Một giáo sư về tiêm chủng ở Anh vừa đưa những dự đoán tích cực về virus SARS-CoV-2.
COVID-19 sẽ suy yếu, trở thành một loại bệnh giống như cảm lạnh thông thường và sẽ không đạt được khả năng né vaccine, một chuyên gia từ Đại học Oxford (Anh) cho biết.
Theo Dame Sarah Gilbert, giáo sư về tiêm chủng tại Viện Jenner – Khoa Y học Lâm sàng Nuffield của Đại học Oxford (Anh), SARS-CoV-2 sẽ không đột biến thành một biến thể c.hết chóc hơn. Nó sẽ dần trở nên giống các coronavirus khác mà đang sống chung với chúng ta, The Times đưa tin.
Gilbert nói với Hiệp hội Y khoa Hoàng gia: “Chúng ta đang sống chung với bốn coronavirus khác nhau ở người, chúng ta thực sự không bao giờ nghĩ đến chúng, và cuối cùng SARS-CoV-2 cũng sẽ trở thành một trong số đó.
“Vấn đề chỉ là chúng ta mất bao lâu để đạt được điều đó và những biện pháp nào cần thực hiện để đối phó với nó trong lúc chờ đời”.
COVID-19 sẽ suy yếu, trở thành một loại bệnh giống như cảm lạnh thông thường, một chuyên gia Anh dự đoán.
Giáo sư Gilbert dự đoán SARS-CoV-2 sẽ trở nên giống như cảm lạnh thông thường và sẽ không thể đột biến để né vaccine. Loại protein gai mà vaccine nhắm vào chỉ có khả năng đột biến hạn chế và vẫn phải cho phép virus xâm nhập vào bên trong tế bào người, giáo sư giải thích.
“Nếu nó thay đổi protein gai đến mức không thể tương tác với thụ thể đó, thì nó sẽ không thể đi vào bên trong tế bào”, giáo sư nói. “Vì vậy, không có nhiều khả năng virus sẽ tránh được khả năng miễn dịch nhưng nó vẫn là virus có khả năng lây nhiễm”.
Giáo sư Gilbert cũng cho biết tiêm vaccine là chìa khóa để ngăn chặn bất kỳ đại dịch nào trong tương lai và việc chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo là rất quan trọng để các đợt dịch bùng phát “không lan ra nhiều quốc gia”.
“Tôi không muốn làm mọi người chán nản bằng cách khiến họ nghĩ rằng chuyện này sẽ xảy ra lần nữa – đó thực sự là điều mà chỉ một số ít người phải nghĩ đến.
“Chúng ta cần có khả năng ứng phó với các đợt bùng phát dịch ngay sau khi chúng được xác định – tiêm chủng cho người dân địa phương, kiểm soát ổ dịch đó và ngăn nó tiếp tục phát triển.
“Dịch bệnh sẽ lây lan nếu chúng ta không thể ứng phó với chúng và đó là lý do tại sao chúng ta cần phải có vaccine cho những loại virus khác mà chúng ta đã biết để có thể chấm dứt những đợt bùng phát này”.
Giáo sư Gilbert nói rằng việc phát triển vaccine và triển khai tiêm sẽ tốn “dưới 100 triệu bảng Anh” so với “hàng tỷ tỷ” bảng Anh chi phí ứng phó với đại dịch.
“Chuẩn bị sẵn sàng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm t.iền. Việc kiểm soát sẽ ít tốn kém hơn nếu chúng ta chuẩn bị sớm”, giáo sư khuyên
Đã tiêm chủng, tại sao có người vẫn nhiễm Covid-19 có người không?
Có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 ở người đã tiêm chủng đầy đủ.
Có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 ở người đã tiêm chủng đầy đủ. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hai tuần sau khi tiêm liều vắc xin thứ 2, tác dụng của vắc xin sẽ đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể nhiễm Covid-19. Và sẽ có một số điểm khác biệt so với người chưa tiêm.
Nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 của Anh cho thấy có 5 triệu chứng phổ biến nhất ở người đã tiêm vắc xin là nhức đầu, nghẹt và chảy mũi, hắt hơi, đau họng và mất khứu giác.
Khác với người chưa tiêm chủng, họ ít gặp 2 triệu chứng sốt và ho dai dẳng. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị sốt thấp hơn 58% so với người chưa tiêm.
Đặc biệt, điểm khác biệt lớn nhất là những người đã tiêm chủng ít phải nhập viện hơn. Họ cũng ít triệu chứng hơn trong giai đoạn đầu của bệnh và ít có nguy cơ mắc Covid-19 kéo dài, theo Scitechdaily .
Hai tuần sau khi tiêm liều vắc xin thứ 2, tác dụng của vắc xin sẽ đạt mức cao nhất. Ảnh SHUTTERSTOCK
Điều gì làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở người đã tiêm chủng?
Nghiên cứu cho thấy người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể nhiễm Covid-19.
Nhưng tại sao có người nhiễm có người không?
Vì không phải ai cũng có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Mà có 4 điều quyết định việc một người đã tiêm chủng có bị nhiễm Covid-19 hay không.
1. Loại vắc xin
Đầu tiên là loại vắc xin mà bạn nhận được và mức giảm nguy cơ mắc Covid-19 sau khi tiêm vắc xin – so với người chưa tiêm – của mỗi loại vắc xin.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tùy vào loại vắc xin, mức giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 sau khi tiêm dao động từ 70% đến 95%, theo Scitechdaily .
2. Thời gian kể từ khi tiêm chủng
Một điều rất quan trọng là khoảng thời gian kể từ khi tiêm chủng đến thời điểm hiện tại. Đến nay, những người tiêm chủng đợt đầu ở Anh có thể đã được 8 tháng. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy khả năng bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần sau 6 tháng, theo Scitechdaily .
Một nghiên cứu sơ bộ khác từ Israel cũng nhận thấy điều này.
Còn quá sớm để biết điều gì sẽ xảy ra với hiệu quả của vắc xin sau 6 tháng, nhưng có khả năng sẽ giảm hơn nữa.
3. Các biến thể
Một yếu tố quan trọng khác là biến thể của vi rút. Tỷ lệ giảm thiểu rủi ro nêu trên được tính toán chủ yếu dựa vào thử nghiệm đối với chủng ban đầu của Covid-19.
Nhưng đối với chủng Delta, mức độ bảo vệ còn giảm nhiều hơn.
Nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 của Anh cho thấy trong 2 – 4 tuần sau khi tiêm liều thứ 2, khả năng chống lại nhiễm Covid-19 có triệu chứng giảm còn khoảng 87% đối với chủng Delta. Sau 4-5 tháng, con số đó giảm xuống còn 77%, theo Scitechdaily .
4. Hệ thống miễn dịch của bạn
Điều quan trọng cần nhớ là các số liệu trên đề cập đến mức giảm rủi ro trung bình đối với mọi người.
Nguy cơ của chính bạn sẽ phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của bạn và các yếu tố cụ thể khác, như mức độ tiếp xúc của bạn với vi rút, tùy theo công việc và hoạt động của bạn, theo Scitechdaily .
Khả năng miễn dịch thường giảm theo t.uổi tác. Bệnh lâu năm cũng có thể làm giảm phản ứng của cơ thể với việc tiêm chủng. Do đó, những người lớn t.uổi hoặc những người có hệ miễn dịch bị tổn thương – có thể bị giảm tác dụng của vắc xin, hoặc khả năng bảo vệ của họ có thể suy yếu nhanh hơn.