Giấu bệnh ung thư vì sợ miệng lưỡi người đời

Nhiều phụ nữ gốc Á ở Anh che giấu căn bệnh ung thư, không dám kể với ai kể cả chồng, vì sợ bị cho là nhận quả báo, bị kỳ thị, phán xét.

Những người khác tìm đến bệnh viện quá muộn, tự mình chịu đựng vì e ngại phản ứng của gia đình. Họ tự dằn vặt có phải bị thượng đế trừng phạt không, thay vì đến khám bác sĩ. Có trường hợp, một phụ nữ đến chữa bệnh ung thư khi vú của cô đã b.ị h.oại t.ử. Cô qua đời không lâu sau đó.

Những ngày tháng đen tối

Pravina Patel, một bệnh nhân ung thư vú người Ấn Độ, gần đây chia sẻ với truyền thông Anh về trải nghiệm của mình. Năm 36 t.uổi, cô tình cờ phát hiện khối u ở vùng ngực. Lớn lên giữa một cộng đồng nghiêm khắc và nhiều định kiến, nơi mà ngay cả nói ra căn bệnh cũng bị coi là đáng xấu hổ, cô quyết định giấu kín tình trạng của mình.

“Tôi chỉ nghĩ nếu mọi người nghe được sự thật rằng tôi bị ung thư, họ sẽ coi đó là bản án t.ử h.ình”, cô chia sẻ.

Tại Ấn Độ và các quốc gia châu Á, nhiều người vẫn coi ung thư là “quả báo”, sự trừng phạt đối với bệnh nhân. Patel cho rằng nếu nói ra tình trạng sức khỏe, bạn bè, người thân quen sẽ nghĩ cô đã “sống một cuộc đời tồi tệ”.

Cô tiếp tục giữ bí mật về căn bệnh trong suốt liệu trình, quyết định này khiến cho cuộc chiến với ung thư thêm phần đơn độc.

“Tôi một mình vật vã với các buổi hóa trị. Có những ngày, mọi thứ cực kỳ đen tối”, cô kể lại.

Một bệnh nhân ung thư tại Ấn Độ được chồng và gia đình yêu cầu đội mũ để che đi bệnh tật. Ảnh: BBC

Theo tiến sĩ Pooja Saini, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm CLAHRC North-West Coast, trực thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), phụ nữ sợ ung thư trở thành lý do họ không thể kết hôn, bởi lo di truyền sang con cái. Những phát hiện mới khiến bà ngạc nhiên vì độ nghiêm trọng của vấn đề.

“Một số phụ nữ thậm chí không đi khám vì nếu điều trị, họ sẽ rụng tóc, để lộ tình trạng sức khỏe của mình”, bà giải thích.

Rất khó để biết được tâm lý đó đã ăn sâu đến mức nào, vì có rất ít công trình phân tích về tỷ lệ t.ử v.ong giữa các nhóm dân tộc.

Nghiên cứu hiếm hoi của NHS cho thấy phụ nữ châu Á, t.uổi từ 15 đến 64, có tỷ lệ sống sót sau ba năm mắc ung thư vú thấp đáng kể. Các nhà khoa học chỉ ra rằng tầm ảnh hưởng của người đàn ông và người cao t.uổi trong gia đình có thể góp phần gây ra vấn đề này.

Áp lực văn hóa

Sự kỳ thị xung quanh bệnh ung thư trong cộng đồng Nam Á trải dài ở nhiều dạng khác nhau.

Patel cho biết phụ nữ ngại đi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung vì không muốn “bị làm ô uế” hay bị xem như “không còn trong trắng”. Bản thân cô hoàn thành đợt hóa trị, tình trạng cũng thuyên giảm. Song Patel và chồng đã ly dị trong thời gian chữa bệnh, phần vì những áp lực văn hóa về một người phụ nữ của gia đình lý tưởng đè nặng lên vai.

Một số bệnh nhân tìm kiếm sự hỗ trợ y tế quá muộn. Các chuyên gia lo ngại họ đang phải chịu đựng một cách không cần thiết. Phụ nữ Nam Á thường có hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn, mức độ nhận thức đối với bệnh ung thư chưa cao.

Nabila Farooq, cán bộ hỗ trợ bệnh nhân ung thư Đông Nam Á tại Manchester, kể lại nhiều trường hợp nhất quyết không nói với chồng mình mắc ung thư vú. Lý do đôi khi nằm ở niềm tin tâm linh, rằng ung thư là thử thách từ “ông trời”.

“Một số phụ nữ cho rằng họ sẽ không bị ung thư vú nếu chung thủy với chồng. Đối với chuyên gia y tế, điều này thật nực cười. Nhưng tư tưởng đó đã ăn sâu vào tâm lý, ảnh hưởng đến thói quen sàng lọc định kỳ của họ”, tiến sĩ Cannas Kwok, giảng viên cao cấp kiêm phó giám đốc nghiên cứu tại Trường Y tá và Hộ sinh, Đại học Western Sydney, cho biết.

Hình ảnh chụp quang tuyến vú tầm soát ung thư. Ảnh: Shutterstock

Số khác coi ung thư đơn giản là vận rủi, hoặc quả báo người bệnh phải đón nhận. Vì những tín ngưỡng văn hóa và điều cấm kỵ vô lý gắn liền với căn bệnh, hầu hết người châu Á giữ bí mật về sức khỏe của mình. Họ lo lắng sẽ bị tẩy chay, xa lánh nếu để người khác biết sự thật.

Tỷ lệ t.ử v.ong cao vô lý

Số liệu thống kê cho thấy người châu Á, cộng đồng thiểu số không tầm soát ung thư thường xuyên như người da trắng. Madhu Agarwal, chuyên gia quản lý, hỗ trợ bệnh nhân, lo ngại điều này khiến tỷ lệ t.ử v.ong ở phụ nữ trong khu vực cao một cách không đáng có.

“Do thiếu hiểu biết, không đi khám sớm nên khi họ tìm kiếm sự giúp đỡ, khối u đã lây lan và rất khó chữa trị. Tỷ lệ t.ử v.ong cao lại dẫn tới định kiến khác, rằng khi mắc bệnh ung thư, bạn chắc chắn sẽ c.hết”, bà nói.

Agarwal kể lại trường hợp một bệnh nhân điều trị muộn đến nỗi, vú của cô đã bị nấm và trở nên hôi thối.

“Nó bốc mùi đến mức bạn thậm chí không thể ngồi cạnh cô ấy”, bà chia sẻ.

Bệnh nhân sau đó đã qua đời vì khối u lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Tiến sĩ Pooja Saini đang kêu gọi giới chức y tế thu thập nhiều dữ liệu hơn về thói quen sàng lọc, tầm soát ung thư theo nhóm dân tộc. Các thông tin này có thể được sử dụng để cung cấp hỗ trợ phụ hợp đối với từng cộng đồng.

Ung thư thứ hai sau ung thư tuyến giáp – nguy cơ mà nhiều người còn rất mơ hồ

Thật không may là điều trị một loại ung thư này không có nghĩa là không thể mắc ung thư loại khác. Những người đã bị ung thư tuyến giáp vẫn có thể mắc ung thư tương tự như những người bình thường.

Theo thống kê, ngày càng nhiều người mắc ung thư tuyến giáp. Sau khi điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh có thể gặp một vài vấn đề sức khỏe, một trong số đó là nguy cơ đối mặt với một bệnh ung thư khác có hoặc không liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp và được gọi là ung thư thứ hai. Bàn về vấn đề này, bác sĩ Ngô Trường Sơn, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai chỉ ra chi tiết những điều cần lưu ý.

Theo bác sĩ Sơn: “Vì ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống thêm lâu nhất và có chất lượng cuộc sống tốt nhất trong những loại ung thư thường gặp. Bởi việc điều trị ung thư tuyến giáp vai trò chủ yếu là phẫu thuật và nếu bệnh giai đoạn muộn hay nguy cơ cao thì điều trị thêm i-ốt phóng xạ chứ ít chỉ định điều trị hóa chất hoặc xạ trị”.

Tuy nhiên, người bệnh cần phải có một quá trình từ nhận thức hiểu biết về bệnh, kế hoạch thăm khám theo dõi định kỳ đầy đủ, chế độ ăn uống hợp lý cho đến vận động tập thể dục hàng ngày đều đặn.

Bác sĩ Ngô Trường Sơn, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Thông tin cần biết về “ung thư thứ hai sau ung thư tuyến giáp”

Có một điều không may mắn rằng điều trị ung thư loại này không có nghĩa là không thể mắc ung thư loại khác. Những người đã bị ung thư tuyến giáp vẫn có thể mắc ung thư tương tự như những người bình thường.

Theo bác sĩ Sơn, những người bị ung thư tuyến giáp sau khi điều trị có thể bị ảnh hưởng đến một số vấn đề về sức khỏe, nhưng mối quan tâm lớn nhất là phải đối mặt với một loại ung thư khác. Ung thư thứ 2 sau khi điều trị ung thư tuyến giáp có nhiều nguyên nhân, trong phần tài liệu nguồn có so sánh các yếu tố khác như t.uổi, giới, giai đoạn, thể mô bệnh học, xạ trị , i-ốt phóng xạ thì thấy bệnh nhân sau khi điều trị i-ốt phóng xạ có nguy cơ cao hơn nhóm không có chỉ định điều trị i-ốt phóng xạ.

Người bệnh đã hoặc đang bị ung thư tuyến giáp có thể mắc bất kỳ loại ung thư thứ hai nào, những loại ung thư thứ hai có nguy cơ cao hơn bao gồm:

Ung thư vú (ở phụ nữ)

Ung thư tuyến t.iền liệt

Ung thư thận

Ung thư tuyến thượng thận

Nguy cơ ung thư tuyến thượng thận đặc biệt cao ở những người từng mắc loại ung thư tuyến giáp thể tủy.

– Bệnh nhân được điều trị bằng i-ốt phóng xạ cũng có nguy cơ mắc cao hơn bao gồm:

Bệnh bạch cầu cấp

Ung thư dạ dày

Ung thư tuyến nước bọt

“Kế hoạch” chăm sóc sức khỏe để dự phòng bệnh

Các chuyên gia không khuyến nghị thêm bất kỳ một xét nghiệm bổ sung nào để tìm kiếm ung thư thứ hai ở những người bệnh không có triệu chứng. Bác sĩ Sơn chỉ ra những điều lưu ý sau điều trị ung thư tuyến giáp:

– Sau khi hoàn thành quá trình điều trị ung thư tuyến giáp người bệnh nên đi khám bác sĩ thường xuyên và làm các xét nghiệm để tìm các dấu hiệu ung thư tái phát hoặc di căn.

– Xin hãy thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề mới xuất hiện nào, vì các triệu chứng có thể là do ung thư tuyến giáp tái phát hoặc do một bệnh mới hoặc ung thư thứ hai gây ra.

– Người bệnh sau khi điều trị xong cần theo dõi các xét nghiệm phát hiện sớm (tầm soát) các loại ung thư khác.

– Tất cả người bệnh nên tránh khói thuốc, vì hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.

– Để giúp duy trì sức khỏe tốt, người bệnh sau khi điều trị khỏi nên thực hiện:

Duy trì cân nặng hợp lý.

Duy trì hoạt động thể chất và hạn chế ngồi hoặc nằm.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế hoặc tránh các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường. Hạn chế thực phẩm tái, sống, thực phẩm đã qua chế biến, ủ, muối, hun khói…

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ, rau củ quả và nên hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tái, sống, hun khói ủ muối

Không uống rượu bia. Nếu uống rượu thì không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.

Ung thư thứ 2 sau khi điều trị ung thư tuyến giáp có nhiều nguyên nhân, trong phần tài liệu nguồn có so sánh các yếu tố khác như t.uổi, giới, giai đoạn, thể mô bệnh học, xạ trị, i-ốt phóng xạ thì thấy bệnh nhân sau khi điều trị i-ốt phóng xạ có nguy cơ cao hơn nhóm không có chỉ định điều trị i-ốt phóng xạ

Nguồn tham khảo:

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC364

2. https://www.thyroid.org/patient-thyroid-information/ct-for-patients/vol-7-issue-4/vol-7-issue-4-p-3-4?fbclid=IwAR3GUJkPeikExsMFiHJAbxbx6GQi4BvVDucUla3s4WYFqn0bqxiNf6Wfom4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *