Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến nhiều trẻ hay bị viêm họng. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trẻ gặp họa từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), mỗi dịp thời tiết thay đổi, t.rẻ e.m, người lớn đều có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, trong đó có viêm họng.
Đây là bệnh dễ mắc phải nhất. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sốt, sổ mũi.
Nguyên nhân là do khi chuyển mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh gây bệnh.
Viêm họng là bệnh dễ gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Ảnh TL
Bên cạnh yếu tố thời tiết, môi trường, theo các bác sĩ, không ít trẻ lại bị viêm họng từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ. Chẳng hạn, khi nhiệt độ ngày đêm có sự chênh lệch khá rõ rệt, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen bật quạt lớn hoặc dùng điều hòa cả đêm trong khi ngủ. Điều này sẽ gây ra khô vùng mũi họng và các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Hơn nữa, trong giai đoạn thời tiết “nhạy cảm” ngày nóng đêm lạnh, việc bố mẹ không giữ ấm vùng cổ cho trẻ hoặc cho trẻ ra ngoài buổi tối quá lâu cũng dễ khiến trẻ bị lạnh gây viêm họng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Một thói quen khác cũng dễ khiến trẻ bị viêm họng hoặc tái diễn viêm họng là bố mẹ cho đến những nơi tập trung đông người, nhất là những trẻ dưới 3 t.uổi. Bởi ở độ t.uổi này, trẻ đã hết miễn dịch của mẹ và đang trong giai đoạn tự đề kháng nên rất dễ lây bệnh từ người khác.
Trẻ bị viêm họng nên xử lý thế nào?
Trong trường hợp khi ngủ dậy trẻ kêu đau rát họng, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bố mẹ cần cho trẻ súc miệng bằng nước ấm, ăn cháo loãng ấm sẽ làm dịu cơn đau. Sau đó, tiếp tục theo dõi triệu chứng của trẻ. Nếu thấy không yên tâm về các loại thuốc mua trên thị trường, bố mẹ có thể cho trẻ đi khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc ho, hạ sốt một cách hợp lý.
Một điều PGS.TS Dũng lưu ý, bố mẹ không nên lạm dụng kháng sinh để chữa viêm họng cho trẻ. Theo vị chuyên gia này, có đến gần 80% trẻ bị viêm họng là do virus gây bệnh. Điều trị triệu chứng sẽ làm bệnh thuyên giảm và khỏi.
Chẳng hạn, khi trẻ bị viêm họng kèm sốt thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt; dùng thuốc ho để cắt các cơn ho và kết hợp rửa mũi bằng nước muối biển hàng ngày. Dùng kháng sinh với những trẻ bị viêm họng không những không mang lại hiệu quả mà còn có nguy cơ trẻ bị kháng kháng sinh.
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện và điều trị đúng phác đồ, viêm họng ở trẻ có thể điều trị dứt điểm trong 1-2 tuần. Ngược lại, nếu điều trị sai cách để bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.
Cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi
Để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe phòng viêm họng cũng như các bệnh khi thời tiết giao mùa, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên bổ sung nhiều rau, củ quả, vitamin C (nước ép cam, quýt…) vào các bữa ăn hàng ngày. Với t.rẻ e.m cần tránh uống nước lạnh, nước đá.
Bên cạnh đó, giữ ấm cơ thể mọi lúc để tránh bị nhiễm lạnh, đặc biệt lưu ý khi sử dụng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp vào buổi tối.
Đồng thời, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi, bẩn. Đeo khẩu trang cho con khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với các môi trường nhiều bụi bẩn như công trường xây dựng, môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, khói t.huốc l.á vì đây là các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, dễ gây nên các bệnh lý về tai mũi họng của trẻ.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp. Không nên để bệnh dai dẳng quá lâu vì theo các bác sĩ, nếu các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng ở trẻ không điều trị dứt điểm, đúng phác đồ, bệnh dễ tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.
N.Mai
Theo giadinh.net
Lên thực đơn cho bé khi bị ho
Thời tiết thay đổi, trẻ thường bị ho và viêm họng, trong thời gian này, trẻ thường biếng ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ bình phục nhanh chóng.
Trẻ nhỏ rất dễ bị các bệnh viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi, hay gặp nhất là viêm họng và ho. Khi trẻ bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì các bậc phụ huynh cần chú ý đến dinh dưỡng cho trẻ. Thời gian này, trẻ thường biếng ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ bình phục nhanh chóng.
Những thực phẩm cần tránh khi trẻ bị ho
Tuy không phải là chứng bệnh nghiêm trọng, nhưng ho gây phiền phức khá nhiều cho cả bé và bố mẹ, nhất là khi nó kéo dài và trở nặng. Để bé nhanh khỏi và tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây:
Không dùng đồ ăn, uống lạnh
Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi. Trong khi đó, triệu chứng ho phần lớn liên quan đến phổi. Lúc ho, nếu dùng đồ lạnh dễ làm cho phổi bị tắc nghẽn, triệu chứng ho sẽ càng nghiêm trọng, lâu ngày khó chữa. Mặt khác, phần lớn trẻ bị ho đều có đờm, đờm nhiều hay ít đều liên quan đến lá lách.
Lá lách có vai trò quan trọng với việc tiêu hóa và hấp thu đồ ăn, uống của cơ thể người. Ăn uống lạnh gây hại lá lách, làm chức năng của cơ quan này suy giảm càng khiến đờm sinh ra nhiều hơn. Tất cả đồ ăn, uống, thậm chí nước rửa mũi, họng cho trẻ trong lúc này đều nên làm ấm trước khi dùng.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống đồ lạnh khi bị ho.
Không dùng đồ nhiều mỡ, ngọt
Khi t.rẻ e.m bị ho, chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa khiến trẻ nóng trong, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn khiến tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng. Vào thời điểm này, cha mẹ cần loại bỏ ngay khoai tây rán hay đồ ăn ngọt ra khỏi thực đơn của con, nhất là với những trẻ ho do viêm phế quản co thắt, nếu ăn nhiều đồ béo, đờm và nhiệt sẽ kết đặc lại, chặn đường hô hấp khiến khó thở hơn, làm bệnh khó chữa hơn.
Nên cho trẻ ăn gì?
Giai đoạn này, trẻ thường lười ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ mau bình phục. Cho trẻ ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm bột, béo đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của trẻ.
Lê là quả được khuyến khích nên dùng khi trẻ bị ho.
Các loại quả được khuyên cho trẻ dùng khi ho là lê và táo đỏ. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Đối với món cá, đôi khi trẻ có cảm giác tanh, dễ gây ói, do vậy, nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho tập ăn trở lại.
Và ăn như thế nào?
Trẻ ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế, trước khi cho trẻ ăn, nên cho uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.
Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.
Lúc bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng lúc trẻ ho có thể tăng từ 8-10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, do đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần.
Tuyệt đối khi trẻ đang ho, khóc, không được ép trẻ ăn, uống bởi việc làm này có thể dẫn đến việc trẻ hít vào phế quản thức ăn, nước uống dẫn đến sặc, hóc dị vật và có thể t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
BS. Ngô Mỹ Hà
Theo SK&ĐS