Giang mai bẩm sinh gia tăng mạnh – Mối lo ngại lớn của Mỹ

Mới đây, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số lượng trường hợp t.rẻ e.m bị giang mai bẩm sinh (lây từ mẹ sang con) đang tăng gấp đôi ở Mỹ kể từ năm 2013.

Ảnh minh họa.

Giang mai là bệnh rất dễ lây nhiễm, do vi khuẩn hình xoắn ốc Treponema pallidum gây ra và lây lan qua quan hệ t.ình d.ục không an toàn. Bệnh có thể truyền từ người mẹ bị nhiễm giang mai sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai là những vết loét không đau ở bên ngoài bộ phận s.inh d.ục, h.ậu m.ôn, hay trực tràng. Vết loét cũng có thể xuất hiện trên môi và trong miệng. Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp chẳng có triệu chứng gì, đặc biệt là ở phụ nữ.

Những người mắc bệnh mà không có triệu chứng nên không biết rằng họ đã mang bệnh và có thể lây truyền nó cho những người khác. Sau khi điều trị bệnh giang mai, phụ nữ vẫn có thể tái nhiễm nên họ phải đảm bảo sẽ tiếp tục kiểm tra định kỳ.

Theo CNN dẫn thông tin từ CDC, đây là năm thứ 5 liên tiếp, số lượng người mắc bệnh lậu, giang mai tăng ở Mỹ. Chỉ riêng trong năm ngoái, tổng cộng có 2,4 triệu ca nhiễm bệnh được chuẩn đoán.

8 trong 10 phụ nữ mang thai mắc giang mai không được điều trị sẽ truyền bệnh sang em bé qua nhau thai. Điều này có thể khiến 40% trường hợp thai nhi bị ảnh hưởng, cụ thể là thai nhi sẽ bị c.hết lưu hoặc t.ử v.ong ngay sau khi sinh.

Đã có những báo cáo thực tế từ CDC, số lượng mang thai mắc bệnh giang mai ở Mỹ được ghi nhận tăng từ 362 lên 918 trường hợp từ năm 2013-2017. Trong đó, 5 tiểu bang: Arizona, California, Florida, Louisiana và Texas chiếm tới 70% các trường hợp.

Các trường hợp còn lại nằm rải rác ở 32 tiểu bang và chủ yếu là các bang miền Tây và miền Nam. Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ giang mai tăng nhanh nhất ở nam giới, chiếm hơn 88% các ca nhiễm trong năm 2017. Thế nhưng tỷ lệ bệnh ở phụ nữ cũng đang tăng lên.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm giang mai tăng mạnh có thể là do sự thay đổi về hành vi t.ình d.ục, chẳng hạn như không sử dụng b.ao c.ao s.u. Theo CDC công bố thông tin hồi năm ngoái, tỷ lệ sử dụng b.ao c.ao s.u trong quan hệ t.ình d.ục tăng 46,2% lên 62,8%, trong khoảng thời gian từ năm 1991 – 2005. Tuy nhiên sau đó từ 2005 – 2017, bắt đầu giảm 62,8% xuống còn 53,8%.

Tiến sĩ Pablo Sanchez tại Trung tâm Nghiên cứu khí quyển thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico cho biết, “Tôi không ngạc nhiên khi biết tỷ lệ giang mai bẩm sinh đang gia tăng, vì tôi biết hiện tại bệnh giang mai ở phụ nữ và t.rẻ e.m ở mọi lứa t.uổi đang tăng lên không ngừng. Nhưng dù còn không ngạc nhiên, nhưng nó sẽ là mối bận tâm lớn”.

Triệu chứng giang mai bẩm sinh thường gặp: Trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, cân nặng thấp hơn 2,5 kg. Trên da có nhiều bọng nước lớn, khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân; nhiều khe nứt ở miệng, h.ậu m.ôn; sổ mũi, mủ và m.áu do loét các xương sụn ở mũi; loét họng làm tiếng trẻ khóc khàn trầm lạ tai; có nhiều hồng ban và sần ngoài da.

Còn có những tổn thương khác như: Xương khớp – gặp trong 80% các tổn thương giang mai bẩm sinh, viêm xương sụn vào tháng thứ 2 – 3 sau sinh; gan to và xơ hóa, lách to, viêm thận, viêm t.inh h.oàn, viêm màng não, viêm dây thần kinh thị giác, thiếu m.áu.

Tiến sĩ Pablo Sanchez giải thích, “Bệnh giang mai nếu không được điều trị ở phụ nữ mang thai sẽ khiến thai nhi c.hết lưu hoặc c.hết sau khi sinh. Ngoài ra, nếu thai nhi sống sót nhưng vẫn ảnh hưởng về sức khỏe. Đó là lý do vì sao cần phải kịp thời phát hiện và chữa trị khi phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm bệnh”.

Phía CDC đã ra khuyến cáo, phụ nữ khi mang thai cần tiến hành kiểm tra sàng lọc nhiều lần, dù không phát hiện dấu hiệu, nhằm ngăn ngừa và điều trị bệnh trước khi quá muộn. CDC cũng kêu gọi các tiểu bang trên cả nước cần phải có biện pháp làm giảm tỷ lệ mắc giang mai, đồng thời cải thiện sức khỏe sinh sản của bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Hiện tại, giang mai có thể điều trị dễ dàng với penicillin, một loại thuốc đã được tìm ra từ những năm 1940. Với một liều tiêm cho mẹ ngay sau khi được chẩn đoán và trong vòng 30 ngày sau khi sinh, thì trong hầu hết trường hợp có thể giảm nguy cơ lây nhiễm cho cả mẹ và con. Nếu đ.ứa t.rẻ sinh ra bị giang mai bẩm sinh, các bác sĩ có thể điều trị bằng một đợt kháng sinh 10 ngày hoặc bằng 1 liều tiêm.

Thu Thu

Theo baophapluat

Đi siêu âm, mẹ bầu phải mổ khẩn cấp vì dây rốn gặp vấn đề, các mẹ cẩn trọng với hiện tượng nguy hiểm này

Tuy đây là hiện tượng hiếm gặp, nhưng các mẹ bầu rất không nên chủ quan bởi nó thể gây ra nguy hiểm khôn lường cho thai nhi.

Dây rốn có cấu trúc giống như một cái ống hẹp, kết nối giữa em bé với nhau thai. Nó không chỉ là sợi dây luân chuyển sự trao đổi m.áu giữa thai nhi và nhau thai, mà dây rốn còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, oxy và loại bỏ các chất thải cho em bé.

Dây rốn bắt đầu hình thành khi thai nhi được 5 tuần. Nó sẽ dài từ từ cho đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Khi đó, dây rốn có chiều dài trung bình từ 55 – 60 cm. Dây rốn chứa ba mạch m.áu: hai động mạch và một tĩnh mạch.

– Tĩnh mạch mang oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai lấy từ m.áu của mẹ chuyển qua cho em bé.

– Hai động mạch vận chuyển chất thải của em bé đến nhau thai (nơi chất thải được chuyển vào m.áu và được xử lý bởi thận của mẹ).

Có rất nhiều vấn đề bất thường về dây rốn, như: dây rốn nén, dây rốn thắt nút, dây rốn quá dài hoặc quá ngắn, n.hiễm t.rùng dây rốn… Nhưng dây rốn xoắn, tuy là hiện tượng hiếm gặp, nhưng nó lại cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi trong quá trình mang thai và sinh nở.

Dây rốn xoắn rất nhiều vòng sẽ gây nên tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi (Ảnh minh họa).

Mới đây, mẹ N.M chia sẻ mình vừa đối mặt với hiện tượng dây rốn xoắn: ” Em muốn nói với các mẹ là càng về cuối thai kì càng không được phép chủ quan nhé. Em đi khám thai 38 tuần vì tính mổ chủ động lúc 38,5 tuần mà đi khám rồi phải mổ luôn vì tim thai cao. Bác sĩ nói t.iền suy thai và khẳng định dây rốn gặp vấn đề. Tuần trước siêu âm con em được 2,8kg. Thế rồi sinh ra được có 2,5kg. Và chính xác nguyên nhân gây sụt cân là vì dây rốn bị xoắn lại, hạn chế dinh dưỡng từ mẹ sang con. Cũng may mẹ con em an toàn rồi“.

Dây rốn xoắn là gì?

Dây rốn xoắn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Nó được coi là một biến chứng rất nghiêm trọng khi mang thai, gây nên tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi.

Dây rốn xoắn xảy ra bởi nhiều yếu tố, có thể là do dây rốn dài hơn bình thường nên hay bị vướng vào chân, cánh tay cổ của bé, rồi bị xoắn. Hoặc mẹ bị đa ối, nên có thêm không gian trống để dây di chuyển. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Trung bình, dây rốn sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn.

Dây rốn xoắn nguy hiểm như thế nào?

Thông thường, khi bị dây rốn xoắn, mẹ sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao để tránh những biến chứng trong thai kỳ và cũng như trong quá trình sinh nở. Dây rốn xoắn sẽ gây nguy hiểm như sau:

1. Không có các cơn đau chuyển dạ

Các sản phụ có dây rốn xoắn sẽ ít có các cơn co thắt chuyển dạ hơn so với các mẹ có dây rốn bình thường, hoặc cổ tử cung mở sớm. Điều này thường xảy ra khi có sự không cân xứng giữa xương chậu mẹ và kích thước của đầu em bé.

Khi phát hiện ra thai nhi có dây rốn xoắn chặt, các bác sĩ đều phải nhanh chóng thực hiện ca mổ khẩn cấp để tránh tình hình ngày càng tồi tệ, ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi (Ảnh minh họa).

2. Suy thai

Có những trường hợp thai nhi có dây rốn xoắn rất chặt, dẫn đến cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho bé, khiến nhịp tim của thai nhi tăng cao hoặc hạ thấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thai c.hết lưu. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ thực hiện mổ khẩn cấp trước khi tình hình trở nên tồi tệ, và trước khi em bé nuốt phải phân su gây ra các vấn đề về phổi.

3. Nhau thai bong tách sớm

Biến chứng nghiêm trọng này xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh. Điều này gây sự c.hảy m.áu bên trong cho người mẹ, cũng như làm gián đoạn việc cung cấp m.áu và oxy cho bé.

Dây rốn xoắn tuy có vẻ nguy hiểm đối với thai nhi. Nhưng với việc khám thai đều đặn, làm đúng theo lời khuyên của bác sĩ, chắc chắn cả mẹ và bé sẽ có một thai kỳ an toàn và một cuộc “vượt cạn” thành công.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *