Giảm thịt đỏ ( thịt heo, cừu, bò – ảnh) trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm cholesterol xấu trong m.áu, từ đó đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Food & Function.
Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học thuộc Đại học Nottingham (Anh) phát hiện giảm ăn thịt đỏ, thay vì ngưng ăn hoàn toàn, tạo tác động tích cực đến sức khỏe của những tình nguyện viên. Thay đổi đáng kể nhất là giảm lượng cholesterol xấu LHL trong m.áu và những ai ban đầu có hàm lượng LHL cao nhất là giảm nhiều nhất.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu – Giáo sư Andrew Salter, nhiều cuộc khảo sát cho thấy ở những người ăn thịt đỏ nhiều nhất, nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim mạch tăng 40%.
“Thịt là nguồn giàu vitamin và khoáng chất, cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu. Những người giảm lượng thịt cần ăn nhiều loại trái cây, rau củ và ngũ cốc để bổ sung các dưỡng chất trên”, tiến sĩ Liz Simpson, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích.
Theo Thanh niên
Giàm 28% nguy cơ ung thư vú nhờ thay đổi nhỏ trong bữa ăn
Một chút thay đổi trong việc chọn lựa nguyên liệu cho món mặn trong bữa ăn có thể giúp phụ nữ bớt sợ ung thư vú.
Các nhà khoa học từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã theo dõi chế độ dinh dưỡng của hơn 42.000 nữ tình nguyện viên trong vòng 8 năm và kết luận cách họ chọn loại thịt cho món mặn khi ăn có thể giúp giảm đến 28% nguy cơ mắc ung thư vú.
Thay thế thịt đỏ bằng thịt gia cầm giúp giảm mạnh nguy cơ ung thư vú, nghiên cứu mới cho thấy – ảnh minh họa từ internet
Cụ thể, họ tìm thấy những phụ nữ ghiền ăn thịt đỏ (thịt bò, thị heo, thịt cừu…) có nguy cơ phát triển một dạng ung thư vú xâm lấn cao hơn đến 23% so với những người ăn ít.
Tin vui là một chút thay đổi trong bữa ăn có thể cứu bạn. Những người ghiền ăn các món thịt từ gia cầm như gà, gà tây, vịt… có khả năng mắc bệnh thấp hơn đến 15%.
Và nếu bạn chịu khó thay đổi miếng bít tết hay những cây xúc xích ngon lành trong bữa ăn bằng món gà, bạn sẽ tự giảm ngay 28% nguy cơ mắc bệnh.
Theo tiến sĩ Dale Sandler, thịt đỏ đã được chứng minh là chứa các hợp chất làm tăng nguy cơ ung thư, trong khi thịt gia cầm thì có “hoạt động gây đột biến thấp”, “giảm căng thẳng nội tại” và “giảm tổn thương DNA”. Cơ chế giải thích việc tiêu thụ thịt gia cầm làm giảm nguy cơ ung thư vú chưa rõ ràng, nhưng theo ông Sandler, các dữ liệu cung cấp đủ bằng chứng để khuyên mọi người thay thế thịt đỏ bằng thịt gia cầm để góp phần giảm tỉ lệ mắc ung thư vú.
Thông tin này rất đáng quan tâm bởi theo khảo sát tại Mỹ và Anh, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, cứ 8 phụ nữ thì có 1 người phải đối diện với căn bệnh.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học International Journal of Cancer.
A. Thư
Theo New York Post, Independent/nguoilaodong