.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!