Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng: Cần ngăn ngừa đại dịch viêm gan B, C

Ước tính tại Việt Nam có 7,8 triệu người viêm gan HBV và gần 1 triệu người viêm gan HCV mạn tính. Hiện cứ 100.000 người thì có 39 người bị ung thư gan.

Bệnh nhân đi khám viêm gan B, C tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. – ẢNH: DUY TÍNH

Tại Hội thảo phòng chống ung thư TP.HCM lần thứ 22 diễn ra vào ngày 5.12, giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, đã cảnh báo cần ngăn ngừa đại dịch viêm gan.

Theo giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, ước lượng trên toàn cầu có 325 triệu người mắc viêm gan mạn vi rút, trong đó viêm gan mạn vi rút B (HBV) với 257 triệu người và vi rút C (HCV) với 71 triệu người. Bệnh diễn tiến chầm chậm đến các bệnh gan mạn, ung thư và khoảng 1,4 triệu người c.hết hằng năm do nhiễm vi rút viêm gan cấp tính và ung thư gan.

Trên toàn cầu, ung thư gan chiếm thứ 4 và gây t.ử v.ong thứ 2 ở đàn ông (sau ung thư phổi). Hơn 10 nước gồm: Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Uganda, Việt Nam… mang 50% gánh nặng viêm gan mạn toàn cầu.

Theo Cục Y tế dự phòng, ước tính tại Việt Nam có 7,8 triệu người viêm gan HBV và gần 1 triệu người viêm gan HCV mạn tính. Hiện cứ 100.000 người thì có 39 người bị ung thư gan (thường gặp trên đàn ông), tỷ lệ này cao hơn Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.

“Con người đang tập trung ứng phó với sự lan tràn của đại dịch viêm gan vi rút. Trong thập niên tới, lây nhiễm HBV, HCV vẫn còn xảy ra và nguyên nhân chính của ung thư gan trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới ủng hộ giải pháp đến năm 2030 loại bỏ viêm gan vi rút. Ngăn ngừa đại dịch viêm gan mới phòng trách được đại họa ung thư gian”, giáo sư Nguyễn Chấn Hùng cho biết.

Theo các chuyên gia, viêm gan vi rút B lây nhiễm qua đường m.áu, t.ình d.ục không an toàn, từ mẹ qua con, bơm kim tiêm chưa được khử trùng. Viêm gan vi rút HCV chủ yếu lây qua đường m.áu do tiêm chích m.a t.úy, dụng cụ y khoa không đảm bảo vô khuẩn và truyền m.áu. Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin (đối với viên gan vi rút B), tiêm truyền an toàn, ngừa lây mẹ sang con, t.ình d.ục an toàn.

Hiện viêm gan vi rút HCV chưa có vắc xin phòng ngừa, đây là một khó khăn trong công tác phòng chống căn bệnh này.

Theo thanhnien

B.é g.ái 30 tháng t.uổi tiên lượng rất xấu, bất ngờ được cứu sống bằng ECMO ​

Điều trị viêm phổi nặng tại nhiều bệnh viện nhưng không hiệu quả, b.é g.ái 30 tháng t.uổi sau đó bị sốt co giật, suy hô hấp, rồi rơi vào trạng thái sốc, nguy kịch, tiên lượng rất xấu, nhưng bất ngờ được cứu sống bằng phương pháp ECMO.

B.é g.ái T.N.P.L. (30 tháng t.uổi, ngụ quận 4, TP.HCM) đã được cứu sống sau khi bị viêm phổi nặng dẫn đến suy hô hấp, nguy kịch – Ảnh: BVCC

Sau 10 ngày điều trị viêm phổi nặng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), b.é g.ái T.N.P.L. (30 tháng t.uổi, ngụ quận 4, TP.HCM) được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM điều trị tiếp 12 ngày, nhưng tình trạng bệnh của bé ngày càng nặng hơn. Bệnh nhi vẫn sốt cao liên tục, viêm phổi nặng dần, sốt co giật, suy hô hấp tiến triển, khởi phát thêm cơn suyễn nặng, sức thở của bệnh nhi đuối dần dù được hỗ trợ thông khí áp lực dương liên tục, kháng sinh mạnh.

Các bác sĩ ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiến hành chụp X-quang phổi thì phát hiện bệnh nhi bị tổn thương phổi trắng xóa và phổi không thể trao đổi khí thêm được. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy thông số cao và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vào ngày 23.9.2019.

BSCK2 Lê Vũ Phượng Thy – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, trong suốt quá trình điều trị tại khoa cấp cứu của bệnh viện, bệnh nhi vẫn không cải thiện tình trạng suy hô hấp, bé tiếp tục rơi vào tình trạng sốc, tụt huyết áp, tiên lượng rất xấu, độ bão hòa oxy trong m.áu chỉ còn 60%. Bệnh nhi lập tức được chuyển thẳng vào Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

Tại đây, sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định thống nhất triển khai áp dụng kỹ thuật trao đổi oxy màng ngoài cơ thể (ECMO) mode V-V cho bệnh nhân.

Một ê kíp mạch m.áu nhanh chóng được huy động phối hợp nhịp nhàng cùng ê kíp Hồi sức tích cực tiến hành xẻ mạch m.áu, luồn canula, primming máy ECMO và kết nối hoàn chỉnh vào cơ thể bệnh nhi.

“Sau khi triển khai ECMO và theo dõi sát, tình trạng bé tiến triển tốt dần. Đến chiều nay (6.10), bệnh nhi đã ngưng hết thuốc vận mạch hỗ trợ tuần hoàn, giảm đáng kể thông số thở máy và rút ống nội khí quản ngay sau khi vừa cai ECMO. Hiện phổi của bé đã cải thiện đáng kể, 2 phế trường sáng dần, thông khí tốt cả 2 phổi, bệnh nhân đã có thể tự thở”.

Theo bác sĩ Thy, đây là trường hợp đầu tiên tại khu vực phía Nam trẻ bị viêm phổi nặng kèm suyễn, nguy kịch suy hô hấp cấp được thực hiện ECMO mode V-V. “Có lẽ đây là một trong những trường hợp hiếm hoi tại Việt Nam được bỏ thở máy ngay sau khi chạy ECMO mode V-V. Chính kỹ thuật kịp thời này là yếu tố then chốt, góp phần vào sự thành công của điều trị, bệnh nhi đã gần như bình phục hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường”, bác sĩ Thy chia sẻ.

Bác sĩ Thy cho biết, kỹ thuật ECMO mode V-V được sử dụng trong các bệnh lý nguy kịch của phổi khi đã tiến hành các biện pháp hồi sức hô hấp tích cực như: thở ôxy, thở máy thông số cao mà lượng ôxy m.áu vẫn thiếu.

Phương pháp ECMO được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do tổn thương phổi hoặc trụy tim, suy tuần hoàn nặng đáp ứng kém hoặc không còn đáp ứng với các biện pháp hồi sức thông thường. Đây chính là biện pháp cuối cùng, là tia hy vọng cho những bệnh nhân đang cận kề cái c.hết.

Hồ Quang

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *