Một nghiên cứu mới công bố tại các khu công nghiệp ở Bình Dương cho thấy tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở CB-CNV là 15,4%, trong đó cán bộ quản lý mắc cao gấp đôi công nhân.
Thông tin này vừa được công bố tại hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2019 do Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ tổ chức. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Tuyết Lan (Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 2) trên 1.000 CB-CNV đang làm tại các khu công nghiệp tại Bình Dương đã chỉ ra rằng tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở CB-CNV là 15,4%, cao nhất là ở nhóm t.uổi 40-50 (29,6%).
Một đề tài khoa học báo cáo tại hội nghị
Đối tượng cán bộ quản lý bị hội chứng chuyển hóa cao hơn công nhân, 29% so với 14,6%. Hội chứng chuyển cao ở người béo phì 47%, tăng huyết áp 49,1% và đái tháo đường là 67,3%, không khác biệt giữa nam và nữ.
Cán bộ, công nhân có những thói quen không lợi cho sức khỏe, tính chung có 36% sống tĩnh tại, uống rượu bia 44,9%, hút t.huốc l.á 48% và ăn nhiều thịt cá là 62%. Hội chứng chuyển hóa liên quan đến một số thói quen như ăn nhiều thịt cá, uống rượu bia, lối sống ít vận động.
“Hội chứng này là một trong những vấn đề sức khỏe được quan tâm nhất hiện nay, nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường. Đặc trưng bởi sự hiện diện đồng thời các triệu chứng như béo phì, rối loạn lipid m.áu, tăng đường huyết và tăng huyết áp, đề kháng insulin. Tình trạng thường có trước bệnh đái tháo đường type 2 và bản thân nó đã là một bệnh lý quan trọng cần thiết được phải điều trị. Ước tính có khoảng 20%-25% dân số người lớn ở các nước phát triển mắc hội chứng này”, tác giả Tuyết Lan khuyến cáo.
Nguyễn Thạnh
Theo nguoilaodong
Ăn tối muộn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim của phụ nữ
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng việc hấp thụ nhiều lượng calo vào buổi tối có liên quan đến sức khỏe tim mạch kém hơn ở phụ nữ.
Một nghiên cứu được trình bày tại Khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) 2019, cho thấy rằng ăn tối sớm trước 6 giờ tối có thể giúp mọi người giảm cân, trong khi ăn muộn hơn có thể thúc đẩy tăng cân và làm chậm quá trình trao đổi chất, đặc biệt dễ dẫn đến một số bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Makarem và các đồng nghiệp đã làm một cuộc nghiên cứu trên 112 phụ nữ trung bình khoảnh 33 t.uổi. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sức khỏe tim mạch của người tham gia vào lúc ban đầu và 1 năm sau đó bằng Life Simple 7 – thước đo sức khỏe tim mạch bao gồm bảy yếu tố (huyết áp, cholesterol, đường huyết, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, cân nặng và tình trạng hút thuốc), được thành lập bởi AHA.
Những người phụ nữ tham gia đã sử dụng nhật ký theo dõi thực phẩm trên điện thoại di động của họ để theo dõi và báo cáo những thực phẩm họ ăn trong 1 tuần. Các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào dữ liệu từ nhật ký điện tử để tính toán mối quan hệ giữa sức khỏe tim mạch và thời gian của các bữa ăn.
Nghiên cứu tiết lộ rằng những người tham gia tiêu thụ calo sau 6 giờ chiều có xu hướng có sức khỏe tim mạch kém hơn. Trên thực tế, lượng calo sẽ tăng lên 1% sau 6 giờ chiều, sức khỏe tim mạch giảm. Huyết áp và chỉ số khối cơ thể có xu hướng tăng lên, và kiểm soát lượng đường trong m.áu có xu hướng kém hơn. Đặc biệt là những người phụ nữ gốc Tây Ban Nha – người chiếm 44% số người tham gia – có huyết áp cao hơn so với những người còn lại vì họ có thói quen nạp nhiều lượng calo vào buổi tối.
Tác giả chính của nghiên cứu- tiến sĩ Makarem đã chia sẻ, “Cho đến nay, một trong những phương pháp chúng tôi nghiên cứu giúp ngăn ngừa các vấn đề tim mạch cho phụ nữ chính là tập trung vào chế độ và thời gian ăn uống của họ.”
Yến Hoa
Theo vietQ