Giám đốc sở Giáo dục Đà Nẵng dặn dò học sinh làm 9 điều để tránh bệnh về mắt

Tại buổi khám sàng lọc và hỗ trợ điều trị miễn phí cho các học sinh, Giám đốc sở Giáo dục Đà Nẵng đã có những dặn dò giúp các em phòng tránh bệnh về mắt.

Ngày 10/10, hưởng ứng “ngày thị giác thế giới 2019″, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng phối hợp Quỹ Fred Hollows tại Việt Nam, Bệnh viện Mắt Đà Nẵng tổ chức khám sàng lọc;

Và hỗ trợ điều trị miễn phí các bệnh về mắt cho gần 500học sinh của tất cả các điểm trường thuộc trường Tiểu học Hòa Phú.

Đoàn khám mắt cho học sinh người Cơ Tu. Ảnh: HV

Đây là một trường miền núi ngoài địa bàn dự án, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc tự chăm sóc để có một đôi mắt khỏe mạnh.

Đoàn khám gồm các bác sĩ chuyên khoa mắt, điều dưỡng mắt và kỹ thuật viên khúc xạ thuộc bệnh viện Mắt Đà Nẵng, với các tình nguyện viên là tập thể nhân viên của FHF Việt Nam, các sở Giáo dục và Đào tạo, Ngoại vụ, Y tế…

Chương trình với các nội dung kiểm tra thị lực, khám khúc xạ và hỗ trợ cấp kính miễn phí cho học sinh được phát hiện mắc tật khúc xạ và hỗ trợ điều trị các bệnh mắt.

Mục đích là nhằm góp phần phòng tránh tật khúc xạ, tật cận thị học đường cho học sinh.Với thông điệp năm 2019 “hãy thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời để em có đôi mắt khỏe”đây cũng là thông điệp truyền thông quan trọng của dự án chăm sóc mắt học đường.

Theo thống kê của Tổ chức Phòng chống mù lòa Quốc tế, hiện nay trên thế giới có khoảng 36 triệu người bị mù; 217 triệu người bị suy giảm thị lực ở mức trung bình và nghiêm trọng.

Trong đó, có 124 triệu người bị tật khúc xạ chưa được chỉnh kính và 65 triệu người bị đục thủy tinh thể.

Và hơn 75% trong số nguyên nhân gây mù và bị suy giảm thị lực mức trung bình và nghiêm trọng là có thể phòng tránh được .

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có thống kê chính thức số người bị mù và tỷ lệ bị tật khúc xạ.

Theo nghiên cứu năm 2015 của Tổ chức Brien Holden thì ước tính có khoảng 25-40% t.rẻ e.m khu vực thành thị và 10-15% khu vực nông thôn bị tật khúc xạ.

Điều này có nghĩa là khoảng 3 triệu t.rẻ e.m đang bị tật khúc xạ cần được chỉnh kính và số lượng học sinh bị tật khúc xạ ngày càng tăng và trẻ hóa.

Bà Lê Thị Bích Thuận – Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, dự án “Chăm sóc mắt học đường” được triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Đà Nẵng, T.iền Giang.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức về chăm sóc bảo vệ mắt cho khoảng 2,2 triệu học sinh Việt Nam, đặc biệt là đối tượng học sinh độ t.uổi từ 6-15.

Và làm cơ sở cho cấp bộ ban hành hướng dẫn chương trình chăm sóc mắt học đường thực hiện trên phạm vi toàn quốc, hướng đến việc giảm tỷ lệ suy giảm thị lực ở t.rẻ e.m một cách bền vững tại Viêt Nam.

Đã có hơn 100.000 học sinh đã được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án như: khám sàng lọc tật khúc xạ, cấp kính, phẩu thuật các bệnh lác lé, sụp mi, đục thủy tinh thể miễn phí ;Từ năm 2016, dự án “Chăm sóc mắt học đường” được triển khai tại tất cả các Trường tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn 4 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn và năm 2019 mở rộng tại quận Liên Chiểu.

Ngoài ra các em còn được bổ sung kiến thức chăm sóc mắt từ thầy cô, nhân viên y tế đã được các ngành chuyên môn tập huấn.

Tại buổi khám, cô Thuận cũng dặn dò học sinh 9 cách thức để nhằm giảm các bệnh về mắt.

Đó là: Tư thế khi ngồi học phải ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi mặt sát xuống bàn. Cần đảm bảo đủ ánh sáng trên lớp học và khi học bài (cụ thể có đèn bàn nơi học bài);

Không đọc sách, học bài, làm việc với máy tính, xem tivi ở khoảng cách gần và liên tục quá lâu, quá nhiều.

Sau một giờ đọc sách, học bài và làm việc với máy tính cần nghỉ ngơi 5-10 phút, xoa nhẹ lên mắt nhiều lần;

Tăng cường sinh hoạt ngoài trời, tích cực hoạt động thể lực;

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung Vitamin A ;

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng khăn mặt riêng, rửa mắt bằng nước sạch, rửa tay bằng xà phòng, không nên dùng tay bẩn dụi vào mắt… đề phòng bệnh đau mắt đỏ, mắt hột…

Không chơi các trò chơi nguy hiểm như: đ.ánh trổng, đ.ánh n.hau, các vật sắc nhọn, b.ắn ná thun, b.ắn bi…vì dể gây chấn thương mắt.

Khi có dị vật vào mắt phải đến cơ sở y tế khám ngay. Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt, khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Kiểm tra, đo thị lực mắt tối thiểu 1 năm/lần. Khi thị lực dưới 7/10 phải đi khám ngay.

AN NGUYÊN

Theo giaoduc.net

Bệnh giả cận thị: Chủ quan sẽ thành “thật”

Do học tập và làm việc không khoa học nhiều người mắc các chứng bệnh về mắt. Tuy nhiên, cứ thấy mờ mắt mà tìm tới hiệu cắt kính để đo là hành động thiếu khoa học. Đáng tiếc có những bệnh nhân do không hiểu biết nên chuyển từ cận thị giả sang cận thị thật.

Đừng coi thường khi thị lực giảm

Sau một thời gian thức khuya và làm việc nhiều với màn hình máy tính, anh Tuấn Dũng – kế toán một công ty về máy tính tại Hà Nội thấy mắt mình nhức mỏi và mờ đi. Mỗi khi đọc tài liệu anh thấy khó khăn và thường xuyên bị chảy nước mắt.

Ngại tới bệnh viện và được một đồng nghiệp tư vấn anh đã đến một cửa hàng kính để kiểm tra và mua kính. Sau khi nhân viên cửa hàng tận tình dẫn đi đo và đọc kết quả thì mắt trái của anh là 0,75 đi ốp còn mắt phải là 1 đi ốp.

Anh Dũng được nhân viên tư vấn kỹ càng, đợi khoảng 30 phút sau anh đã có cặp kính mới. Đọc thử sách ở tại cửa hàng anh thấy dễ dàng hơn nên vui vẻ ra về.

Tuy nhiên, hai hôm sau thấy hiện tượng nhức mỏi mắt gia tăng, đeo kính, anh thấy mắt mình sáng hơn, nhưng xuất hiện cảm giác chóng mặt kèm theo nhức đầu. Khi đến khám tại Viện mắt Trung ương, bác sĩ cho biết: Anh bị cận thị giả nên không phải đeo kính, chỉ cần cho mắt nghỉ, giảm bớt cường độ hoạt động của mắt.

Sau một thời gian uống thuốc theo đơn, cùng với việc giảm xem điện thoại, anh Dũng đã thấy mắt của mình ổn định. Mừng nhất là không cần phải đeo kính.

Chia sẻ về trường hợp của con trai mình, chị Mai ở Thành Công (Hà Nội) cho biết: Thấy con trai ở độ t.uổi tiểu học kêu khó nhìn khi ngồi học tại lớp, chị đã đưa con đến hiệu kính khá uy tín để đo thị lực.

Tá hỏa khi nhân viên nói con bị cận thị, chị lập tức mua kính theo chỉ dẫn. Lúc đầu, con nói nhìn rõ hơn nên chị yên tâm, nhưng hai tuần sau cháu kêu vẫn nhức mắt, chị bèn đưa con đến viện để khám.

Tại đây bác sĩ cho biết con chị chưa bị cận thị mà chỉ giảm thị lực, rối loạn điều tiết mắt có thể do xem ti vi và điện thoại quá nhiều. Được bác sĩ hướng dẫn và kê đơn thuốc, cộng với bài tập điều tiết mắt hàng ngày, mắt của con trai chị cũng đã ổn định.

Cẩn thận không thừa

Cận thị giả là căn bệnh của giới văn phòng và đang lan rộng vì lượng người sử dụng máy vi tính, các thiết bị công nghệ như smartphone, iPad ngày càng nhiều.

Điều đáng lưu ý là những biểu hiện mà người bệnh gặp phải cũng giống như bệnh lý cận thị. Đối tượng thường gặp ở bệnh cận thị giả là lứa t.uổi học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Nguyên nhân xuất phát do học tập và làm việc không khoa học. Ở t.rẻ e.m do xem phim hoặc chơi điện tử nhiều.

Với người lớn đa phần do áp lực công việc, không cho mắt nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc tập trung. Lâu dần mắt có triệu chứng khó nhìn xa, thậm chí phải nheo mắt kèm theo chảy nước mắt nhức mỏi.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Đức Anh, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết: Cận thị giả là hiện tượng mắt bị điều tiết quá mức. Nguyên nhân gây cận thị giả là do làm việc với cự ly gần trong thời gian dài khiến mắt phải điều tiết liên tục dẫn đến nhức mỏi, đau đầu, chảy nước mắt.

Thực tế mắt không có tật cận thị, nhưng nếu không được khám và điều trị kịp thời cũng có thể trở thành cận thị. Khi khám bởi những người không có chuyên môn, hoặc chỉ đi đo bằng máy tại các cửa hàng kính sẽ dẫn tới kết luận sai cho người bệnh. Người bệnh phải đeo kính trong khi thực tế chưa phải dùng.

Đối với các bác sĩ chuyên khoa mắt, việc chuẩn đoán cận thị giả không khó nhưng nếu chỉ dựa vào các chỉ số của máy tại các cửa hàng kính thì sẽ rất khó phát hiện chính xác bệnh.

Phó Giáo sư Nguyễn Đức Anh cũng đưa ra cảnh báo: Đối với các cháu nhỏ cũng như người lớn, khi có biểu hiện nhìn không rõ, hoặc nhức mỏi mắt thì phải đi khám đúng chuyên khoa, tuyệt đối không nên đến cửa hàng để mua kính. Vì tại đây không có bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu chỉ dựa trên số đo trên máy có thể mắc phải sai lầm.

Hệ lụy là trẻ không bị cận hoặc chỉ cận nhẹ nhưng lại bị chỉ định cận thị, hoặc đeo kính sai số. Tất cả những vấn đề liên quan đến mắt, người bệnh đều phải đến khám và có bác sĩ chuyên khoa đ.ánh giá cụ thể tình trạng bệnh.

Ngay cả vấn đề nhức mỏi, hoặc người bệnh cảm thấy mờ mắt cũng do nhiều nguyên nhân, chỉ bác sĩ chuyên khoa mới biết chính xác.

Tỷ lệ mắc tật khúc xạ tại Việt Nam hiện nay chiếm từ 15 – 40%, tương ứng từ 14 – 36 triệu người mắc. T.rẻ e.m trong độ t.uổi 6 – 15 t.uổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20 – 40% ở khu vực thành thị, và từ 10 – 15% tại khu vực nông thôn.

Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu t.rẻ e.m đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao. Ở một số trường học nội thành, tỷ lệ mắc tật này là 50%.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại, có những người bị cận thị giả không điều trị kịp thời, không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khiến mắt phải liên tục làm việc trong thời gian dài thì có thể dẫn đến suy nhược và trở thành cận thị thật.

Thu Trà

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *