Giám đốc BV K đưa ra những dấu hiệu ung thư ở phụ nữ

Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng là 4 bệnh ung thư phụ khoa có tỷ lệ nữ giới mắc cao nhất. Hiện nay, chìa khóa vàng của bệnh là tầm soát ung thư.

Ảnh minh họa.

Dấu hiệu ung thư ở phụ nữ

GS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết mỗi năm nước ta có thêm gần 75.000 phụ nữ phải gánh chịu căn bệnh ung thư. Cũng như nam giới, các bệnh ung thư mà chị em thường mắc là ung thư đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan.

Tuy nhiên, loại ung thư phổ biến và liên quan nhiều đến yếu tố giới tính chính là ung thư vú và ung thư phụ khoa (bao gồm cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, â.m đ.ạo và â.m h.ộ). Chỉ tính riêng ung thư vú và phụ khoa đã chiếm tới trên 1/3 (34%) số ca mắc ung thư ở nữ.

Theo GS Thuấn, chị em có thể không nhận thấy các triệu chứng ung thư, hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng.

Nhưng khi các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa và chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và chẩn đoán:

– Đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường.

– Chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia.

– Có hạch nách hoặc hố thượng đòn.

– Chu kỳ k.inh n.guyệt bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện.

– Xuất huyết hoặc chảy dịch â.m đ.ạo bất thường.

– Đau hoặc c.hảy m.áu sau khi quan hệ t.ình d.ục, đau vùng xương chậu.

Tầm soát là chìa khóa vàng

Trong các bệnh ung thư ở phụ nữ thì ung thư vú vẫn đứng đầu bảng số ca mắc và t.ử v.ong. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca. Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 165.000 ca mới mắc và khoảng 115.000 trường hợp t.ử v.ong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 15.000 ca mới mắc và trên 6.000 trường hợp t.ử v.ong.

Tuy nhiên, bệnh ung thư vú hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu mỗi người có thói quen tự kiểm tra vú và đi khám sàng lọc ung thư vú. Các chị em nên tự khám vú sau kỳ k.inh n.guyệt khoảng 05 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất, tập cho mình thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư khi qua t.uổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2, t.uổi có kinh sớm, không sinh con,…), nên đi khám, tầm soát sớm hơn.

Khi phát hiện ra bệnh thì người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ điều trị, bên cạnh đó người bệnh phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng, một chí ý mạnh mẽ và niềm tin vào ngày mai tươi sáng.

Đối với ung thư cổ tử cung, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên đi khám ung thư cổ tử cung trong ba năm kể từ lần sinh hoạt t.ình d.ục đầu tiên hay khi đến 21 t.uổi. Sau đó, chị em nên hỏi bác sĩ thử nghiệm này phải được thực hiện bao nhiêu lần dựa trên độ t.uổi và t.iền sử sức khỏe của mình. Đa số phụ nữ đi thử nghiệm mỗi 1 đến 3 năm.

Khám phụ khoa được thực hiện để kiểm tra các căn bệnh trong â.m đ.ạo, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Khám ung thư cổ tử cung là một xét nghiệm để kiểm tra các thay đổi trong cổ tử cung, có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư. Cũng có thể khám vú cùng lúc.

Hiện nay, việc tầm soát, phát hiện sớm ung thư trở nên dễ dàng và khả thi hơn. Ví dụ với ung thư vú đã có chụp nhũ ảnh (Mammography) và MRI, phiến đồ â.m đ.ạo ‘PAP test’ và HPV test cho ung thư cổ tử cung, FOB test và nội soi cho ung thư đại trực tràng, chụp CT liều thấp cho ung thư phổi…

Trên hết, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các chị em nên tiêm vắc-xin phòng virus gây u nhú, ung thư cổ tử cung trong độ t.uổi từ 9 – 26 (vắc xin phòng nhiễm HPV), vắc-xin phòng viêm gan B (HBV), tránh xa t.huốc l.á, hạn chế đồ uống có cồn, tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau quả, ngũ cốc, hạn chế đường, tinh bột, đồ chiên, xào, thực phẩm đóng hộp…

Theo infonet

Xót xa những b.é g.ái mặc đồng phục học sinh đã phải đến bệnh viện vì ung thư phụ khoa

Theo BS Nguyễn Văn Tiến – trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, tuần vừa qua khoa Ngoại 1 đã tiếp nhận 5 bệnh nhân dưới 16 t.uổi, trong đó có 2 bệnh nhân mới chỉ 11 – 12 t.uổi đã bị ung thư phụ khoa. Đặc biệt, có những bệnh nhi nhập khoa ngoại 1 mà còn nguyên bộ đồ đi học của trường.

BS Tiến thăm hỏi một bệnh nhi bị ung thư tại khoa.

Ví dụ, trường hợp bệnh nhi V., 12 t.uổi học lớp 6 đã mắc ung thư phụ khoa cho thấy, bệnh nhi này có k.inh n.guyệt từ năm 10 t.uổi. Bệnh nhi cho biết, trong thời gian vài tháng nay tự nhiên thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon, đi tiểu nhiều, mất kinh, đặc biệt bụng to dần. Cô bé và gia đình tưởng cháu béo ra nên không để ý.

Tuy nhiên, vài tuần nay bụng cháu to nhanh nên gia đình nghi ngờ đã đem cháu đi bệnh viện kiểm tra. Cả gia đình tá hỏa khi biết con gái mình bị ung thư buồng trứng với khối bướu gần bằng 30cm ở vị trí tử cung lên tới rốn.

Trường hợp thứ 2, một c.ô b.é đau bụng âm ỉ 2 tháng nay. Cháu ra m.áu â.m đ.ạo rỉ rả, nhưng giấu gia đình, đến khi không chịu nổi mới báo cho mẹ. Người mẹ vội vàng đưa con đến Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) khám, siêu âm với kết quả nghi ung thư buồng trứng, sau đó đã chuyển qua Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thì phát hiện cháu có khối bướu kích thước lên tới 20cm.

BS sĩ Tiến cho biết, còn 3 ca còn lại cũng đều dưới 15 t.uổi, trong đó có 2 ca bướu quái lành tính. Nhưng ca còn lại thì bác sĩ nghi ngờ ung thư buồng trứng loại bướu xoang nội bì (AFB trên 2000) – loại ung thư buồng trứng “cực ác”. Trong chuyên môn nghe nói tới bệnh lý này là kinh hồn bạt vía, vì tính hung ác của bệnh dù điều trị cỡ nào vẫn không khống chế được tế bào ung thư.

Bác sĩ Tiến cho biết, riêng trường hợp này bác sĩ khám khối bướu rất to trên 20cm, trên hình ảnh CT SCANT và Xét nghiệm m.áu chẩn đoán Bướu xoang nội bì cho thấy, với tình trạng trên của cháu, dù có phẫu thuật triệt để hay hóa trị tận lực thì t.uổi thọ của bệnh nhân cũng không thể kéo dài.

“Nhìn 5 đ.ứa t.rẻ lần lượt lên bàn khám bệnh mà biết chắc tương lai của các cháu sẽ rất ngắn ngủi khiến chúng tôi nước mắt lưng tròng” bác sĩ Tiến chia sẻ. Được biết, sau khi có kết quả chẩn đoán từ các xét nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng, các bệnh nhân nhi nói trên đều được chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Cảnh báo về căn bệnh ung thư buồng trứng, bác sĩ Tiến khuyến cáo các bậc phụ huynh hãy quan tâm chăm sóc con cái mình, lưu tâm những dấu hiệu nhỏ nhất trong quá trình phát triển của con gái.

Ví dụ, những dấu hiệu k.inh n.guyệt bất thường, những triệu chứng than phiền về vùng bụng chậu, những phát triển bất thường vòng bụng… nên đưa các cháu đi tới các chuyên khoa sản – nhi để tìm ra nguyên nhân, phát hiện sớm bệnh. Nếu không may bị ung thư thì bệnh cũng ở giai đoạn sớm, có thể điều trị được phần nào.

Bướu xoang nội bì phôi (Yolk sac) chiếm 14 – 20% các trường hợp bướu tế bào mầm của buồng trứng.

Bướu được gọi như vậy vì cấu trúc của bướu tương tự với xoang nội bì phôi trong yolk sac của chuột và xuất phát từ yolk sac nguyên thủy. Bệnh thường gặp ở người trẻ t.uổi với độ t.uổi mắc bệnh trung bình là 23 t.uổi và 1/3 bệnh nhân chưa có k.inh n.guyệt.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng và bướu vùng chậu. Triệu chứng đau thường xuất hiện cấp tính và thường chẩn đoán lầm với viêm ruột thừa.

Bướu thường phát triển rất nhanh và lan tràn trong ổ bụng. Nồng độ men AFP trong m.áu thường tăng cao và được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị và theo dõi sau điều trị. Nồng độ LDH cũng có thể tăng.

Điều trị bướu xoang nội bì phôi tương tự với các loại ung thư tế bào mầm khác của buồng trứng. Điều trị bao gồm: phẫu thuật xếp giai đoạn, giảm tổng khối bướu nếu bệnh lan tràn và hóa trị bổ túc sau mổ. Phẫu thuật tiêu chuẩn bao gồm: cắt tử cung type A, 2 phần phụ và mạc nối lớn.

Tuy nhiên, do bệnh thường gặp ở bệnh nhân trẻ t.uổi nên nếu bệnh ở giai đoạn sớm có thể xem xét điều trị bảo tồn cho bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân đều cần được hóa trị hỗ trợ sau mổ với phác đồ BEP (bleomycin, etoposide và cisplatin).

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *