“Há miệng to ra” là câu nói quen thuộc của các phụ huynh, đặc biệt là người lớn t.uổi khi cho trẻ ăn. Bởi họ muốn trẻ có thể ăn nhiều, ăn nhanh và khỏe mạnh.
Chị Thanh rất khó chịu khi thấy bà nội cho cháu ăn không đúng cách. Mỗi lần đến bữa ăn, bà luôn nói với cháu: “Há miệng to ra”. Bình thường, mỗi khi chị Thanh cho con ăn phải gần 1 tiếng đồng hồ mới xong. Thế nhưng, bà nội chỉ mất 20 phút là cho cháu ăn xong. Chỉ cần xem xét thời gian ăn, chúng ta có thể nhận ra bé không có thời gian nhai nuốt thức ăn.
Theo nghiên cứu, 67% t.rẻ e.m thường có cảm giác sợ hãi khi cha mẹ nói rằng há miệng to ra, trong đó 32% không thay đổi thói quen này khi trưởng thành khiến chúng ăn quá nhanh, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, câu nói trên còn gây ra những tác hại thực sự sau:
1. Gây hại cho dạ dày
Theo thống kê, có 40% học sinh trung học mắc bệnh dạ dày. Nguyên nhân là:
– Ăn quá nhanh, chỉ một chén cơm ăn trong vòng 5 phút là xong.
– Ăn uống không theo quy luật, trì hoãn bữa ăn.
Giống như trường hợp chị Thanh đề cập, chị cho con ănphải gần 1 tiếng đồng hồ mới xong. Thế nhưng, bà nội chỉ mất 20 phút là cho cháu ăn xong. Tốc độ ăn nhanh gấp 3 lần nghĩa là người lớn đang hy sinh sức khỏe của trẻ nhỏ.
Trước 10 t.uổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Khi trẻ nạp lượng thức ăn quá nhanh, cơ thể không kịp thích ứng gây áp lực lớn cho dạ dày. Lâu ngày sẽ hình thành những triệu chứng như đau bụng, loét dạ dày, viêm ruột… Nếu từ nhỏ bé mắc bệnh dạ dày, lớn lên nguy cơ mắc bệnh thủng dạ dày là rất cao.
2. Nhai không đủ lâu, gây khó tiêu
Quá trình tiêu hóa chia làm 3 giai đoạn: nhai, tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa ở đường ruột. Trong đó, chức năng nhai ở miệng là cơ bản nhất, nó tiết ra nước bọt có enzyme là chất xúc tác thủy phân của tinh bột thành đường.
Các bậc cha mẹ không thể mong đợi trẻ ăn miếng to và nhai chậm thức ăn. Bởi chỉ ăn miếng nhỏ trẻ đã lười nhai, vậy miếng to thì làm sao trẻ có thể nhai nhuyễn thức ăn? Nước bọt chưa kịp tiết ra thì trẻ đã nuốt thức ăn vào dạ dày, khiến áp lực lên dạ dày rất lớn, gây ra những vấn đề nguy hại cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé.
3. Căng cứng cơ mặt
Trẻ dưới 3 t.uổi cơ hàm còn yếu, việc liên tục phải há miệng to, nhai nuốt liên tục, không có khoảng nghỉ sẽ khiến cơ hàm phải hoạt động quá mức dẫn tới cứng cơ mặt. Tốt nhất khi cho con ăn, không nên ép trẻ ăn quá nhanh, mà cần có thời gian để bé nhai, nuốt từ tốn. Điều này không chỉ giúp cơ mặt có khoảng nghỉ mà còn tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
4. Nguy hiểm đến tính mạng
Mỗi năm, số lượng trẻ bị nghẹn thức ăn do nuốt nhanh, nuốt vội không phải là chuyện hiếm. Trẻ nhỏ không có thói quen nhai nuốt chậm như người lớn, cộng thêm việc cha mẹ cho trẻ ăn theo cách “há miệng to ra” khiến trẻ dễ bị sặc và nghẹn thức ăn. Khi trẻ bị nghẹn thức ăn, thời gian vàng trong cấp cứu là từ 1 – 2 phút. Thời gian ít ỏi này cha mẹ không kịp đưa trẻ đến bệnh viện nên mới xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.
Cho trẻ ăn đúng cách
Theo nghiên cứu, nhai thức ăn trên 25 lần là thích hợp nhất, hoặc ít nhất cũng tối thiểu 20 lần. Ở trẻ nhỏ, cơ nhai chưa phát triển và số lần nhai cũng rất ít nên bé dễ mắc bệnh dạ dày.
Khi cho trẻ ăn, cha mẹ không nên nhắc trẻ “há miệng to ra”, cũng không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi đồ chơi. Thời điểm cho trẻ ăn rất quan trọng, nếu trẻ thiếu tập trung khi ăn thì số lần nhai sẽ giảm, dễ gây ra các bệnh không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.
TÚ UYÊN
Theo toquoc
Lối sống thiếu lành mạnh ‘đe dọa’ hệ tiêu hóa của người Việt
Ngày nay, với lối sống hiện đại và công việc ngày càng áp lực, mọi người đôi khi bị cuốn vào công việc mà không quan tâm đến sức khoẻ bản thân, như bỏ bữa, hoặc ăn uống không đúng cách.
Hầu hết bệnh nhân chỉ đến gặp bác sĩ tiêu hóa khi bệnh đã có biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày…
Chia sẻ từ chị K.Y (25 t.uổi, TP.HCM): “Tôi làm việc trong ngành quảng cáo được gần 3 năm. Với cường độ làm việc cao, tôi ăn uống khá thất thường, hay thức khuya và đôi khi bỏ bữa. Thời gian gần đây, công việc áp lực khiến những cơn stress ngày càng nhiều hơn. Cứ căng thẳng thì bụng tôi lại càng đau, trào ngược dạ dày và ăn không nổi. Đi nội soi thì tôi phát hiện mình viêm loét dạ dày, nếu kéo dài có nguy cơ dẫn tới ung thư dạ dày khiến cho tôi phải giật mình kinh hãi” – đây cũng là thực trạng chung về các vấn đề tiêu hóa của nhiều người trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay.
Hệ tiêu hóa trong cơ thể người dài 6,5 mét đi qua nhiều bộ phận như khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan, tuyến tụy, túi mật… đảm trách nhiều chức năng quan trọng như chứa thức ăn – tiêu hóa – hấp thụ dinh dưỡng – đào thải. Nhưng với nhịp sống bận rộn, hệ tiêu hóa thường không được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều bệnh lý rải dọc theo ống tiêu hóa. Theo thống kê, có đến 62% dân số thế giới gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày. Trong đó, số lượng nữ giới gặp các vấn đề tiêu hóa cao gấp đôi nam giới.
Ngoài chức năng tiêu hóa, bạn có biết hệ tiêu hóa còn tác động trực tiếp đến hoạt động của não bộ, tâm trí và sức khỏe thể chất khi có đến 95% serotonin – một loại hormone đem lại cảm giác vui vẻ, được sản xuất ở ruột? Do đó, bảo vệ sức khỏe tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống, cả thể chất và tinh thần.
Từ năm 1958, ngày 29.5 hằng năm được chọn là ngày Sức khỏe tiêu hóa thế giới. Trong dịp này, hãy tìm hiểu xem chúng ta đã có những thói quen đúng cách để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của mình chưa nhé.
Mối lo về bệnh tiêu hóa
Một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến là đau dạ dày. Theo một khảo sát thực hiện tại Việt Nam, gần 1/3 số người tham gia bị đau/loét dạ dày và thường xuyên phải chịu đựng các triệu chứng của đau dạ dày với các biểu hiện như ợ chua, đầy hơi, đau thượng vị, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa…
Bệnh dạ dày nói riêng, bệnh tiêu hóa nói chung có thể gặp ở nhiều đối tượng và ngành nghề khác nhau. Nguyên nhân của bệnh xuất phát từ thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như: Sử dụng rượu bia, t.huốc l.á; Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm; Ăn nhiều thực phẩm cay, chua; Chế độ sinh hoạt không khoa học, căng thẳng thần kinh; Giấc ngủ kém…
Trong giai đoạn mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu tiêu hóa bất ổn định như đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn…, người bệnh nên chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và áp dụng các biện pháp kiểm soát cơ bản như thuốc không kê toa hoặc nhờ đến tư vấn của Dược sĩ nhà thuốc.
Khi trở thành bệnh mạn tính, đau dạ dày có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như: Thủng dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Tại Việt Nam, t.uổi bệnh nhân ung thư dạ dày đang trẻ hóa, bệnh nhân dưới 40 t.uổi chiếm đến 20 – 25%. Lúc này, người bệnh cần tìm đến sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và tuân theo phác đồ điều trị được chỉ định.
Ăn khỏe sống vui
Để không trở thành nạn nhân của các bệnh dạ dày, mỗi người cần thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học bao gồm: Ăn uống đúng giờ; hạn chế tiêu thụ các thực phẩm ảnh hưởng đến dạ dày (thức ăn quá cay hoặc quá chua, chất kích thích,…), thường xuyên ăn rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thịt đỏ và thức ăn chế biến; Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tránh căng thẳng; Tập thể dục thường xuyên,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần có sự kiên trì và ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân bằng những thói quen có ích cho sức khỏe như hạn chế đồ uống có cồn, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tránh nguy cơ n.hiễm t.rùng, ăn thực phẩm đã được nấu chín.
Hưởng ứng ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới, hãy dành cho bản thân 1 “món quà” bằng cách khởi đầu ngày mới với những thói quen tốt cho sức khỏe dạ dày như: Ăn một bữa sáng đủ chất; Uống đủ nước; Học cách điều chỉnh cảm xúc để giảm căng thẳng trong công việc; Chăm sóc vệ sinh cá nhân để tránh nhiễm khuẩn; Tích cực vận động dưới bất kỳ hình thức nào như chạy bộ, đạp xe, cardio… để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Theo Thanh niên