Mỗi năm, Việt Nam có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ. Ước tính cứ 45 giây có 3 người bị đột quỵ và trong 6 người bị đột quỵ thì có 1 người t.ử v.ong, 2 người bị biến chứng
Ca đột quỵ mới nhất Bệnh viện (BV) Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cứu sống dù chỉ còn 1% cơ hội sống là bệnh nhân K.D.T (51 t.uổi, Hậu Giang). Ông T. vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, xuất huyết cầu não rất nặng, đồng tử co nhỏ, mất phản xạ ánh sáng 2 bên, sốt cao 40-41 độ C…
Chạm cánh cửa tử thần
Đứng trước sự sống mong manh như vậy, thông thường các bác sĩ khuyên người nhà nên chở bệnh nhân về. Tuy nhiên, từ phản xạ chân phải của bệnh nhân nhúc nhích rất nhẹ, gia đình và các bác sĩ quyết tâm níu giữ cơ hội sống cho ông. Kỳ diệu thay, 3 ngày sau bệnh nhân hồi tỉnh.
TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP HCM, Giám đốc BV Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, cho biết thông thường những trường hợp đột quỵ nhồi m.áu não hoặc xuất huyết não thì biện pháp điều trị tối ưu là can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp giống như bệnh nhân T., các biện pháp đó không còn hiệu quả do vùng tổn thương quá nặng và khó lòng can thiệp. Lúc này điều trị hồi sức tích cực nội khoa là giải pháp duy nhất cho bệnh nhân.
Tại các BV lớn trên địa bàn TP HCM như Chợ Rẫy, Đại học Y Dược, Nhân Dân 115 TP HCM…, tình trạng bệnh nhân đột quỵ nhập viện ngày càng đông. Chỉ riêng BV Nhân Dân 115, theo TS-BS Phan Văn Báu, Giám đốc BV, bình thường nơi đây chỉ điều trị nội trú khoảng 120-130 ca nhưng hiện nay con số này là khoảng 150-180 ca. TS-BS Nguyễn Huy Thắng – Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý Mạch m.áu não BV Nhân Dân 115 – cho biết trong năm 2018, BV tiếp nhận cứu chữa gần 12.000 trường hợp đột quỵ, cao gấp hàng chục lần so với nhiều BV lớn trên địa bàn TP HCM. Riêng năm 2019, tính từ đầu năm đến nay, con số này đã là cả chục ngàn trường hợp. T.uổi thường gặp nhất của đột quỵ trung bình 60-70 t.uổi. Gần đây, số bệnh nhân trẻ t.uổi bị đột quỵ xảy ra khá nhiều.
TS-BS Trần Chí Cường cho hay hiện những cái c.hết bất ngờ ở t.uổi 40 vì đột quỵ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. T.uổi 40-45 chiếm hơn 1/3 các ca đột quỵ thường do các yếu tố nguy cơ, thói quen xấu: stress cao độ, lạm dụng rượu bia, nghiện t.huốc l.á… Ghi nhận hơn 1.600 ca đột quỵ đến BV Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, những nguyên nhân thường gặp là cao huyết áp, béo phì, cholesterol cao, bệnh lý tim mạch, hút t.huốc l.á…
Chữa trị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ
Tối ưu chuẩn hóa cứu người
Theo các chuyên gia, trong cấp cứu đột quỵ, thời gian để cứu não là rất quan trọng, vì mỗi phút qua đi sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất. Nếu ngưng đ.ập trong gần 20 phút tim vẫn có thể hồi phục nhưng chỉ thiếu ôxy chưa đến 10 giây, người ta đã mất ý thức, não tổn thương khó hồi phục.
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn TP HCM việc điều trị bệnh nhân đột quỵ ngày càng chuyên nghiệp mang lại cơ hội cao cứu sống người đột quỵ. Hiện nay, BV Nhân Dân 115 và BV Đại học Y Dược TP HCM là những cơ sở đầu tiên ở châu Á đạt chuẩn Chất lượng điều trị vàng của Hội Đột quỵ châu Âu (ESO).
TS-BS Nguyễn Bá Thắng – Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh BV Đại học Y Dược TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM – cho biết đột quỵ là phải chạy đua với thời gian để cứu tế bào não. Tuy nhiên, không chỉ thời gian quyết định chất lượng điều trị và sự an toàn của người bệnh, mà đơn vị tiếp nhận điều trị còn cần phải tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, thần kinh, can thiệp thần kinh, hồi sức, xét nghiệm, cũng như của nhiều chuyên khoa khác để quá trình điều trị diễn ra toàn diện.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cũng là tiêu chuẩn của ESO, tổng thời gian từ lúc người bệnh đến BV tới khi hoàn tất mọi việc và tiêm thuốc tan cục m.áu cần đạt dưới 60 phút. Hiện nay tại Việt Nam, một bệnh nhân đột quỵ khi “chạm” cánh cửa bệnh viện, đến lúc được tiêm thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) là 44 phút, nhanh hơn quy trình hướng dẫn của Tổ chức Đột quỵ thế giới 16 phút. Riêng đơn vị đột quỵ BV Đại học Y Dược đã đạt được thời gian là 30 phút. “100% người bệnh nghi đột quỵ đều được chụp CT hoặc MRI não trong 60 phút đầu tiên, hầu hết là trong vòng 15 phút” – BS Bá Thắng thông tin thêm.
TS-BS Trần Chí Cường chia sẻ lâu nay có hơn 97% trong tổng số 10.000 ca đột quỵ mỗi năm của các tỉnh miền Tây đến BV quá trễ. Khoảng cách địa lý 200-300 km giữa các tỉnh và TP HCM khiến bệnh nhân t.ử v.ong hoặc tàn phế do đột quỵ. Việc có BV đột quỵ ở Cần Thơ vừa đi vào hoạt động mới đây đã mở ra cơ hội cứu sống bệnh nhân đột quỵ ở các tỉnh ĐBSCL, giảm tối đa số bệnh nhân bị trễ “thời gian vàng” cấp cứu.
Các chuyên gia cho biết dù y học hiện đại có thể cứu kịp nhiều trường hợp đột quỵ song vẫn còn những ngộ nhận chưa đúng cũng là một trong những thách thức trong điều trị đột quỵ. Sai lầm là khi thấy có người bất tỉnh, nhiều người cho rằng họ bị “trúng gió” và tìm cách sơ cứu bằng những biện pháp dân gian như g.iật t.óc, xức dầu, cạo gió, bấm huyệt làm mất thời gian thay vì chuyển đến cơ sở y tế có chuyên khoa đột quỵ gần nhất để được sơ cứu và xử trí. Đến nay, trên địa bàn TP HCM có 17 BV có thể tiếp nhận và điều trị bệnh đột quỵ.
Giới chuyên môn cho rằng cứu sống một người đột quỵ mới chỉ là bước đầu. Điều cần hướng đến là chữa trị đột quỵ để bệnh nhân có thể quay về cuộc sống bình thường.
Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH
Theo nld.com.vn
Tăng cơ hội sống cho bệnh nhân
Hơn 50 bệnh nhân từ 60 t.uổi trở lên bị hẹp động mạch vành/hẹp động mạch cảnh hoặc đồng thời hẹp cả hai động mạch trên đã được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai kịp thời phẫu thuật, cứu khỏi nguy cơ đột quỵ, đe dọa tính mạng.
TS-BS.Nguyễn Anh Dũng thăm khám bệnh nhân sau ca phẫu thuật. Ảnh: H. Dung
Điều đáng nói, những kỹ thuật này trước kia tại Đồng Nai chưa có bệnh viện nào thực hiện được mà đều phải chuyển lên các bệnh viện ở TP.Hồ Chí Minh để điều trị.
* Nhiều ca bệnh nặng
Bệnh nhân N.V.T. (78 t.uổi, ngụ phường Phước Tân, TP.Biên Hòa) nhập viện cuối tháng 8 trong tình trạng chóng mặt, bị ngất, mất ý thức trong vòng 30 giây, sau đó phục hồi. Tình trạng này đã lặp đi lặp lại nhiều lần trước đó.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi bản thân hoặc người thân có một trong số những biểu hiện như: người không tỉnh táo, thoáng quên, thoáng ngất, mù thoáng qua, nói đớ, không làm chủ được giọng nói, liệt mặt trong một khoảng thời gian rồi phục hồi, người dân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh tình trạng thiếu m.áu não kéo dài gây đột tử, để lại hậu quả đáng tiếc.
Sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện ông T. bị hẹp động mạch cảnh trong bên phải (mạch m.áu nuôi não) mức độ nặng, kèm theo hẹp động mạch vành (mạch m.áu nuôi tim) ở thân trung động mạch vành trái (một vị trí nguy hiểm). Qua hội chẩn, nhận thấy bệnh nhân bị hẹp động mạch vành nặng hơn nên các bác sĩ đã tiến hành đặt stent mạch vành cho bệnh nhân trước. Tiếp đến mới phẫu thuật bóc tách tổn thương động mạch cảnh cho bệnh nhân. 7 ngày sau khi được phẫu thuật, bệnh nhân N.V.T. đã bình phục gần như hoàn toàn.
Trước đó, bệnh nhân Đ.T.L. (79 t.uổi, ngụ phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) cũng phải nhập viện cấp cứu vì nhiều lần té ngất do thiếu m.áu não. Kết quả siêu âm, chụp CT cho thấy bà L. cũng bị hẹp động mạch cảnh và hẹp động mạch vành. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nong động mạch cảnh cho bệnh nhân, sau đó mới tiến hành phẫu thuật chữa hẹp động mạch vành.
Một trường hợp khác được các bác sĩ phẫu thuật đồng thời 2 kỹ thuật để chữa hẹp động mạch cảnh và động mạch vành là ông N.V.B. (62 t.uổi, ngụ xã Tam An, huyện Long Thành). Ông B. là trường hợp bệnh nhân đầu tiên được Bệnh viện đa khoa Đồng Nai thực hiện kỹ thuật phức tạp trong các kỹ thuật điều trị bệnh tim, đó là bắc cầu động mạch vành.
Đến nay, tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật đều đã ổn định sức khỏe, không còn bị choáng ngất, mất ý thức như trước kia.
Theo TS-BS. Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, số bệnh nhân bị các bệnh tương tự 3 bệnh nhân kể trên đang ngày càng gia tăng. Điểm chung của các bệnh nhân là đều trên 60 t.uổi, có t.iền căn bệnh tiểu đường, mỡ m.áu cao, huyết áp cao. Những trường hợp này nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ có nguy cơ bị đột quỵ bất cứ lúc nào và t.ử v.ong là điều không thể tránh khỏi.
* Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao
Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai Ngô Đức Tuấn cho hay, để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao cho người dân trong tỉnh, thời gian qua ngoài việc cử các bác sĩ, điều dưỡng đi đào tạo tại các bệnh viện ở TP.Hồ Chí Minh, bệnh viện còn hợp tác với Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) theo đề án bệnh viện vệ tinh. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các bác sĩ giàu kinh nghiệm của Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã dần làm chủ, tiến tới thực hiện thuần thục nhiều kỹ thuật cao liên quan đến phẫu thuật điều trị tim mạch.
Hiện tại, có nhiều bệnh viện tuyến tỉnh trong cả nước đã thực hiện đặt stent chữa hẹp động mạch vành. Song phẫu thuật nong động mạch cảnh thì rất ít bệnh viện tuyến tỉnh có thể làm được. Bởi lẽ, phẫu thuật nong động mạch cảnh là mổ vào mạch m.áu nuôi não. Mạch m.áu này rất nhỏ, chỉ rộng hơn 1mm và dưới 2mm. Trong quá trình phẫu thuật, nếu bác sĩ không có tay nghề chuyên môn cao, không có kinh nghiệm dày dặn thì chỉ cần làm sai kỹ thuật dù là rất nhỏ cũng khiến mạch m.áu nuôi não bị tắc thay vì phải phẫu thuật để nong phần mạch bị tắc.
“Phẫu thuật nong động mạch cảnh yêu cầu phải tuyệt đối chính xác vì ranh giới giữa chữa khỏi và làm cho bệnh nặng hơn rất mong manh. Nếu thực hiện không chuẩn xác thì chính phẫu thuật viên sẽ khiến bệnh nhân bị đột quỵ ngay trên bàn mổ mà không có cách gì cứu chữa” – TS-BS.Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.
Ngoài yêu cầu về đội ngũ nguồn nhân lực, các bệnh viện cũng cần phải được trang bị đầy đủ các loại máy móc cần thiết như: máy tim phổi nhân tạo, máy theo dõi ôxy não, các loại máy móc ở phòng hồi sức… để phối hợp nhịp nhàng cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân.
Hạnh Dung
Theo baodongnai