Chất lượng không khí được cải thiện giúp nâng cao sức khỏe người dân – một tác động có thể thấy rõ chỉ trong vài tuần, theo các nhà khoa học thuộc Hiệp hội lồng ngực Mỹ (ATS).
Thủ đô New Delhi, Ấn Độ chìm trong khói bụi ô nhiễm. Ảnh: Reuters
Trong nghiên cứu, nhóm chuyên gia tiến hành đ.ánh giá hiệu quả của các chính sách cắt giảm ô nhiễm trên toàn cầu. Họ phát hiện sức khỏe công chúng thay đổi đáng kể và nhanh chóng sau khi giảm tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Lấy ví dụ, Giáo sư Dean Schraufnagel cho biết tỷ lệ mắc bệnh tim và phổi ở Ireland đã giảm 30% khi nước này ban lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng. Tại Mỹ, một nhà máy thép ở Utah bị đóng cửa trong 13 tháng đã làm giảm tới 50% mức độ ô nhiễm bụi mịn trong khu vực, nhờ đó giảm số ca nhập viện do các vấn đề về phổi như hen suyễn, viêm phổi và viêm phế quản. Tương tự, số ca sinh non và tỷ lệ t.ử v.ong cũng giảm theo.
Đặc biệt lúc Thế vận hội được tổ chức tại thành phố Atlanta (Mỹ) năm 1996, người dân nơi đây được ghi nhận khỏe mạnh hơn khi chất lượng không khí cải thiện nhờ vào lệnh hạn chế phương tiện giao thông. Trong đó, tỷ lệ t.rẻ e.m phải điều trị hen suyễn giảm 44% chỉ sau 4 tuần. Lợi ích này cũng được nhìn thấy khi Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đăng cai Thế vận hội 2008 và phát lệnh hạn chế giao thông, kèm theo đóng cửa các nhà máy công nghiệp. Trong 2 tháng, ô nhiễm không khí giảm tới 62% và tỷ lệ người dân đến gặp bác sĩ do hen suyễn đồng thời giảm 58%.
Nhiều nghiên cứu thực hiện ở Úc, New Zealand và Mỹ cho thấy giảm ô nhiễm trong nhà cũng đem lại lợi ích đáng kể. Theo đó, chuyển sang dùng năng lượng sạch trong hoạt động nấu nướng, sưởi ấm làm giảm tần suất đi khám bệnh và t.rẻ e.m ít phải nghỉ học vì bệnh hơn.
ĐƯỜNG THẤT
Theo Daily Mail/baocantho
Ô nhiễm bụi mịn – những điều cần biết
Trong thời gian gần đây, nồng độ bụi mịn tăng cao đột biến, chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và có hại cho sức khỏe tại nhiều trạm quan trắc không khí ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.
TTXVN/Báo Tin tức