Hà Nội: Mổ lợn c.hết cho cá ăn, người đàn ông bị điếc vì vi khuẩn nguy hiểm

Chỉ 2 ngày sau khi mổ lợn, người đàn ông ở Hà Nội bất ngờ xuất hiện triệu chứng sốt cao, rối loạn ý thức.

Sau khi lợn bị ốm c.hết, người đàn ông trung niên sống tại Hà Nội đã xẻ thịt để làm thức ăn cho cá.

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau, người này bất ngờ xuất hiện triệu chứng sốt cao, rối loạn ý thức. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau đó chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

BS Phạm Văn Phúc – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Bệnh nhân được xác định nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn. Thời điểm nhập viện bệnh nhân đã ở trong tình trạng rất nặng, với các triệu chứng như: sốt cao, rối loạn ý thức gần đi vào hôn mê, xuất huyết ở tay và chân. Đây là những triệu chứng đặc trưng của việc nhiễm liên cầu khuẩn lợn”.

BS Phạm Văn Phúc – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Minh Nhật).

Sau khi nhập viện, bệnh nhân nhanh chóng được các bác sĩ can thiệp đặt ống thở máy. Điều may mắn là bệnh nhân đáp ứng điều trị nên sau khoảng 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã có ý thức trở lại, cai thở máy, tình trạng tương đối ổn định.

“Tuy nhiên, việc nhiễm liên cầu khuẩn diễn biến nặng sẽ khiến bệnh nhân phải gánh chịu những di chứng lâu dài như mất thính giác. Đây cũng là vấn đề cần lưu tâm”, BS Phúc cho hay.

Cũng theo chuyên gia này, nhiễm liên cầu lợn có nhiều thể bệnh nhưng có 2 thể chính là: thể n.hiễm t.rùng huyết và viêm màng não.

Với thể n.hiễm t.rùng huyết, bệnh sẽ diễn biến rất nhanh và nặng. Bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng rối loạn đa cơ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ t.ử v.ong rất cao.

Thể thứ hai là viêm màng não, thường tiên lượng điều trị sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có những biến chứng về lâu dài như liệt, các di chứng về mặt thần kinh.

Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nếu nhập viện muộn tình trạng sẽ rất nặng nề (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Với liên cầu lợn nếu phát hiện sớm, điều trị sớm việc điều trị không quá phức tạp và tiên lượng tốt. Tuy nhiên, nếu đến viện muộn, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng sốc, việc điều trị sẽ rất phức tạp, chi phí lớn. Ngoài ra, bệnh nhân có nguy cơ cao đối mặt với những di chứng kéo dài.

“Bệnh trở nặng rất nhanh, chỉ vài giờ sau khi có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc nổi các ban trên người. Điều trị bệnh liên cầu lợn cũng rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở khoa Hồi sức tích cực trong vài tuần. Thậm chí, nếu nhập viện khi đã nặng, bệnh nhân có nguy cơ b.ị h.oại t.ử da, đầu tay, mặt và di chứng nặng như điếc tai, ngón tay phải cắt cụt”, BS Phúc nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, bệnh liên cầu lợn lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người g.iết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thường xuyên tiếp nhận các trường hợp nhiễm liên cầu lợn. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân không tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi tiếp xúc, g.iết mổ lợn hay ăn thực phẩm chưa nấu chín, đặc biệt là tiết canh.

Để phòng bệnh, theo BS Phúc, người dân không nên g.iết mổ lợn trong điều kiện chưa đảm bảo vệ sinh, không ăn thịt lợn sống, chưa chín kĩ hoặc các món tái, tiết canh. Người dân cũng không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Vì sao ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày?

HP là vi khuẩn gây ổ loét dạ dày dẫn tới ung thư, và muối chính là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn này.

Theo Bộ Y tế, một số điều tra trong nước về dinh dưỡng cho thấy người Việt Nam đang ăn khoảng 12 – 15 gr muối/ngày, cao gấp 2 – 3 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

WHO đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo: Người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn dưới 5 gr muối/ngày. Trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi ăn dưới 1 gr muối/ngày. Trẻ từ 1 – 3 t.uổi ăn 3 gr muối/ngày. Trẻ trên 7 t.uổi thì ăn lượng muối như người trưởng thành. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, ăn mặn kéo dài là thói quen không tốt cho sức khỏe, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày, mỗi người nên giảm lượng muối trong các bữa ăn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Theo chuyên gia của Bệnh viện K (Hà Nội), không phải tất cả bệnh nhân ung thư dạ dày đều là do vi khuẩn HP, nhưng những người nhiễm vi khuẩn HP có khả năng bị ung thư cao hơn. Muối làm vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, do đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Muối đồng thời còn hoạt động như một yếu tố kích thích viêm trên thành dạ dày, làm thành dạ dày nhạy cảm hơn với các yếu tố gây ung thư khác.

Trong ung thư dạ dày, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là yếu tố nguy cơ chính, do loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư. Trong khi đó, muối là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP này. Do đó, để phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày, mỗi người nên hạn chế ăn đồ ăn mặn, vì các thực phẩm này chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp, khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư. Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên; vì qua chế biến, các thức ăn này chứa nhiều chất độc gây ung thư.

Chuyên gia của Bệnh viện K cũng lưu ý mỗi người nên bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng một cách đơn giản là giảm lượng muối trong các bữa ăn: hạn chế đến mức thấp nhất các thực phẩm có chứa nhiều muối (NaCl) và các gia vị, phụ gia có gốc Na như thịt nguội, mì gói, bánh snack (bim bim), các loại sốt chế biến sẵn, phô mai, cá khô, các loại đậu hạt rang muối; giảm lượng muối và gia vị nêm nếm từ từ trong mỗi bữa ăn; tập thói quen không chấm thêm bất kỳ loại nước chấm gì trong bữa ăn; thay thế nước chấm thông thường bằng loại giảm muối hoặc có thể pha nhạt nước mắm.

Ngoài ra, cần từ bỏ thói quen hút t.huốc l.á, uống rượu bia, chất kích thích. Những chất có trong khói t.huốc l.á gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Đồng thời mỗi người nên bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý với chế độ ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, E.

Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ. Khám tầm soát ung thư dạ dày hằng năm cũng là việc cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có bệnh.

Nhiều nguy cơ do thói quen ăn mặn

Ăn nhiều muối cũng có thể làm tăng huyết áp, huyết áp tăng là yếu tố chính gây ra đột quỵ, suy tim và đau cơ tim… Do đó, giảm lượng muối trong chế độ ăn hằng ngày là việc làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất để hạn chế các nguy cơ về sức khỏe do thói quen ăn mặn gây ra.

(Nguồn: Bệnh viện K)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *