Giãn tuyến sữa có gây ung thư vú?

Tôi 45 t.uổi, đầu vú chảy dịch bất thường, dịch màu trắng đục, núm vú bị tụt xuống, bác sĩ kết luận là giãn tuyến sữa. Xin hỏi bệnh này có nguy cơ ung thư? (Nhân)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Giãn tuyến sữa, còn gọi giãn ống dẫn sữa, là bệnh lành tính. Khi bị giãn tuyến sữa, người bệnh thường có biểu hiện chảy dịch núm vú bất thường, mủ trắng đục, hơi có màu xanh hoặc đen từ núm vú chảy ra, cứng ở trong núm vú. Nó cũng có thể gây tổn thương mô xung quanh ống sữa bị giãn làm cho người bệnh cảm thấy như có cục u cứng.

Tuy nhiên, đây là một hiện tượng thay đổi bình thường ở ngực, không phải là triệu chứng nguy cơ ung thư. Hiện cũng không thấy có mối liên quan rõ ràng giữa giãn ống dẫn sữa và ung thư. Tuy nhiên, khi chẩn đoán giãn ống dẫn sữa cũng cần phải phân biệt với ung thư tuyến vú vì có một số biểu hiện tương tự nhau. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra những bất thường và đi khám định kỳ để cải thiện tình trạng bệnh, tránh gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày.

Ung thư vú thường gặp là thường gặp ở nữ, do nội tiết hoặc có kinh sớm, mãn kinh muộn, nồng đồ Estrogen cao, không sinh con, sinh con lần đầu muộn.

Cụ thể, phụ nữ có kinh dưới 13 t.uổi có nguy cơ ung thư vú cao gấp hai lần so với người trên 13 t.uổi. Phụ nữ mãn kinh trên 55 t.uổi nguy cơ cao cao gấp hai lần so với dưới 45 t.uổi hay người có thai lần đầu sau 30 t.uổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với trước 30 t.uổi.

Một số nhóm nguy cơ cao khác như người chuyển giới tính nữ do phải sử dụng estrogen kéo dài hoặc t.iền sử gia đình có người mắc bệnh, đột biến gene, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, lạm dụng rượu bia, t.huốc l.á… Người hút t.huốc l.á có nguy cơ tăng gấp hai lần so với người không hút và gấp 7,5 lần nếu hút trước 12 t.uổi.

Để tầm soát bệnh, bạn nên tự khám vú và đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng đến một năm một lần, nhất là phụ nữ trên 35 t.uổi hoặc tham gia các chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.

Không hút thuốc, uống rượu. Duy trì chế độ ăn hợp lý, không ăn nhiều thịt nướng, rán, mỡ động vật. Ăn nhiều rau quả. Không sử dụng thuốc tránh thai kéo dài hay có thai lần đầu muộn, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện lối sống lành mạnh, tinh thần thoải mải, lạc quan.

Nhiều bệnh nhân ung thư vú từ chối phẫu thuật, đắp thuốc không rõ nguồn gốc

Được chẩn đoán ung thư vú nhưng do lo sợ phẫu thuật sẽ làm tế bào ung thư lan rộng, người phụ nữ từ chối điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ sau một thời gian ngắn, khối u đã ở giai đoạn nặng.

Ung thư vú phát hiện ở giai đoạn trễ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn – Ảnh minh họa

Đó là trường hợp của chị T.T.K. (36 t.uổi, ngụ tại T.iền Giang). Trước đó, chị K. đã đến khám tại bệnh viện địa phương và được chẩn đoán ung thư vú. Tuy nhiên, bệnh nhân không phẫu thuật mà đến gặp một số thầy lang để đắp lá lên khối bướu và dùng một vài loại rễ cây không rõ nguồn gốc để sắc thuốc uống.

Chỉ 4 tháng sau, khối bướu phình to, da bị viêm đỏ, chảy dịch có mùi hôi. Lúc này, chị K. mới đến bệnh viện khám và nhập viện trong tình trạng khối ung thư vú lớn trên 10cm, xâm nhiễm ra da và di căn nhiều hạch nách.

Các bác sĩ chẩn đoán khối u đã ở giai đoạn nặng, người bệnh cần điều trị bằng hóa chất trước để khối bướu và hạch nhỏ lại, sau đó tiến hành phẫu thuật.

Hiện tại, sức khỏe người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục, chờ vết thương lành hẳn sẽ chuyển sang quá trình xạ trị bổ túc.

ThS BS. Phạm Hoàng Quân, Khoa Tuyến vú – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, trong số 70-80 lượt khám vú mỗi ngày khoa tiếp nhận, có nhiều trường hợp ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy vậy vẫn có không ít trường hợp người bệnh đến khám ở giai đoạn trễ, khối bướu có kích thước lớn, xâm lấn ra da, di căn hạch nách dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Có người bệnh từ chối phẫu thuật vì sợ tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn – Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Quân, một trong số những nguyên nhân của tình trạng này là do người bệnh từ chối phẫu thuật, không muốn “đụng dao kéo” vì sợ tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn. Nguy hiểm hơn, thay vì nghe theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lại từ chối điều trị và tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để đắp lên khối bướu, làm viêm, n.hiễm t.rùng và khiến khối bướu phát triển nhanh hơn.

Bác sĩ Quân cho hay, việc điều trị ung thư vú dựa trên nhiều yếu tố bao gồm giai đoạn bệnh, bản chất sinh học của bướu, thể trạng người bệnh, nhu cầu thẩm mỹ, độ t.uổi và các bệnh lý đi kèm.

Phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và thuốc sinh học là các phương pháp quan trọng nhất. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối đa cho người bệnh, cần phải điều trị đa mô thức, kết hợp nhiều chuyên khoa liên quan như tạo hình thẩm mỹ, chăm sóc giảm nhẹ, tư vấn di truyền, tâm lý…

Trong đó, vai trò của phẫu thuật đối với ung thư vú là không thể thay thế. Đây là phương pháp đầu tiên và phổ biến nhất để loại bỏ triệt để khối bướu, bảo đảm nhu cầu thẩm mỹ bằng hình thức phẫu thuật bảo tồn vú hoặc tái tạo vú.

Bác sĩ khuyến cáo, khám sàng lọc đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị ung thư vú hiệu quả. Dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất là sờ thấy khối bướu trong vú. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như tiết dịch núm vú, đầu vú chảy mủ hoặc dịch màu hồng, núm vú bị tụt, kéo lõm da vú, giai đoạn muộn có thể nổi hạch ở nách.

Vì vậy, người dân nên chủ động tầm soát ung thư vú, ngay khi có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ung thư vú là bệnh lý do một nhóm tế bào bên trong vú biến đổi và phát triển vượt khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Ung thư vú đang có chiều hướng gia tăng và trở thành một gánh nặng toàn cầu khi dẫn đầu về số ca mới mắc và t.ử v.ong.

Ở các nước đang phát triển, tiên lượng sống của người bệnh ung thư vú vẫn còn thấp, phần lớn người bệnh nhập viện khi ung thư đã xâm lấn và di căn. Bên cạnh đó, một số quan niệm sai lầm khiến người bệnh bỏ lỡ “giai đoạn vàng”, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Tại Việt Nam, theo thống kê mỗi năm có hơn 15.000 ca mắc mới, hơn 6.000 ca t.ử v.ong vì ung thư vú

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *