Để giảm tình trạng tiêu thụ đường không hợp lý và các tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị các quốc gia triển khai kết hợp ba giải pháp là: áp thuế với đồ uống có đường, giáo dục truyền thông và hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với t.rẻ e.m.
Trong đó, đ.ánh thuế đối với đồ uống có đường là chính sách quan trọng nhằm giảm mức tiêu thụ, từ đó ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì và tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe.
Hiện nay, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến. Tại dự thảo, lần đầu tiên đồ uống có đường thuộc danh mục hàng hóa đề xuất áp dụng thu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để giảm tác hại cho sức khỏe, đồng thời có thể khiến mọi người lựa chọn những đồ uống thay thế lành mạnh hơn.
TS Angela Pratt – Trưởng đại điện Văn phòng WHO tại Việt Nam: Biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế.
Bằng chứng toàn cầu cho thấy, tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và sâu răng. Chúng cũng góp phần khiến mọi người thừa cân, béo phì, có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng khác bao gồm ung thư.
TS Angela Pratt – Trưởng đại điện Văn phòng WHO tại Việt Nam.
WHO khuyến cáo rằng việc tiêu thụ cái gọi là “đường tự do” – có thể coi là bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống – nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, nhưng lý tưởng là dưới 5% (khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình).
Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã uống nhiều đồ uống có đường hơn. Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ t.uổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ t.uổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì.
Chúng ta cần có hành động kịp thời và quyết đoán để đảo ngược những xu hướng này. Trên khắp thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Tín hiệu giá – chi phí cao hơn – rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.
Bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11% và họ sẽ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối. Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì, đặc biệt là ở t.rẻ e.m, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai.
Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho t.rẻ e.m, thanh thiếu niên. Truyền thông đại chúng có thể làm tăng kiến thức về sức khỏe của mọi người, giúp họ suy nghĩ và nhận thức đúng đắn hơn về những gì họ đang uống từ đó đưa ra những lựa chọn tốt hơn về đồ uống để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
PGS.TS. Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Tiết kiệm chi phí y tế khi áp thuế đồ uống có đường.
Tác động về sức khỏe khi áp thuế đồ uống có đường trên thế giới phải kể đến việc ngăn ngừa được đáng kể các trường hợp thừa cân, béo phì, đái tháo đường tuýp 2 và tiết kiệm được chi phí y tế. Kinh nghiệm ở Thái Lan cho thấy, khi áp thuế suất đồ uống có đường 11%, 20% và 25% thì tỷ lệ mắc béo phì giảm lần lượt là 1,73%; 3,83% và 4,91%. Ở Colombia, tỷ lệ thừa cân giảm 1,5 – 4,9 điểm % và béo phì giảm 1,1 – 2,4 điểm %trong 1 năm.
PGS.TS. Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Với 1 USD chi cho việc thực hiện chính sách thuế sẽ tiết kiệm 3,98 USD chi cho sức khỏe ở Mexico. Đây chính là lợi ích kép của việc đ.ánh thuế: tăng thu thuế và giảm chi y tế.
Một tác động nữa về sức khỏe khi áp thuế đồ uống có đường, đó là giảm tỷ lệ mắc bệnh nha khoa sâu răng. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tiêu thụ nước ngọt có hàm lượng đường cao và nồng độ axit có thể góp phần gây hại cho sức khỏe răng miệng, ăn mòn men răng, nhất là ở giới trẻ – đối tượng sử dụng nhiều loại đồ uống có đường khác nhau có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ xương răng.
Ngoài ra, để giảm tiêu thụ đồ uống có đường thì người dân nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt.
Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn…) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà và cà phê hòa tan…), bánh kẹo ngọt, mứt, si rô… Hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn. Không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác.
Chọn các kích cỡ xuất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng. Ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô.
Đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn. Không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ. T.rẻ e.m dưới 2 t.uổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.
TS. Nguyễn Thùy Duyên – Trường Đại học Y tế công cộng: Cần tính phương án khả thi để đạt hiệu quả cao trong việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường
Bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy, nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, người dân sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Nhờ vậy, chính sách này có thể đem lại thay đổi tích cực trong tình hình thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Thùy Duyên – Trường Đại học Y tế công cộng.
Một số kịch bản tăng thuế như có thể đ.ánh thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường, thuế tuyệt đối theo thể tích, thuế theo giá xuất xưởng, tuy nhiên, cần tính phương án khả thi để đạt hiệu quả cao trong việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường.
Đồng thời, lượng hóa tác động đến việc thay đổi cân nặng, mức giảm dự kiến của tỷ lệ thừa cân, béo phì và đái tháo đường tuýp 2 nhưng không g.ây s.ốc với ngành công nghiệp giải khát.
Trong đó, thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường cho thấy khá nhiều ưu điểm so sánh với loại thuế khác. Loại thuế này có tác động trực tiếp đến các sản phẩm có hàm lượng đường cao như khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi sang các dòng sản phẩm ít đường hơn; mở đường cho nhà sản xuất chuyển hướng sang các dòng sản phẩm ít đường hơn.
Tăng thuế sẽ tác động đến tăng giá qua đó tác động đến hành vi tiêu thụ, gánh nặng sức khỏe và kinh tế xã hội sẽ thay đổi tương đương với mức tăng giá bán lẻ. Nếu mức tăng giá 5% đem lại sự thay đổi không đáng kể thì tăng giá ở mức 20% có thể đem lại sự thay đổi tích cực cho tình trạng béo phì ở Việt Nam.
8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường
Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong m.áu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường.
Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?
Những người mắc bệnh đái tháo đường cần đảm bảo tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh nhưng điều này không chỉ đề cập đến thực phẩm vì đồ uống cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để kéo glucose hoặc đường trong m.áu vào tế bào để lấy năng lượng. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong m.áu cao và một số biến chứng nghiêm trọng.
5 đồ uống tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
Những đồ uống sau đây là sự lựa chọn tốt cho người mắc đái tháo đường:
Nước
Nước lọc là một trong những đồ uống tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Thức uống tốt nhất cho sức khỏe là nước. Hydrat hóa thích hợp ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần và mọi hệ thống trong cơ thể đều cần nước. Cũng có thể nhầm lẫn dấu hiệu khát với đói hoặc thèm đồ ngọt. Điều này khiến một số người uống nước ngọt và nước trái cây. Nếu cảm giác thèm ăn này xảy ra, tốt nhất nên uống một cốc nước lọc trước rồi xem cơ thể phản ứng như thế nào.
Nước có hương vị
Một số người chọn nước trái cây hoặc đồ uống có đường vì họ thấy hương vị của nước nhàm chán hoặc nhạt nhẽo. Có thể thêm hương vị bằng cách hòa nước với nước ép từ trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như chanh, vỏ chanh hoặc một chút nước ép nam việt quất. Pha nước với trái cây như quả mọng cũng tạo thêm hương vị tốt cho sức khỏe.
Trà thảo dược
Trà thảo dược là một cách khác để tạo hương vị cho nước. Đun sôi lá của một số loại cây trong nước có thể mang lại cả hương vị lẫn lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ, rễ cam thảo mang lại hương vị ngọt ngào nhẹ nhàng mà không làm tăng lượng đường trong m.áu.
Sữa
Đôi khi cơ thể muốn nhiều hơn chỉ là nước. Sữa có thể là một lựa chọn tốt. Sữa bò, sữa đậu nành, sữa gạo hoặc sữa hạt có thể cung cấp calo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn những loại không đường.
Sữa bò, sữa gạo, sữa đậu nành đều bổ sung carbohydrate vào chế độ ăn và vì vậy phải tính đến điều này trong kế hoạch bữa ăn của mình.
Hầu hết các loại sữa hạt không đường đều có ít carbohydrate nhưng người mắc bệnh đái tháo đường phải kiểm tra thành phần dinh dưỡng của loại sữa mình lựa chọn và lưu ý xem có bao nhiêu carbs trong một khẩu phần để quản lý lượng đường trong m.áu.
Nước ép trái cây nguyên chất với lượng vừa phải
Nước ép trái cây nguyên chất là phù hợp nhưng vì nước ép trái cây cung cấp đường từ trái cây, vì vậy người bệnh đái tháo đường chỉ nên tiêu thụ số lượng ít. Cần tính đến bất kỳ loại nước trái cây nào trong thực đơn bữa ăn. Ví dụ, một cốc nước cam tươi, chưa qua chế biến 248g chứa gần 26g carbohydrate, trong đó gần 21g là đường.
Khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng để quản lý lượng carbohydrate nạp vào khi uống nước trái cây trong bữa ăn. Chỉ uống nước trái cây có thể khiến lượng đường trong m.áu tăng đột biến, nhưng uống nước trái cây cùng với các thực phẩm khác, đặc biệt là protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa điều này.
Ăn trái cây là một cách tốt để làm dịu cơn khát và nó mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn nước trái cây.
3 loại đồ uống nên tránh khi mắc bệnh đái tháo đường
Nước soda, nước ngọt, cocktail trái cây và đồ uống có cồn là những loại người bệnh đái tháo đường nên tránh.
Những đồ uống sau đây không phải là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường:
Nước soda, nước ngọt, nước tăng lực
Nước ngọt và đồ uống có đường khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng cân và hội chứng chuyển hóa. Cân nặng quá mức là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2, cả béo phì và đái tháo đường đều là đặc điểm của hội chứng chuyển hóa.
Đối với những người đã mắc bệnh đái tháo đường, loại đồ uống này cung cấp lượng đường lớn và cần tiêu hóa ít. Ngoài ra, những đồ uống này không gây no vì chúng chỉ chứa carbs đơn giản và không có chất xơ.
Uống soda mà không có thực phẩm lành mạnh có thể dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng đột biến. Tốt nhất nên tránh hoặc hạn chế uống soda, nước ngọt và nước tăng lực có đường để giảm nguy cơ tăng đột biến lượng đường.
Cocktail trái cây
Đồ uống này có thể có hương vị giống nước ép trái cây nhưng chúng thường chứa hàm lượng đường/si-rô ngô cao và chứa ít hoặc không có nước ép trái cây tự nhiên. Những thành phần này khiến lượng đường trong m.áu tăng đột biến tương tự như soda.
Chúng cung cấp hàm lượng đường cao nhưng giá trị dinh dưỡng ít hơn nhiều so với nước ép trái cây nguyên chất 100%.
Có thể thưởng thức vừa phải nước ép trái cây tươi 100% nhưng nên lưu ý đến các loại cocktail trái cây pha sẵn không chứa nước trái cây thật.
Đồ uống có cồn
Hầu hết rượu không chứa đường nhưng bia có chứa carbohydrate và nhiều loại đồ uống có cồn có chứa đường. Điều này làm sự gia tăng lượng đường trong m.áu và có nguy cơ tăng cân.
Rượu ảnh hưởng đến cách gan sản xuất glucose, điều này có thể dẫn đến lượng đường trong m.áu giảm đột ngột hoặc hạ đường huyết. Những người sử dụng insulin nên nhận thức được tác động của rượu lên mức glucose. Uống rượu quá mức có thể dẫn đến bệnh gan và các vấn đề khác đối với người mắc bệnh đái tháo đường cũng như đối với những người khác, do đó mọi người nên uống có chừng mực.
Rượu có thể làm giảm lượng đường trong m.áu. Đây có thể là một vấn đề đối với những người sử dụng insulin. Mặc dù người mắc bệnh đái tháo đường có thể uống một lượng nhỏ rượu nhưng Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị những giới hạn phù hợp sau đây:
1 ly mỗi ngày cho phụ nữ.
2 ly một ngày cho nam giới.
1 ly tương đương với: 30ml rượu mạnh, 150ml rượu vang, 360ml bia.
Người bệnh đái tháo đường nên uống đồ uống có cồn cùng với thức ăn để giảm nguy cơ lượng đường trong m.áu thấp, không vượt quá giới hạn bác sĩ khuyến cáo, tính lượng carbohydrate hàng ngày, kiểm tra lượng calo và hàm lượng cồn trong bia mà mình uống.
Không bao giờ nên tiêu thụ đồ uống có cồn để thay thế carbohydrate cho thực phẩm. Thay vào đó, người bệnh nên hạn chế uống rượu và dùng nó ngoài chế độ ăn uống bình thường.