Giao lưu trực tuyến về nhận biết và xử trí sớm bệnh viêm gan B

Với mục đích cung cấp những kiến thức để người dân nhận biết cũng như có cách phòng tránh, xử trí sớm viêm gan B, sáng ngày 13-12, Báo Nhân Dân điện tử phối hợp với Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phát hiện và xử trí sớm bệnh viêm gan B”.

Việt Nam có tới 15 triệu dân mắc viêm gan B, trong đó có tới 90% người dân không biết tình trạng bệnh của mình, dẫn tới bỏ qua cơ hội tầm soát, điều trị sớm. Viêm gan B mạn tính là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến xơ gan và ung thư gan. 90% trường hợp mắc viêm gan B diễn tiến âm thầm nên dễ bị bỏ qua, khi bệnh nhân có triệu chứng thường đã ở giai đoạn muộn.

Đây là căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao, dễ lây truyền song đến nay nhận thức của người dân về viêm gan B còn nhiều hạn chế, do đó tỷ lệ mắc mới viêm gan B ở nước ta vẫn ở mức cao, thêm 30 nghìn ca mỗi năm. Đặc biệt là tỷ lệ phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị viêm gan B từ 10 – 20%. Trên thực tế, tỷ lệ mẹ lây nhiễm viêm gan B cho con là từ 5 – 10%, trong đó có tới 90% trẻ chuyển sang viêm gan B mạn tính.

Nhiễm vi-rút viêm gan B đang diễn biến một cách âm thầm nhưng là vấn đề lớn đối với sức khỏe người dân nước ta hiện nay, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng và gây t.ử v.ong. Do đó, công tác phòng chống bệnh viêm gan vi-rút cần được đẩy mạnh hơn nữa, với các giải pháp tổng thể, đồng bộ, người dân và cộng đồng cũng cần tăng cường tìm hiểu, nắm bắt thông tin để nhận biết đầy đủ về bệnh viêm gan vi-rút, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Tại buổi giao lưu, các độc giả sẽ được các chuyên gia đầu ngành gồm TS Trần Đại Quang, Chuyên viên Cục Y tế dự phòng; TS, BS Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai giải đáp thắc mắc chung quanh các nội dung: nhận biết sớm bệnh viêm gan B, các phác đồ điều trị mới hiệu quả có tỷ lệ thành công cao; đối tượng nào có nguy cơ mắc viêm gan B; diễn biến nguy hiểm của bệnh viêm gan B nếu bỏ qua việc tầm soát, điều trị sớm; Việt Nam tiến tới chấm dứt nguồn lây viêm gan B như thế nào…

Độc giả quan tâm tới những thông tin sức khỏe về bệnh viêm gan B từ các chuyên gia đầu ngành, xin gửi câu hỏi quan tâm về địa chỉ: nhandandientutiengviet@gmail.com.

LAM NGỌC

Theo Nhân dân

Cắt đôi que thử HIV, viêm gan B ở BV SaintPaul: Chuyên gia hoá sinh nói gì?

Theo chuyên gia hóa sinh, việc cắt đôi que thử hay cho cả 4 mẫu m.áu vào 1 giếng hóa chất để xét nghiệm HIV, viêm gan B khó cho ra kết quả đúng.

Nhân viên y tế BV ĐK SaintPaul gian dối trong xét nghiệm HIV, viêm gan B cho bệnh nhân

Việc gian dối xét nghiệm HIV, viêm gan B cho hàng trăm bệnh nhân tại BV ĐK SaintPaul bằng cách cắt đôi 1 que thử để dùng cho hai mẫu xét nghiệm HIV hoặc viêm gan B; Hay trộn cùng lúc nhiều mẫu m.áu vào 1 giếng hóa chất xét nghiệm (theo phản ánh của VTV24) làm nhiều người lo lắng liệu kết quả xét nghiệm có còn chuẩn xác?

Thông thường theo quy trình chuẩn xét nghiệm nhanh HIV và viêm gan B, sau khi lấy que thử ra khỏi bao đựng, kỹ thuật viên sẽ viết mã số bệnh nhân, tương tự mã số trên ống đựng mẫu m.áu vào phần để trống ở chiều ngang que thử. Tiếp đó, bóc lớp vỏ bảo vệ phía ngoài để lộ ra vạch hóa chất. Kỹ thuật viên lấy mẫu m.áu của bệnh nhân nhỏ vào phần dưới của vạch hóa chất này. Cả 2 phương pháp xét nghiệm nhanh HIV và viêm gan B đều thực hiện quy trình giống nhau. Sau 15 phút, kết quả sẽ hiển thị trên vạch hóa chất. Nếu xuất hiện 1 vạch đỏ nghĩa là bệnh nhân âm tính với viêm gan B và HIV, 2 vạch đỏ là dương tính.

PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật, Nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: “Kết quả xét nghiệm có chính xác hay không thì phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất. Nhà sản xuất quy định 1 mẫu xét nghiệm sẽ dùng 1 que thử thì nên làm đúng như vậy. Trong cuộc đời mấy chục năm làm nghề, tôi chưa thấy ở đâu cắt đôi que thử test nhanh HIV, viêm gan B ra làm 2 để thực hiện. Khi 1 que thử được cắt 2, thì kết quả đúng sai không thể biết được”.

Theo PGS Luật mọi sự cải tiến thì đều phải có cơ sở khoa học và kết quả. Nếu muốn cắt đôi que thử trong xét nghiệm thì trước đó phải có nghiên cứu và thực chứng bằng kết quả, để tránh việc chẩn đoán sai cho người bệnh. Đối với xét nghiệm HIV phải thực hiện xét nghiệm tại 3 nơi mới có thể kết luận bệnh nhân nhiễm virus. Viêm gan B thì phải có hàng chục xét nghiệm mới đ.ánh giá chuẩn được.

Về việc trộn các mẫu m.áu quá nhiều trong một giếng hóa chất theo tiêu chuẩn sẽ không cho được một kết quả chính xác. Để có kết quả đúng thì vẫn phải tuân thủ theo đúng quy định của hãng sản xuất dụng cụ xét nghiệm.

Như đã thông tin từ kết quả điều tra của VTV24, sau khi lấy mẫu m.áu các bệnh nhân đem đi xét nghiệm tại khoa Vi sinh y học, BV SaintPaul, sau khi bóc lớp giấy bảo vệ ra khỏi que thử, nhân viên dùng kéo cắt que thử ra làm đôi, vệt kéo cắt vào giữa vị trí của vạch hóa chất xét nghiệm. Như vậy, 1 que thử dành cho 1 bệnh nhân đã được tách làm 2.

Không chỉ gian lận trong phương pháp test nhanh HIV và viêm gan B, mà một phương pháp phức tạp hơn là xét nghiệm miễn dịch bán tự động (ELISA), cũng được các kỹ thuật viên tại phòng miễn dịch bệnh viện này làm theo cách trộn 4 mẫu m.áu của 4 bệnh nhân khác nhau vào chung trong một ống nghiệm thủy tinh, sau đó hút ra, cho vào một giếng chứa hóa chất. Nguyên tắc là 1 giếng chứa 1 mẫu m.áu, nhưng ở đây, 1 giếng chứa 4 mẫu. Nếu kết quả âm tính sẽ là kết quả chung cho cả 4 bệnh nhân, còn nếu dương tính sẽ yêu cầu cả 4 bệnh nhân xét nghiệm lại….

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *