Sau khi nấu thịt bò với bột sốt vang mua tại chợ, 3 người trong gia đình cùng ăn thì có 2 người có biểu hiện ngộ độc, nước tiểu đỏ rồi chuyển sang đen, vàng mắt, vàng da…
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm vừa mới điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng chất phụ gia không rõ nguồn gốc, được mua tại chợ về để nấu món sốt vang.
Trước đó, ngày 7/8, bệnh nhân Tạ Đức M. (nam, 31 t.uổi, ở Tây Hồ, Hà Nội) được chuyển từ Bệnh viện Xanh Pôn sang Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) trong tình trạng thiếu m.áu, củng mạc vàng sau 4 ngày ăn món sốt vang.
Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng 4 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân nấu sốt vang thịt bò với bột sốt vang mua từ chợ Yên Phụ. Sau nấu, nồi sốt vang có màu đỏ đậm rất bắt mắt, tuy nhiên khi ăn có vị đắng, nhưng 3 người trong gia đình vẫn ăn.
Sau ăn khoảng một ngày, 2 người có biểu hiện mệt, sốt nhẹ, buồn nôn, nước tiểu đỏ sau đó chuyển sang màu đen, hoa mắt chóng mặt, da và mắt vàng, một trường hợp được chuyển đến BV Xanh Pôn rồi chuyển sang Trung tâm chống độc.
Tại Trung tâm chống độc, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cho thấy có tổn thương gan, thiếu m.áu cấp với số lượng hồng cầu và huyết sắc tố đều giảm nặng.
Các bác sĩ xác định trường hợp bệnh nhân ngộ độc, nghĩ nhiều đến ngộ độc màu thực phẩm công nghiệp và yêu cầu gia đình mang gói bột sốt vang đến kiểm tra.
Mẫu bột sốt vang gia đình mua ở chợ Yên Phụ, xét nghiệm cho thấy có Acid Orange 7 – là một sắc tố tổng hợp thường được dùng trong sản phẩm nhuộm tóc, dùng làm chất màu công nghiệp và phụ gia thực phẩm.
Mẫu bột sốt vang mà người nhà mang tới có màu đỏ cam rực rỡ. Các bác sĩ đã gửi mẫu bột màu này đến Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia xét nghiệm.
Kết quả phát hiện thấy có Acid Orange 7 – là một sắc tố tổng hợp, thường được dùng trong sản phẩm nhuộm tóc -với hàm lượng 20%. Hiện gói bột đang được tiếp tục xét nghiệm để tìm các hóa chất khác (như kim loại nặng: chì, đồng, kẽm…).
Hóa chất Acid Orange 7 được dùng làm chất màu công nghiệp và phụ gia thực phẩm. Với liều cao, trên động vật có thể gây tan m.áu và methemoglobin. Trên y văn chưa thấy có thông tin gây ngộ độc trên người. Theo tiêu chuẩn của ASEAN năm 2012 về hàm lượng phụ gia trong các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng, hàm lượng Orange 7 tối đa cho phép là 300mg/kg (0,03%).
TS Nguyên cảnh báo, việc sử dụng chất tạo màu thực phẩm, giúp món ăn bắt mắt rất được nhiều bà nội trợ ưa thích. Tuy nhiên, nếu lạm dụng những phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép để chế biến thực phẩm sẽ tiềm tàng những nguy hiểm không ngờ. Vì thế, nếu sử dụng phụ gia phải mua sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, được sử dụng trong thực phẩm, với liều lượng cho phép.
Nhưng tốt nhất, người tiêu dùng nên sử dụng các chất tạo màu tự nhiên có nguồn gốc thực vật như màu của cà chua, ớt hay gấc…
Với trường hợp bệnh nhân này, sau vài ngày điều trị triệu chứng, tình trạng ngộ độc đã được cải thiện, xin ra viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Người phụ nữ bị ngộ độc nặng do uống nước tẩy bồn cầu để giải quyết mâu thuẫn gia đình
Do mâu thuẫn gia đình, người phụ nữ ở Phúc Thọ, Hà Nội đã uống chai nước tẩy rửa bồn cầu Okay của Thái Lan. Sau uống, bệnh nhân nôn nhiều, nôn ra dịch nâu đen lẫn dịch tiêu hóa, đau bụng vùng thượng vị và được gia đình đưa tới cơ sở y tế.
Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc-Bệnh viện Bạch Mai, hiện Trung tâm đang điều trị cho 1 bệnh nhân bị ngộ độc chất ăn mòn do uống 1 nửa chai nước tẩy rửa bồn cầu Okay của Thái Lan.
TS-BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, đây là 1 bệnh nhân nữ, 22 t.uổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội. Ngày 10-6, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm trong tình trạng nôn nhiều, mất nước, nhiễm toan chuyển hóa.
Người nhà bệnh nhân cho biết, do mâu thuẫn gia đình, vào khoảng lúc 18g ngày 10-6, bệnh nhân đã uống 1 nửa chai nước tẩy rửa bồn cầu Okay của Thái Lan. Sau uống, bệnh nhân nôn nhiều, nôn ra dịch nâu đen lẫn dịch tiêu hóa, đau bụng vùng thượng vị và được gia đình đưa tới Trung tâm y tế huyện Đan Phượng, xử trí truyền dịch, sau đó chuyển tới Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Kết quả nội soi toàn bộ đường tiêu hóa của bệnh nhân cho thấy niêm mạc thực quản bị phù nề xung huyết, có loét nông kèm theo giả mạc trắng, long tróc biểu mô thực quản. Dạ dày bệnh nhân có nhiều dịch đen bẩn. Toàn bộ niêm mạc dạ dày viêm loét phù nề xung huyết mạnh.
Niêm mạc hành tá tràng và tá tràng cũng viêm loét phù nề, xung huyết mạnh. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi sát sao, duy trì dinh dưỡng, kháng sinh… Sau 2 tuần nữa, bệnh nhân sẽ được nội soi lại toàn bộ đường tiêu hóa để có hướng điều trị tiếp theo.
Hình ảnh nội soi đường tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm loét phù nề, xung huyết mạnh (ảnh M.T)
Trên toàn thế giới, 80% số ca ngộ độc hóa chất ăn mòn xảy ra ở trẻ nhỏ; đây thường là những vụ tai nạn với một lượng nhỏ và thường lành tính. Ở người lớn, ngộ độc hóa chất ăn mòn thường do t.ự t.ử với số lượng lớn và đe doạ đến tính mạng. nguồn hóa chất ăn mòn bao gồm chất rắn và lỏng và chất tẩy rửa nhà vệ sinh. Bệnh nhân ngộ độc hóa chất ăn mòn thường bị bỏng, xuất huyết, thủng dạ dày, về lâu dài rất dễ bị hẹp thực quản, co rút, dày dính các bộ phận của đường tiêu hóa.
Đã có một vài ca do bỏng hóa chất gây hoại tử dạ dày, đại tràng và đã t.ử v.ong. Việc chữa trị cũng kéo dài và khó khăn, tỷ lệ t.ử v.ong cao. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận ít nhất 3 bệnh nhân t.ử v.ong do ngộ độc chất ăn mòn.
Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo cần có những cảnh báo rõ ràng về các hóa chất sử dụng trong gia đình, mức độ độc hại của chúng với sức khỏe để người dân hạn chế sử dụng và nếu sử dụng phải có phương tiện phòng hộ đầy đủ. Các sản phẩm nhập khẩu cần có thông tin đầy đủ về hướng dẫn sử dụng, mức độ an toàn và các khuyến cáo khi sử dụng. Các hóa chất này cũng cần để xa tầm với của t.rẻ e.m và người già.