Giờ nào trong ngày người ta dễ bị đột quỵ nhất?

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp m.áu đến não tắc nghẽn, ngăn chặn ô xy và chất dinh dưỡng đến mô não và cuối cùng là g.iết c.hết các tế bào não.

Đột quỵ dễ xảy ra nhất trong khoảng 2 giờ sau khi thức dậy. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu cho thấy có một thời điểm trong ngày người ta dễ bị đột quỵ hơn đến 80% so với mọi lúc khác, theo Best Life .

Biết được lúc nào dễ bị đột quỵ nhất có thể giúp mọi người lưu ý các dấu hiệu để nhận ra các triệu chứng sớm hơn.

Cảnh giác cao độ với các dấu hiệu cảnh báo trong những giờ đó như tê hoặc yếu một bên cơ thể, lú lẫn, các vấn đề về lời nói hoặc thị lực, chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân sẽ có thể cứu sống người bệnh, theo Best Life .

Uống thuốc huyết áp trước khi đi ngủ có thể giảm 50% nguy cơ đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Vậy giờ nào là lúc dễ bị đột quỵ nhất và nên uống thuốc hạ huyết áp lúc nào để giảm nguy cơ?

Nguy cơ đột quỵ tăng 80% trong khoảng từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa

Theo một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nguy cơ đột quỵ cao hơn gần 80% trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích tổng hợp 31 công trình nghiên cứu với dữ liệu của 11.816 bệnh nhân đột quỵ.

Kết quả đã phát hiện nguy cơ xảy ra đột quỵ trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa tăng đến 79% so với các giờ khác trong ngày.

Các nhà nghiên cứu giải thích cơn đột quỵ “vượt trội buổi sáng” này là do sự thay đổi trong chu kỳ sinh học.

Dữ liệu cho thấy tất cả các loại đột quỵ đều có nguy cơ xảy ra cao nhất trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến trưa.

Kết quả cũng cho thấy, nguy cơ bị đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ tăng vượt trội đến 89%, đột quỵ do xuất huyết tăng 52% và các cơn đau tim do thiếu m.áu cục bộ thoáng qua tăng 80%, theo Best Life .

Nghĩa là loại đột quỵ phổ biến nhất là đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ – tăng đến gần 90% vào những giờ đầu của buổi sáng.

Ngược lại, nhóm nghiên cứu nhận thấy số ca đột quỵ từ nửa đêm đến 6 giờ sáng giảm 35% so với các giờ khác trong ngày.

2 giờ sau khi thức dậy là nguy hiểm nhất

Đặc biệt, nghiên cứu phát hiện, sự khởi đầu của đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ đạt đỉnh điểm từ 6 giờ đến 8 giờ sáng trong ngày làm việc và từ 8 giờ đến 10 giờ sáng trong ngày nghỉ.

Nghĩa là đột quỵ dễ xảy ra nhất trong khoảng 2 giờ sau khi thức dậy, theo Best Life .

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không gặp trường hợp đột quỵ nào xảy ra ở những người làm việc ca đêm – dù có huyết áp cao hơn.

Các nghiên cứu khác cũng đã cung cấp bằng chứng cho thấy bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị đột quỵ nhất trong khi thức. Ví dụ, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí bệnh mạch m.áu não Cerebrovascular Diseases , cho thấy nguy cơ đột quỵ khác nhau tùy thuộc vào thời gian thức và ngủ của mỗi người.

Uống thuốc huyết áp trước khi đi ngủ có thể giảm 50% nguy cơ đột quỵ

Các chuyên gia cho biết huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra đột quỵ, và điều chỉnh huyết áp là chìa khóa để ngăn ngừa biến cố c.hết người này, theo Best Life .

Điều này rất quan trọng vì các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ lưu ý rằng huyết áp thường tăng khoảng 20% sau khi thức dậy.

Các tác giả cho biết sử dụng thuốc nhằm mục tiêu hạ huyết áp cao và giảm nhịp tim vào sáng sớm – nhưng không làm giảm huyết áp nghiêm trọng vào ban đêm – có thể có lợi hơn.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu kết luận rằng, uống thuốc huyết áp trước khi đi ngủ có thể giảm một nửa nguy cơ đột quỵ, theo Best Life .

Những người tham gia nghiên cứu được cho uống thuốc trước khi đi ngủ, cũng giảm được 34% nguy cơ bị đau tim, giảm 40% nguy cơ cần phải làm thủ thuật để mở rộng động mạch bị tắc và giảm 42% nguy cơ bị suy tim.

Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân sẽ có cách điều trị khác nhau, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thay đổi việc uống thuốc của bạn.

Sao lại dùng thuốc trầm cảm cho bệnh nhân đột quỵ?

Mẹ tôi bị đột quỵ nhồi m.áu não (mặc dù vẫn đang uống thuốc huyết áp). Sau khi xuất viện bác sĩ kê đơn các thuốc: Telmisartan, rosuvastatin, aspirin.

Về nhà uống thuốc theo đơn bác sĩ, nhưng mẹ tôi vẫn cứ luôn ở trong tình trạng lo lắng quá mức, sợ c.hết, tâm trạng rất xấu và không ngủ được… Được 1 tháng tái khám, ngoài các thuốc trên, bác sĩ có kê thêm thuốc amitriptyline. Uống các thuốc này thì tâm trạng mẹ tôi tốt hơn, bớt lo lắng và ngủ được. Thế nhưng, khi đọc hướng dẫn sử dụng thì đây là thuốc trị trầm cảm. Xin hỏi sao mẹ tôi lại phải dùng các thuốc trên?

Trịnh Thúy Hoa (Vĩnh Phúc)

Đối với những người bị đột quỵ nhồi m.áu não sau khi điều trị ổn định ở bệnh viện về nhà vẫn phải tiếp tục dùng thuốc. Tùy từng người bệnh cụ thể mà bác sĩ kê đơn dùng thuốc thích hợp. Trong trường hợp của bà là các thuốc:

Thuốc trị tăng huyết áp (telmisartan): Đối với người bệnh tăng huyết áp đã phải dùng thuốc cần dùng thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày, thậm chí đến suốt cuộc đời.

Vì vậy thuốc trị tăng huyết áp là điều bắt buộc phải dùng để kiểm soát huyết áp. Nếu huyết áp không được kiểm soát sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ, mà lần đột quỵ sau thường sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn lần đột quỵ trước.

Thuốc hạ mỡ m.áu (rosuvastatin): Thuốc này không chỉ giúp làm giảm mỡ m.áu (yếu tố nguy cơ gây đột quỵ) mà còn giúp phòng ngừa các biến cố tim mạch ở người bệnh.

Thuốc chống đông m.áu (aspirin): Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có t.iền sử về những bệnh này.

Đây là 3 thuốc rất cơ bản đối với người đột quỵ nhồi m.áu não như mẹ bạn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi liều dùng, thêm hay bớt thuốc hoặc thay đổi thuốc cho phù hợp ở những lần tái khám. Điều này cho thấy việc tái khám theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng, nhất là với những người mắc bệnh mạn tính.

Ở trường hợp của bà, có biểu hiện của trầm cảm (có thể do sang chấn tâm lý bệnh tật gây lo lắng quá mức, mất ngủ…), nên bác sĩ kê dùng thêm thuốc chống trầm cảm, đồng thời giúp người bệnh ngủ được như amitriptyline (thuốc có tác dụng làm giảm lo âu, lo lắng và có tác dụng an thần).

Dùng các thuốc trên, bệnh được kiểm soát, tâm trạng mẹ bạn tốt hơn và ngủ được. Vì vậy, bạn cần động viên mẹ uống thuốc đầy đủ và tái khám đúng hẹn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, phát ban, đau vùng thượng vị…

Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, nếu có bất thường xảy ra, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn, ứng phó thích hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *