Dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, như mọi người đều biết, virus Corona tấn công tại phổi của người nhiễm bệnh. Vì vậy, bạn càng cần giữ phổi khoẻ mạnh trong dịch Covid-19.
Thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho biết mỗi năm tại Mỹ có rất nhiều người c.hết vì ung thư phổi và đây là ung thư gây t.ử v.ong cao hơn bất kỳ loại ung thư nào khác.
Chưa kể, các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi gây ra đều có thể phòng ngừa được vì một số nguyên nhân như hút t.huốc l.á. Vậy tìm hiểu cách giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19, bạn cần loại bỏ những thói quen phá hoại phổi nào?
1. Giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 bằng cách bỏ hút thuốc lá
Vốn dĩ mọi người đều biết t.huốc l.á được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Vì vậy, muốn giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19, bạn cần chủ động bỏ t.huốc l.á nếu đang hút t.huốc l.á.
T.huốc l.á có liên quan phần lớn đến các ca t.ử v.ong do ung thư phổi lên tới 80 thậm chí 90%. Không chỉ vậy, t.huốc l.á còn là tác nhân gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe khác như: ung thư, bệnh tim hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh phổi hay tiểu đường, phổi tắc nghẽn mãn tính,… Đặc biệt, t.huốc l.á còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, một số bệnh về mắt hoặc các vấn đề về hệ thống miễn dịch gồm viêm khớp dạng thấp.
Dù bạn không phải người nghiện t.huốc l.á cũng cần cân nhắc để loại bỏ thói quen có hại cho sức khỏe này. BS. Matthew Mintz cho biết: “Mặc dù chắc chắn có mối quan hệ về liều lượng giữa hút thuốc và bệnh phổi, nhưng không có lượng t.huốc l.á nào là tốt cho sức khỏe cả” .
Bỏ ngay thói quen hút t.huốc l.á để giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 – Ảnh Internet
2. Khói thuốc thụ động
Không chỉ người hút t.huốc l.á mới gặp các vấn đề về sức khỏe hay gây ảnh hưởng tới phổi. Những đối tượng phải hít phải khói thuốc thụ động cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là phổi.
Bản chất hút t.huốc l.á chắc chắn là xấu và sự nguy hiểm của khói t.huốc l.á cũng rất lớn. CDC của Mỹ đã thống kê có tới 7.300 người c.hết vì ung thư phổi mỗi năm do hít phải hói thuốc.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh, nếu có người hút t.huốc l.á gần bạn hãy yêu cầu họ bỏ hút t.huốc l.á hoặc không hút t.huốc l.á quanh bạn.
3. Nói không với t.huốc l.á điện tử (vape)
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ t.huốc l.á mới gây hại cho phổi. Thực tế, muốn giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 thì cần loại bỏ cả t.huốc l.á điện tử.
Bản chất, hút t.huốc l.á điện tử có thể có ít rủi ro hơn so với việc hút t.huốc l.á thông thường. Tuy nhiên, sử dụng t.huốc l.á điện tử với bất kỳ dạng nicotine nào nói chung đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và điều này có thể gây hại cho phổi.
Xu hướng sử dụng t.huốc l.á điện tử gia tăng: Cảnh báo tác hại của các sản phẩm t.huốc l.á thế hệ mới
T.huốc l.á điện tử không an toàn như bạn vẫn nghĩ – Ảnh Internet
4. Kiểm soát mọi tình trạng phổi
Mọi trường hợp đều cần được kiểm soát tình trạng phổi. Nếu mắc bệnh hô hấp như hn suyễn hạowc khí phế thũng (COPD), gồm cả cảm lạnh thì bác sĩ đưa ra lời khuyên bạn nên đi khám bệnh và đảm bảo rằng bệnh đã được kiểm soát một cách tốt nhất.
Quan trọng hơn cả đối với việc bảo vệ sức khỏe phổi là sử dụng thuốc thích hợp nếu bạn đang gặp các vấn đề về phổi hoặc mắc bệnh phổi mạn tính như cảm lạnh hoặc hen suyễn để ngăn cho chúng tiến triển.
Ngoài ra, cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng của các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
Điều quan trọng nữa là đảm bảo bạn đang sử dụng đúng liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà bác sĩ kê đơn cho bạn. Nếu như xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở hay thở khò khè và tức ngực, mệt mỏi thì cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không coi thường và chủ quan trước các triệu chứng bệnh.
5. Không quên tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi không chỉ là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu tại Mỹ mà còn là nguyên nhân gây t.ử v.ong cao tại Việt Nam.
Vì vậy, ung thư phổi cũng cần được tầm soát. Giống như chụp quang tuyến vú đối với ung thư vú và thực hiện nội soi đối với ung thư ruột kết. TS. Mintz cũng cho biết, thực hiện phương pháp chụp CT đem lại hiệu quả tầm soát ung thư phổi. Đây là biện pháp dành cho những bệnh nhân có nguy cơ ung thư phổi có thể phát hiện sớm và có khả năng cứu sống người bệnh.
Thực tế, không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm CT này nhưng đối với một đối tượng nên sử dụng biện pháp tầm soát này như: người cao t.uổi từ 55 đến 80 t.uổi, có t.iền sử hút thuốc hiện vẫn đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc.
Có thể đọc thêm bài viết: Tầm soát ung thư phổi và những điều bạn cần biết.
Chụp CT phổi giúp phát hiện kịp thời nhưng chuyển biến xấu của phổi để kịp thời điều trị – Ảnh Internet
6. Tiêm vaccine phòng viêm phổi
Cũng giống như các bệnh khác, mọi người thường lựa chọn tiêm phòng. Đặc biệt tiêm phòng cúm ngay cả khi không bị cúm vì tiêm phòng cúm đem lại hiệu quả bảo vệ bạn.
Do đó, những người lớn hơn 65 t.uổi nên tiêm phòng viêm phổi. Tiêm vaccine phòng viêm phổi được thực hiện với 2 mũi tiêm viêm phổi cách nhau 1 năm là cách giúp bạn bảo vệ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19.
Ngoài ra, ngay khi có vaccine phòng Covid-19, bạn không nên quên tiêm phòng ngay lập tức.
7. Kiểm tra chất lượng không khí
Chất lượng không khí sinh ra từ đá, bụi bẩn cũng có thể bị mắc kẹt trong các ngôi nhà hay tòa nhà trở thành một yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi.
Quan trọng hơn cả, chất lượng không khí này không thể nhìn thấy, không thể nếm hay ngửi được. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cho biết tình trạng phơi nhiễm radon gây ra khoảng 20.000 trường hợp bị ung thư phổi mỗi năm. Vì thế, radom được biết đến là nguyên nhân thứ 2 gây bệnh ung thư phổi ở con người.
8. Hóa chất và chất độc hại cần tránh xa
Giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 cần tránh xa các chất độc hại và hóa chất. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết việc tiếp xúc với amiăng, thạch tín, khí thải diesel, và một số dạng silica và cro cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở con người. Thậm chí, đối với một số trường hợp thì tình trạng này còn gây ung thư phổi cao hơn cả việc hút t.huốc l.á.
Giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 bằng cách tránh xa các hóa chất độc hại – Ảnh Internet
9. Tập thể dục thường xuyên giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19
Một trong những biện pháp giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 chính là tập thể dục thường xuyên, tăng cường tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp cũng như phổi của bạn.
Tập thể dục cần biết, thực hiện hoạt động thể chất giúp tim, phổi làm việc nhiều hơn và còn giúp cung cấp lượng oxy bổ sung mà cơ của bạn cần.
Điều này cũng giống như việc tập thể dục thường xuyên đem lại hiệu quả giúp cơ bắp của bạn khỏe hơn và nó cũng giúp cho phổi, tim khỏe hơn. Điều đó đồng nghĩa khi thể chất được cải thiện thì cơ thể của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn với việc đưa oxy vào m.áu và vận chuyển nó đến các cơ hoạt động. Đây là một trong những lý do khiến bạn ít gặp phải tình trạng hụt hơi khi luyện tập theo thời gian.
Thời gian tập thể dục phù hợp ít nhất 75 phút mỗi tuần nếu tập thể dục với cường độ mạnh và ít nhất 150 phút mỗi tuần khi tập thể dục với cường độ thấp.
Tầm soát, điều trị ung thư đại trực tràng thế nào hiệu quả cao nhất?
Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4 ở nam và thứ 3 ở nữ. Nguy hiểm là vậy nhưng bệnh lý này có thể chữa khỏi tới 90% nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm.
TS BS. Ung Văn Việt khám cho người bệnh (Ảnh: BVCC).
Ung thư đại trực tràng là tên gọi dùng để chỉ loại ung thư xảy ra ở đại tràng – trực tràng. Trong đa số trường hợp, ung thư xuất phát từ niêm mạc (lớp trong cùng) của đại – trực tràng. Đây là loại ung thư gây t.ử v.ong cao thứ tư trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp được điều trị thành công, thậm chí có người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Tiên lượng sống ở người bị ung thư đại trực tràng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, nếu phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì việc điều trị càng hiệu quả.
TS BS. Ung Văn Việt – Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) cho biết, đại trực tràng là một cấu trúc hình ống dài gồm nhiều lớp: Trong cùng là niêm mạc, tiếp đến là các lớp cơ, ngoài cùng là thanh mạc hoặc mô mỡ.
Đại trực tràng thực hiện nhiều chức năng quan trọng, bao gồm việc kết thúc quá trình tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng tan trong nước, tổng hợp một số loại vitamin và chịu trách nhiệm thải các chất không cần thiết ra ngoài cơ thể, bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa.
Việc điều trị ung thư đại trực tràng là điều trị đa mô thức bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu và triệt căn khi bệnh còn ở giai đoạn sớm. Do đó, ngay khi được chẩn đoán ung thư đại trực tràng, người bệnh cần nhanh chóng chọn lựa chọn cơ sở y tế có chuyên môn cao để bắt đầu quá trình điều trị.
Trừ trường hợp cấp cứu, người bệnh nên phẫu thuật sớm sau khi phát hiện bệnh, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tiên lượng sống.
Điển hình, BV ĐHYD TPHCM tiếp nhận điều trị cho ông H.V.H. (55 t.uổi, ngụ tại TPHCM). Cách đây 5 năm, ông H. đến khám trong tình trạng liên tục đi cầu ra m.áu đỏ tươi, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém. Sau khi thực hiện nội soi đại tràng, CT bụng, CT ngực, MRI vùng chậu, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư trực tràng 1/3 giữa, giai đoạn III. Ông H. được thực hiện hóa trị, xạ trị trước mổ.
Sau đó, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại trực tràng, nối đại tràng và trực tràng giúp người bệnh có thể đi tiêu bình thường. Sau mổ, người bệnh được hóa trị hỗ trợ và tái khám đều đặn theo lịch của bác sĩ.
Kết quả tái khám vào tháng 12/2020 cho thấy, khối u không có dấu hiệu tái phát, tình trạng sức khỏe người bệnh hoàn toàn ổn định, có thể sinh hoạt và làm việc như người bình thường.
TS BS. Ung Văn Việt cho biết, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến của đường tiêu hóa, việc phát hiện và điều trị khi bệnh ở giai đoạn càng sớm sẽ cho kết quả tốt trong thời gian dài. Người có t.iền căn polyp tuyến, polyp răng cưa không cuống, viêm ruột, có t.iền căn gia đình bị ung thư đại trực tràng, đa polyp gia đình hay polyp tuyến tiến triển là những đối tượng có nguy cơ cao.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường hay ung thư vú cũng được xem là đối tượng dễ mắc ung thư đại trực tràng hơn người bình thường.
Nhằm phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, nhiều phương pháp được đ.ánh giá là có hiệu quả trong tầm soát đã được áp dụng tại BV ĐHYD TPHCM như: Xét nghiệm phân, tìm m.áu ẩn trong phân, xét nghiệm DNA phân, chẩn đoán hình ảnh (chụp X quang đại tràng cản quang, nội soi đại tràng ảo) và nội soi (nội soi đại tràng hoặc nội soi đại tràng chậu hông).
TS BS. Ung Văn Việt khuyến cáo, bên cạnh việc tầm soát và điều trị sớm, quá trình chăm sóc và theo dõi sau điều trị cũng rất quan trọng vì bệnh có thể tiếp tục tiến triển hoặc tái phát bất kỳ lúc nào. Ngay cả khi đã được điều trị triệt căn thì người bệnh vẫn có nguy cơ xuất hiện tế bào ung thư đại trực tràng mới cao hơn nhiều lần so với người bình thường.
Vì vậy người bệnh cần được tái khám định kỳ đúng lịch để được làm các xét nghiệm m.áu, siêu âm bụng, soi đại tràng, chụp hình cắt lớp nhằm phát hiện ung thư tái phát.
Quá trình tái khám sẽ được bác sĩ lên kế hoạch cụ thể cho người bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều rau và hoa quả, uống nhiều nước, thực phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt. Cần hạn chế t.huốc l.á, rượu. Ngay khi gặp các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy… người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế đã điều trị để được thăm khám và chăm sóc kịp thời.