Hà Nội: Bé 31 tháng nguy kịch vì văng ra đường khi ngồi ghế trước xe máy

Tai nạn xảy ra khi em bé được phụ huynh cho ngồi phía trước xe máy đi mua đồ ăn. Khi va chạm với một xe ô tô đi ngược chiều, trẻ bị văng ra ngoài, rơi xuống đường chấn thương sọ não.

Ngày 26/7, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về trường hợp b.é g.ái 31 tháng t.uổi đang rất nguy kịch sau tai nạn.

Trước đó, ngày 15/7, bệnh nhi 31 tháng t.uổi ( Hà Nội) được đưa đến khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch do bị tai nạn giao thông khi ngồi phía trước người điều khiển xe gắn máy.

Trước thời điểm xảy ra tai nạn, bé được người thân cho ngồi phía trước xe mô tô để đi mua đồ ăn. Khi xảy ra va chạm với một xe ô tô đi ngược chiều, bé bị văng ra ngoài, rơi xuống đường.

BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm đang thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi tại khoa Cấp cứu & Chống độc.

Ngay sau tai nạn, trẻ lơ mơ dần, được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cấp cứu. Tại đây trẻ được các bác sĩ sơ cấp cứu và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não 1 giờ sau tai nạn cho thấy tình trạng c.hảy m.áu dưới màng cứng số lượng ít, phù não nhẹ, chưa có chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, do tri giác xấu đi nhanh, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.

BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm, Trung tâm Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tại thời điểm nhập viện, bệnh nhi trong tình trạng hôn mê sâu, bầm tím vùng trán trái, tụ m.áu dưới da vùng đỉnh chẩm bên phải, nhiều vết trầy da vùng cẳng tay trái.

4 giờ sau tai nạn, hình ảnh CT sọ não cho thấy trẻ bị phù não lan tỏa, khối m.áu tụ dưới màng cứng tăng nhanh. Trẻ được các bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu lấy m.áu tụ nội sọ, điều trị tăng áp lực nội sọ, tuy nhiên sau mổ bệnh nhi vẫn hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn, tiên lượng rất nặng.

Các bác sĩ cảnh báo, việc cho t.rẻ e.m ngồi phía trước người điều khiển xe máy, hoặc đứng ở phía trước, không đeo đai thắt an toàn khi đang điều khiển phương tiện xe gắn máy đang diễn ra khá phổ biến và rất nguy hiểm.

Hình ảnh một tay lái xe, một tay ôm ngang trẻ khi trẻ ngồi phía trước người điều khiển xe rất phổ biến. Khi gặp sự cố giao thông, việc xử lý một tay rất khó khăn, va chạm mạnh rất dễ làm trẻ bị văng khỏi xe.

Còn nếu trẻ đứng trước tay ga, có thể xảy ra tình huống trẻ vặn tay ga làm xe di chuyển mất kiểm soát. Bên cạnh đó, vị trí sau tay lái là vị trí nguy hiểm nhất, chỉ cần phanh gấp là lực quán tính đẩy bé về phía trước, đầu hoặc ngực trẻ có thể đ.ập vào tay lái hoặc trẻ bị văng ra xa.

“Khi cho trẻ tham gia giao thông trên xe gắn máy, cha mẹ cần lái xe với tốc độ ổn định, vừa phải, cho trẻ ngồi phía sau, trang bị mũ bảo hiểm cho trẻ từ 3 t.uổi, mang đai chắc chắn nối với người lái cho những trẻ nhỏ hơn. Đặc biệt, với trẻ nhỏ 1 – 2 t.uổi, an toàn nhất là để bé ngồi giữa 2 người lớn. Không để trẻ đứng trên xe với bất cứ lý do nào, hạn chế cho trẻ ra đường khi trời tối hay thời tiết xấu”, BS Tâm khuyến cáo.

Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu

UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.

Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.

Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.

Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.

Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.

Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.

Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên…

Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đ.ánh giá phức tạp.

Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.

Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.

Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.

Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *