Có lẽ ô nhiễm ở Hà Nội chưa bao giờ lại hội tụ đông đủ đến bất lực như vậy. Không chỉ ô nhiễm không khí, nguồn nước bị ô nhiễm mấy ngày qua như nhát dao chí mạng làm lòng người thủ đô nhức nhối.
Những tháng ngày qua, cuộc sống của con người tại Thủ đô ít nhiều biến động. Chúng ta phải đối mặt với hàng loại những vấn nạn đến từ ô nhiễm không khí và bây giờ là ô nhiễm nguồn nước. Trong khi dư chấn thủy ngân từ vụ cháy Nhà máy Phích nước Rạng Đông chưa dứt, Hà Nội lọt top các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, đến nay, Hà Nội phải đối mặt với ô nhiễm nguồn nước mà đến giờ vẫn chưa có một lời giải thích.
Những tháng ngày qua, cuộc sống của con người tại thủ đô ít nhiều biến động.
Thủy ngân tràn lan từ vụ cháy Nhà máy Phích nước Rạng Đông
Vào tháng 8 vừa qua, nhiều người dân Hà Nội rơi vào tình trạng hoảng loạn, nhất là những cư dân sống gần khu vực vụ cháy. Theo đó, Nhà máy phích nước Rạng Đông phát nổ, kéo theo vấn nạn thủy ngân cùng khói bụi lan tỏa khắp không gian sống của thủ đô.
Nhất là ảnh hưởng của mưa bão, giới chuyên gia nhận định, thủy ngân còn có khả năng phát tán rộng ra khắp thành phố chứ không chỉ riêng khu vực xung quanh đó.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), thủy ngân là kim loại nặng, tồn tại dưới 2 dạng: kim loại và ion.
Không ai đo lường được thủy ngân phát tán bao nhiêu, phát tán bao xa trong không khí. Chỉ biết rằng, cuộc sống của người dân xung quanh khi ấy bị đảo lộn. Người ta không thể buôn bán như cũ, gia đình có con nhỏ thì tìm cách lánh về quê, vô số người phải đi xét nghiệm thủy ngân, vô số người kêu có biểu hiện bất thường của nhiễm độc thủy ngân.
Nồng độ bụi mịn tăng cao, đưa Hà Nội vào nhóm các thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Một thời gian không lâu sau vụ cháy nổ thủy ngân, câu chuyện bụi mịn bỗng dưng khiến dân tình xôn xao – Hà Nội nằm top các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Có rất nhiều app đo ô nhiễm không khí đưa ra với các chỉ số cao ngất, đỉnh điểm là AirVisual khiến người dân sốt xình xịch. Lượng bụi mịn luôn ở mức đỏ độc hại hoặc màu tím, cực độc hại, cảnh báo mọi người phải ở trong nhà.
Một thời gian không lâu sau vụ cháy nổ thủy ngân, câu chuyện bụi mịn bỗng dung tăng cao đưa Hà Nội nằm top các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
Sau đó, TS Hoàng Dương Tùng (Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam) đã lên tiếng phản bác, cảnh báo người dân không nên tin vào những app đo thiếu chuẩn xác. Nhưng có một sự thật mà vị chuyên gia này nhận định, đúng là Hà Nội đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Việc chú trọng xem chỉ số chất lượng không khí hàng ngày qua các app, web đo hiện nay hết sức cần thiết. Dù thế nào đi nữa, Hà Nội vẫn là thành phố bị ô nhiễm không khí nặng nề, gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Hàng ngày, người dân nên vào những web, app đo chỉ số chất lượng không khí uy tín để có thể quyết định ra ngoài đường vào lúc nào, nên trang bị khi ra ngoài đường ra sao…
Nước có mùi lạ, sộc mùi clo, mùi khét lẹt khiến nhiều người dân Hà Nội phải mua nước đóng bình dùng tạm
Chỉ ô nhiễm không khí thôi dường như chưa dừng lại thì người dân Thủ đô tiếp tục phải đối diện với ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, sự việc mới chỉ xảy ra vài ngày trước đây. Nhiều hộ dân phát hiện nguồn nước sạch mà gia đình đang sử dụng bỗng nhiên có mùi khét lẹt, nồng độ clo vượt mức cho phép quá nhiều. Nhiều người nhận thấy tình trạng khó thở, rát mắt khi rửa mặt. Nhiều người thì nấu cơm ra không thể ăn vì mùi lạ vẫn nồng khi cơm đã chín.
Chỉ ô nhiễm không khí thôi dường như chưa đủ, người dân thủ đô tiếp tục phải đối diện với ô nhiễm nguồn nước.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, sử dụng nồng độ clo vượt mức cho phép gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe. Ngửi mùi clo trong phòng kín quá lâu dễ bị ho, khó thở, có khả năng gây tràn dịch màng phổi, sưng tấy tế bào hồng cầu, về lâu dài dễ mắc bệnh mãn tính.
Nước sạch có mùi lạ đang làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục ngàn người dân. Họ đành phải xoay xở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày theo cách mua nước sạch từ xe bồn, từ nước đóng bình, đóng chai để sử dụng thay thế.
Trước tình hình đó, công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà, im lặng trước sự cố nước bốc mùi đang ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của hàng chục nghìn hộ dân. Trong khi đó, thông tin mới nhất được phóng viên ghi nhận cận cảnh dầu bẩn tại suối đầu nguồn nhà máy nước sông Đà khiến nhiều người kinh hãi. Nước sạch ở Hà Nội bốc mùi lạ được xác định thủ phạm là chiếc xe bơm dầu thải đổ ngay phía đầu nguồn, mùi clo khét lẹt.
Kết lại…
Ô nhiễm ở Hà Nội thực sự đang là vấn đề nan giải. Không chỉ ô nhiễm không khí, chúng ta giờ phải đối mặt với ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng. Ý thức sống, ý thức bảo vệ môi trường những năm qua khiến chúng ta phải trả giá với thực trạng vô cùng đau đớn. Bài toán khó vẫn ở nguyên đó chưa có giải pháp triệt để. Lối thoát nào cho người dân thủ đô cũng như thực trạng ô nhiễm khắp nơi trên thế giới?
Theo Helino
Từ vụ cháy ở công ty Rạng Đông: Người dân cần biết dấu hiệu khi cơ thể bị nhiễm độc thủy ngân và cách giải độc thủy ngân
Liên quan đến vụ cháy Nhà máy phích nước Rạng Đông, rất nhiều người lo lắng mình bị nhiễm độc và mong muốn có giải pháp giải độc thủy ngân. Vậy, bạn có thực sự nhiễm bệnh và cần làm gì ngay để ngăn chặn thủy ngân tấn công sức khỏe?
Liên quan đến vụ cháy Nhà máy phích nước Rạng Đông, PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết, vụ cháy không loại trừ khả năng có lượng thủy ngân bị thoát ra kèm theo khói bụi của vụ cháy. Đối tượng ảnh hưởng phải chịu nhiều thiệt hại nhất là những cư dân cư trú quanh khu vực. Ảnh hưởng của trận mưa bão tối qua còn làm cho thủy ngân có khả năng phát tán rộng ra những khu vực xung quanh của thành phố.
Chuyên gia cho biết: “Thủy ngân là kim loại nặng, tồn tại dưới 2 dạng: kim loại và ion. Hít phải thủy ngân độc hơn là nuốt phải. Thủy ngân không tan được trong nước, dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng”.
Thủy ngân là kim loại nặng, tồn tại dưới 2 dạng: kim loại và ion.
Trước tình hình này, rất nhiều người lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Liệu mình có bị nhiễm độc thủy ngân hay không? Đâu là dấu hiệu nhận biết mình đã bị nhiễm độc thủy ngân? Bên cạnh đó phải làm thế nào để giải độc loại hóa chất siêu độc hại này?
Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã bị nhiễm độc thủy ngân
Theo GS.TS Trần Hồng Côn, người bị nhiễm độc thủy ngân ở mức độ cấp tính có thể bị viêm thận, đạm huyết tăng nhanh (4-5g ure/l), giảm clo huyết, nhiễm axit, viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra m.áu, toàn thân suy sụp, có thể xuất hiện cảm giác đau lan tỏa hoặc bong da bàn tay, bàn chân. Bệnh nhân cũng cảm thấy khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, thường tử cong trong vòng 24-36 giờ.
Đối với những người làm nghề liên quan đến thủy ngân, tiếp xúc với thủy ngân lâu năm với nồng độ thấp có thể xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa (viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm lợi, kèm vị đắng khó chịu, viêm miệng, loét niêm mạc, có thể thấy đường viền thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi) và hệ thống thần kinh (run cố ý), ảnh hưởng đến đường hô hấp, đường tiết niệu…
Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân thường sẽ có biểu hiện mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ mặt luôn buồn bã.
Làm thế nào để giải độc thủy ngân khi khí độc này có nguy cơ phát tán mạnh?
Theo giới chuyên gia, ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện nhiễm độc thủy ngân, nhất là những người sinh sống gần khu vực nhà máy bị cháy, nên di dời chuyển chỗ ở sang nơi khác an toàn hơn, để tránh hít thêm nhiều hơn khí độc. Sau đó cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện lớn có khoa chống độc để nghiêm túc xét nghiệm và giải độc thủy ngân.
Đối với những người chưa có biểu hiện nhiễm độc thủy ngân cũng cần cảnh giác cao độ bởi lẽ thủy ngân có tính lan rộng ra ngoài không gian, chỉ cần hít thở phải đã nhiễm độc, thậm chí hít khí có thủy ngân đáng sợ hơn nhiều so với nuốt phải. Lúc này, mọi người khi ra ngoài đường cần nghiêm túc thực hiện những biện pháp che chắn sau:
– Mặc áo quần dài tay, che chắn thật kín để loại trừ tối đa nguy cơ hóa chất có khả năng bám dính vào cơ thể.
Tốt nhất nên chọn những loại khẩu trang than hoạt tính được Bộ y tế chứng nhận thay vì khẩu trang vải thông thường.
– Đeo khẩu trang có khả năng lọc khí độc nhưng vẫn đảm bảo có thể hít thở dễ dàng. Tốt nhất nên chọn những loại khẩu trang than hoạt tính được Bộ y tế chứng nhận thay vì khẩu trang vải thông thường.
– Bổ sung những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày để giải độc thủy ngân cũng như giải độc kim loại nặng hàng ngày. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), bạn có thể sử dụng những thực phẩm sau để giải độc thủy ngân:
Ăn 2-5 tép tỏi tươi mỗi ngày. Tỏi là một trong những loại gia vị có tính kháng sinh cực mạnh, giúp giải độc kim loại trong cơ thể cực tốt.
Thêm rau mùi làm rau sống ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước uống, thêm vào thành phần làm sinh tố… Đây là loại rau gia vị giúp đào thải thủy ngân ra khỏi các cơ quan bên trong cơ thể cực tốt.
Rau mùi là loại rau gia vị giúp đào thải thủy ngân ra khỏi các cơ quan bên trong cơ thể cực tốt.
Ăn tăng cường các loại quả mọng như cam, chanh, bưởi. Thành phần pectin trong các loại trái cây họ cam quýt giúp đào thải kim loại nặng như thủy ngân ra khỏi cơ thể rất tốt.
Bổ sung mộc nhĩ vào chế độ ăn. Có thể sử dụng mộc nhĩ trong các món nấu, món xào… để vừa bổ m.áu, vừa loại độc tố kim loại nặng ra khỏi cơ thể do mộc nhĩ chứa nhiều pectin.
Ăn nhiều các loại rau lá xanh đậm vì loại rau này có đặc điểm thải kim loại nặng tích tụ trong ruột. Tuy nhiên cần chú ý khi mua rau, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, tránh ăn loại rau đang trong vùng ô nhiễm thủy ngân.
Ăn cà rốt vì hàm lượng chất kế dính cao trong cà rốt có khả năng kết dính thủy ngân và “tống cổ” loại kim loại nặng này ra khỏi cơ thể hiệu quả.
Theo afamily