Chị N. lên cơn co giật, mất ý thức, gia đình nghĩ ‘ma nhập’ nên đeo 10 vòng trừ tà vào tay. Đến khi chị sùi bọt mép, đi cấp cứu, bác sĩ phát hiện đột quỵ giả (stroke mimic) do hạ đường huyết, nguy cơ t.ử v.ong.
Chợp mắt tỉnh dậy sau 1 đêm, chị P.T.H. (30 t.uổi, Long An) thấy mình đang nằm ở bệnh viện, chị cố gắng gọi bác sĩ để hỏi nhưng miệng không thể nói, tay chân không cử động được.
Ảnh minh họa.
Chị nhìn thấy 2 tay đeo khoảng 10 vòng đủ loại màu sắc mà gia đình chị thường dùng để trừ tà (tránh ma nhập). Gia đình chị H. kể lại, sau khi “trừ tà” không hiệu quả, gia đình đưa chị H. đến bệnh viện, lúc này, gia đình mới biết hiện tượng này do tụt đường huyết.
Bác sĩ CKII Trương Thị Vành Khuyên, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM giải thích chị nhập viện do bị hạ đường huyết nặng.
Đột quỵ giả được định nghĩa là tình trạng người bệnh nhập viện với các triệu chứng giống bệnh đột quỵ trong thời gian vàng cấp cứu (3 giờ đầu).
Tuy nhiên, phim chụp MRI lại không ghi nhận các tổn thương thiếu m.áu não cấp như ở bệnh nhân đột quỵ. Có khoảng 20% – 50% người bệnh đột quỵ cấp tính đi cấp cứu được chẩn đoán ra đột quỵ giả chứ không phải bệnh đột quỵ thật.
Trường hợp của chị H., chị nhập viện trong tình trạng co giật, hôn mê, mất ý thức, đường trong m.áu hạ thấp chỉ còn 47 mg/dL (bình thường đường huyết đói trên 80mg/dL).
Bác sĩ Khuyên giải thích các triệu chứng của hạ đường huyết rất giống với đột quỵ não như co giật, hôn mê, liệt tay chân, nhưng sau khi được điều trị kịp thời, các triệu chứng này lui dần và hình chụp sọ não không phát hiện tổn thương não mới do nhồi m.áu não hoặc xuất huyết não. Tình trạng này gọi là chứng đột quỵ giả trong y khoa.
Hạ đường huyết ở người tiểu đường không chỉ xảy ra ở người có đường huyết kiểm soát tốt, mà còn thường xảy ra ở người đường huyết cao.
Chị H. là một trường hợp điển hình. Trả lời câu hỏi vì sao chị H. bị tiểu đường có mức HbA1c 12.31% (chỉ số bình thường từ 5.7%) cao mà lại nhập viện vì hôn mê hạ đường huyết, bác sĩ Khuyên giải thích, hạ đường huyết ở người tiểu đường thường do tiêm quá liều insulin; dùng sai liều thuốc; bỏ bữa hay ăn quá ít, tập luyện gắng sức, gặp các tình trạng cấp tính khác như chấn thương, nhiễm khuẩn…
Chị H. vốn bị tiểu đường, đường huyết cao nhưng do sợ bị tăng đường huyết, chị hạn chế ăn uống nhưng vẫn dùng liều insulin cũ. Vì liều insulin cũng như các loại thuốc viên hạ đường huyết khác được sử dụng để điều chỉnh đường huyết ở trạng thái sức khỏe bình thường, ăn uống bình thường. Khi người bệnh ăn kém, bỏ bữa, quên ăn… thường có nguy cơ bị hạ đường huyết.
Đây không phải là lần đầu tiên chị H. cấp cứu do hạ đường huyết, nhưng đây là lần đầu chị bị co giật và mất ý thức. Phát hiện tiểu đường vào tháng 3/2023, chị H. được điều trị bằng insulin.
Trong 5 tháng đầu điều trị, đường huyết chị luôn cao, có khi cao hơn 500mg/dl. Chị phải cấp cứu 2 lần do tăng đường huyết và 1 lần bị nhiễm toan ceton (biến chứng cấp tính nguy hiểm do tiểu đường, đe dọa đến tính mạng).
Gần đây chị không dám ăn nhiều, mỗi lần chỉ ăn 2 thìa cơm gạo lứt, ăn nhiều rau, ngoài bữa chính thì chị không ăn gì thêm, luôn kết thúc ăn tối trước 19 giờ. Trước nhập viện 1 tháng, chị đã đi cấp cứu 1 lần do hạ đường huyết với triệu chứng mệt, run người, nhưng vì sợ đường huyết tăng nên gần đây chị vẫn cố gắng ăn rất ít.
Nhớ lại lúc trước nhập viện, chị H. kể: “Tờ mờ sáng, gia đình tôi nghe tiếng động trong phòng, bước vào thấy tôi đang co giật, mắt trợn ngược. Nghĩ do ma nhập nên đeo gần chục vòng trừ tà vào tay. Nhưng khi thấy tôi ngày càng co giật mạnh hơn, sùi bọt mép nên đưa đi cấp cứu”.
Tại bệnh viện, chị H. được bù dịch, truyền đường, giúp đường huyết trở về mức ổn định. Chị H được tiếp tục ở lại bệnh viện để điều chỉnh liều thuốc và thói quen sinh hoạt, lối sống… tránh hạ đường huyết tái phát. Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe chị H. ổn định nên chị được xuất viện.
Bác sĩ Khuyên khuyến cáo nhiều trường hợp bị hạ đường huyết, người nhà phát hiện chỉ cho ăn uống hoặc truyền đường, sau đó lại tiếp tục toa thuốc cũ. Hậu quả là ngày hôm sau người bệnh lại tiếp tục bị tụt đường dẫn đến tổn thương não, hôn mê sâu.
Bác sĩ Khuyên cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ giả. Hơn nữa đường huyết bị tụt thấp quá hay tăng cao quá đều gây ra đột quỵ giả.
Đường huyết dưới 70mg/dL được coi là hạ đường huyết và khi đường huyết dưới 50mg/dL là hạ đường huyết nặng (trường hợp của chị H. là 47.7mg/dL). Tình trạng hạ đường huyết nặng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tổn thương não.
Hơn nữa, người bệnh bị đột quỵ giả do tăng hay hạ đường huyết có thể gặp một số vấn đề khác như té chấn thương, tai nạn giao thông, nhồi m.áu cơ tim cấp…
Do đó, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết như dùng thuốc đều đặn đúng liều, ăn uống đầy đủ, theo dõi đường huyết thường xuyên và khi bị ốm hoặc ăn kém cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh liều thuốc phù hợp. Khi đường huyết tăng cao trên 250 mg/dL, người bệnh cũng cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ để điều chỉnh thuốc kịp thời.
Bác sĩ Khuyên khuyến nghị người tiểu đường nên có tâm lý thoải mái khi điều trị bệnh nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn. Người tiểu đường cần có hiểu biết cơ bản về chế độ ăn, đặc biệt chú ý lượng tinh bột, trái cây, đồ ngọt để tránh đường huyết tăng quá cao hoặc tụt quá thấp như trường hợp của chị H.
Đột quỵ giả có liên quan đến đường huyết ở người tiểu đường hoàn toàn có thể phòng ngừa được nhờ vào chế độ ăn điều độ và phác đồ điều trị phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết chó bị nhiễm virus dại và cách phòng ngừa
Biểu hiện bệnh dại ở chó cần lưu ý chính là con ngươi của chó thường sẽ mở ra rất to, đáng sợ kèm theo chảy nước dãi và sùi bọt mép…
Nhận biết chó bị dại
Ngày 5/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên – Huế cho biết đơn vị này đang theo dõi, điều trị cho một b.é g.ái 7 t.uổi bị thương nặng do chó cắn. Trước đó, chiều 1/5, b.é g.ái 7 t.uổi ở P.An Hòa (TP.Huế, Thừa Thiên – Huế) khi sang nhà hàng xóm chơi thì bất ngờ bị chó dữ cắn. Sau một hồi vùng vẫy, cháu bé thoát ra nhưng bị thương nặng ở cánh tay, mất nhiều m.áu, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Trước đó, từ ngày 1/5 đến 2/5, một con chó chạy trên đường đã tấn công nhiều con chó khác và bốn người dân tại xã Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh). Nhận được tin báo, cơ quan chức năng cùng người dân đã vây bắt con chó này và lấy mẫu đi xét nghiệm. Kết quả con chó này đã dương tính với virus dại. Ngày 5/5, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, con chó cắn bốn người dân bị thương, dương tính với virus dại và đã c.hết. Hiện tại, bốn người bị chó dại cắn đã được tiêm huyết thanh kháng dại và đang tiếp tục được theo dõi.
Hình ảnh b.é g.ái 7 t.uổi bị chó dại cắn.
Để nhận biết trước chó bị nhiễm virus dại cần quan sát các giai đoạn phát triển của bệnh. Theo chuyên gia động vật học Nguyễn Quang Trường, bệnh dại ở chó thường diễn biến qua hai thời kỳ: thể dại lặng và thể dại điên cuồng. Trong những giai đoạn đầu tiên, triệu chứng chó dại chưa quá rõ ràng, một số bất thường có thể diễn ra trong hệ thần kinh trung ương của chú chó dẫn đến những sự thay đổi nhất định trong tâm trạng của chúng. Bạn có thể thấy chúng vui vẻ, hoặc trầm tư hơn thường ngày. Biểu hiện của chó dại ở thể lặng đôi khi là những dáng vẻ bồn chồn khó hiểu, trầm cảm thậm chí là chui vào góc tối một mình.
Theo chuyên gia, quan trọng nhất, biểu hiện bệnh dại ở chó cần lưu ý chính là con ngươi của chó thường sẽ mở ra rất to, đáng sợ kèm theo chảy nước dãi và sùi bọt mép. Đấy là khi bệnh dại đang bắt đầu bước vào giai đoạn cuối cùng trước khi chó trở nên điên cuồng, mất kiểm soát bản thân sau 2-3 ngày tới. Chó dại mất kiểm soát sẽ rất nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
Quan sát hành vi của chó là cách giúp phát hiện bệnh dại. Ở giai đoạn bệnh tiếp theo là bệnh dại ở thể kích thích, lúc này virus dại đã xâm nhập và thao túng hệ thần kinh trung ương của chó khiến cho tính cách của chúng trở nên nổi loạn và khó kiểm soát hơn. Dấu hiệu chó bị dại dần trở nên rõ ràng hơn qua những phản xạ mạnh đối với bất cứ thứ gì kích thích đến cơ quan thần kinh của chúng.
Chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện chó, mèo bị bệnh dại hoặc nghi dại, không tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm virus dại sang người và lây lan dịch; Phải báo cáo ngay cho chính quyền, y tế, thú y thôn bản và xã/phường, để có biện xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó; Phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn như xút, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột…
Con đường lây truyền của virus dại và cách phòng ngừa
Theo các chuyên gia khoa Thú Y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bệnh dại được gây ra bởi một loại virus thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae được tìm thấy trên toàn thế giới bao gồm các châu lục lớn như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, khu vực Trung Đông và một phần ở Châu Âu.
Chúng có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương của tất cả các loài động vật có vú đặc biệt là bệnh dại ở chó, mèo và kể cả con người. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh dại ở chó theo báo cáo là chiếm tỉ lệ cao nhất với 97%, 3% đối với mèo và các loài động vật khác. Chính vì vậy, đó luôn là nỗi ác mộng của những người nuôi thú cưng.
Bệnh dại ở chó được lây nhiễm khi chó cưng của bạn bị cắn, hay bị thương bởi các loài động vật bị bệnh dại khác. Người và chó cũng có thể bị virus này xâm nhập qua các vết thương cơ giới, hở, chưa lạnh bị tiếp xúc với nước bọt có chứa Lyssavirus của chó dại.
Virus sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường lây truyền, chúng sẽ cố gắng đi về hệ thần kinh trung ương như não và tủy sống để gây tê liệt, viêm não cấp tính khiến cho vật chủ của chúng không thể kiểm soát được thần kinh của mình. Nước bọt của các loài động vật bị bệnh dại còn có thể truyền bệnh dại nếu tiếp xúc với giác mạc, mắt của chó chưa nhiễm bệnh.
GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, ngoài tình trạng chó dại cắn thì hiện nay có rất nhiều gia đình và trang trại nuôi chó để làm cảnh tuy nhiên chưa có cơ quan chính thức quản lý quy trình nuôi chó mà mới chỉ có cơ quan kiểm dịch nên việc nuôi các loại chó vẫn còn tràn lan. Do vậy, việc nuôi chó cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đặc biệt là đối với những loài chó dữ.
GS Huỳnh chia sẻ, nhiều người nuôi chó cũng nói chính quyền địa phương không mấy khi để mắt đến việc tồn tại của chó, dù là chó ngoại hay chó nội, chó dữ hay chó lành. Ở nhiều nước có quy định rõ ràng về việc nuôi chó dữ: Nguồn gốc, gia chủ, sổ y tế, hộ chiếu xuất ngoại cùng với trách nhiệm của người chủ trực tiếp liên quan đến con chó, thì những con chó nhập lậu ở Việt Nam chưa có đơn vị nào quản lý. Hiện nhà nước mới chỉ quản lý ở mặt phòng dịch, còn chó dữ hay không dữ thì Nhà nước chưa có quy định cấm nuôi.
Ngoài ra, để phòng chống bệnh dại ở chó, việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nơi ở cũng là một việc rất cần thiết. Nơi ở gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp giúp bất hoạt virus, ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của rất nhiều căn bệnh tiềm tàng.
Thường xuyên khử trùng vật dụng, đồ chơi cũng như khay ăn của chúng bằng các dung dịch diệt khuẩn để đảm bảo sức khỏe của vật nuôi.
Các bác sĩ khuyến cáo, người bị động vật cắn cần xử trí ban đầu bằng cách dùng nước sạch và xà phòng rửa vết thương trong vòng 15 – 20 phút. Sau đó, lau khô vết thương, sát khuẩn bằng cồn 70 độ, dùng băng gạc băng vết thương rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.