Giáo sư chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai: “Hôn trẻ mà khiến trẻ t.ử v.ong thì ai dám hôn!”

Nhiều thông tin cho rằng hôn trẻ có thể khiến trẻ t.ử v.ong, việc đưa thông tin như vậy là phản khoa học. Tuy nhiên, hôn trẻ, thơm trẻ có thể truyền nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm.

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, việc yêu thương trẻ và cưng nựng ôm hôn mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.

Điều này giúp trẻ cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ cũng như người thân. Việc người khỏe mạnh ôm hôn trẻ là hết sức bình thường nhưng cần nhớ rằng người lớn đang bị cúm, sốt, hắt hơi thì không nên thơm má trẻ do virus có thể lây lan đến cơ thể trẻ.

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai

Những căn bệnh dễ lây lan như các bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa như ỉ.a c.hảy, rotavirus cũng tuyệt đối không được tiếp xúc với trẻ.

Cũng theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng trước đây có quan điểm cho rằng ôm hôn trẻ có thể khiến trẻ t.ử v.ong nhưng việc đưa thông tin như vậy là chủ quan và không chính xác. Hôn trẻ mà khiến trẻ t.ử v.ong thì ai dám hôn!

“Lây bệnh có rất nhiều nguyên nhân, bệnh có thể lây qua đường hô hấp nhưng điều đó không có nghĩa là có thể kết luận việc hôn trẻ gây t.ử v.ong. Với bất kỳ căn bệnh nào cần tìm hiểu môi trường sống, không khí, thời gian ủ bệnh mới có thể đ.ánh giá về việc lây bệnh hay không. Ngoài ra, phải là những người chuyên môn về về dịch tễ, lâm sàng, vi sinh y hoc… kết luận mới chính xác.”.

Về căn bệnh do virút RSV đang lan tràn, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết đây là loại virút cổ điển, hay gặp và cũng gây căn bệnh đường hô hấp. Vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng, nhưng những thời điểm chuyển mùa như thế này trẻ dễ mắc bệnh do thay đổi thời tiết nên cha mẹ cần chú ý hơn đối với sức khỏe của trẻ.

Nguy cơ nhiễm bệnh hô hấp cao khi thơm, hôn trẻ

Trẻ nhiễm RSV thường có triệu chứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Chủng virus này có thể gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp nặng nhất là viêm tiểu phế quản. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tuy nhiên, cần lưu ý là trẻ sơ sinh dưới sáu tháng t.uổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh… do sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công.

Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin…

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo các bệnh nhân mắc cúm nên điều trị tại nhà để không lây lan dịch bệnh ra những nơi công cộng hoặc những nơi đông người cũng như tránh lây chéo trong bệnh viện.

Trẻ có thể tự khỏi sau 1 tuần mắc nhưng cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng và đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế kịp thời.

Ngô Huệ

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Giao mùa, nếu bố mẹ có thói quen này, con dễ mắc viêm họng và nhiều bệnh nguy hiểm khác

Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến nhiều trẻ hay bị viêm họng. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trẻ gặp họa từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), mỗi dịp thời tiết thay đổi, t.rẻ e.m, người lớn đều có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, trong đó có viêm họng.

Đây là bệnh dễ mắc phải nhất. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sốt, sổ mũi.

Nguyên nhân là do khi chuyển mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh gây bệnh.

Viêm họng là bệnh dễ gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Ảnh TL

Bên cạnh yếu tố thời tiết, môi trường, theo các bác sĩ, không ít trẻ lại bị viêm họng từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ. Chẳng hạn, khi nhiệt độ ngày đêm có sự chênh lệch khá rõ rệt, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen bật quạt lớn hoặc dùng điều hòa cả đêm trong khi ngủ. Điều này sẽ gây ra khô vùng mũi họng và các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Hơn nữa, trong giai đoạn thời tiết “nhạy cảm” ngày nóng đêm lạnh, việc bố mẹ không giữ ấm vùng cổ cho trẻ hoặc cho trẻ ra ngoài buổi tối quá lâu cũng dễ khiến trẻ bị lạnh gây viêm họng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Một thói quen khác cũng dễ khiến trẻ bị viêm họng hoặc tái diễn viêm họng là bố mẹ cho đến những nơi tập trung đông người, nhất là những trẻ dưới 3 t.uổi. Bởi ở độ t.uổi này, trẻ đã hết miễn dịch của mẹ và đang trong giai đoạn tự đề kháng nên rất dễ lây bệnh từ người khác.

Trẻ bị viêm họng nên xử lý thế nào?

Trong trường hợp khi ngủ dậy trẻ kêu đau rát họng, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bố mẹ cần cho trẻ súc miệng bằng nước ấm, ăn cháo loãng ấm sẽ làm dịu cơn đau. Sau đó, tiếp tục theo dõi triệu chứng của trẻ. Nếu thấy không yên tâm về các loại thuốc mua trên thị trường, bố mẹ có thể cho trẻ đi khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc ho, hạ sốt một cách hợp lý.

Một điều PGS.TS Dũng lưu ý, bố mẹ không nên lạm dụng kháng sinh để chữa viêm họng cho trẻ. Theo vị chuyên gia này, có đến gần 80% trẻ bị viêm họng là do virus gây bệnh. Điều trị triệu chứng sẽ làm bệnh thuyên giảm và khỏi.

Chẳng hạn, khi trẻ bị viêm họng kèm sốt thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt; dùng thuốc ho để cắt các cơn ho và kết hợp rửa mũi bằng nước muối biển hàng ngày. Dùng kháng sinh với những trẻ bị viêm họng không những không mang lại hiệu quả mà còn có nguy cơ trẻ bị kháng kháng sinh.

Theo các chuyên gia, nếu phát hiện và điều trị đúng phác đồ, viêm họng ở trẻ có thể điều trị dứt điểm trong 1-2 tuần. Ngược lại, nếu điều trị sai cách để bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.

Cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi

Để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe phòng viêm họng cũng như các bệnh khi thời tiết giao mùa, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên bổ sung nhiều rau, củ quả, vitamin C (nước ép cam, quýt…) vào các bữa ăn hàng ngày. Với t.rẻ e.m cần tránh uống nước lạnh, nước đá.

Bên cạnh đó, giữ ấm cơ thể mọi lúc để tránh bị nhiễm lạnh, đặc biệt lưu ý khi sử dụng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp vào buổi tối.

Đồng thời, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi, bẩn. Đeo khẩu trang cho con khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với các môi trường nhiều bụi bẩn như công trường xây dựng, môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, khói t.huốc l.á vì đây là các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, dễ gây nên các bệnh lý về tai mũi họng của trẻ.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp. Không nên để bệnh dai dẳng quá lâu vì theo các bác sĩ, nếu các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng ở trẻ không điều trị dứt điểm, đúng phác đồ, bệnh dễ tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.

N.Mai

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *