Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh Đậu mùa khỉ để kịp thời điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch phát tán, lan rộng mầm bệnh ra cộng đồng.
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 507/SYT-NVY về việc tăng cường giám sát phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ tháng 9/2023 đến nay cả nước đã ghi nhận 135 trường hợp mắc đậu mùa khỉ trong đó đã có 6 trường hợp t.ử v.ong. Bệnh ghi nhận chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng cường giám sát phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ
Để chủ động phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ xâm nhập và lây lan trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội theo dõi sát diễn biến tình hình bệnh Đậu mùa khỉ trên thế giới và tại Việt Nam để kịp thời tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp tình hình thực tiễn; phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát tại cảng hàng không để phát hiện những trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh Đậu mùa khỉ.
Các bệnh viện chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực trong công tác khám, tổ chức tốt phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc bệnh Đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: soyte.hanoi.gov.vn
CDC Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở điều trị ARV, Methadone trên địa bàn thành phố tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch phát tán, lan rộng mầm bệnh ra cộng đồng; phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán xác định đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Chủ động tổ chức tập huấn lại, tập huấn cập nhật về hướng dẫn giám sát, kỹ năng lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cho Trung tâm Y tế và các đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Cùng với đó, cung cấp thông tin truyền thông cho các báo, đài, các đơn vị liên quan chính xác, đầy đủ, kịp thời, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn tuyến trên. Rà soát đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong trường hợp cần thiết.
Các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác giám sát tại cộng đồng, các cơ sở khám chữa bệnh, phòng da liễu, các cơ sở điều trị ARV, Methadone phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, thông báo ngay cho CDC Hà Nội để phối hợp điều tra xử lý khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Phối hợp với CDC Hà Nội, tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về bệnh Đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cho cán bộ chuyên trách dịch tễ, đội cơ động phòng chống dịch.
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ t.ình d.ục, giọt b.ắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Ảnh minh họa từ INT
Thực hiện công tác truyền thông cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ
Thực hiện công tác truyền thông cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ để người dân hiểu được tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống; phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời không gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Rà soát đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo sẵn sàng triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong mọi tình huống dịch.
Các bệnh viện, khoa truyền nhiễm, phòng khám chuyên khoa da liễu, các cơ sở điều trị ARV, Methadone chủ động khám sàng lọc, khai thác kỹ t.iền sử, yếu tố dịch tễ phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh Đậu mùa khỉ phải liên hệ ngay với Trung tâm Y tế trên địa bàn và CDC Hà Nội để phối hợp điều tra dịch tễ, thu thập bệnh phẩm và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực trong công tác khám, tổ chức tốt phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế thấp nhất t.ử v.ong ở người do dịch bệnh; thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế, không để phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cho bản thân và cộng đồng, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Hạn chế tiếp xúc gần với những người đã nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ, hoặc với động vật có thể bị nhiễm bệnh.
Làm sạch và khử trùng môi trường có thể đã bị nhiễm virus từ người có khả năng lây nhiễm thường xuyên.
Nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đồng thời, cách ly với những người khác cho đến khi được chẩn đoán chính xác.
Người bị bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị cho bản thân, giảm thiểu các biến chứng cũng như thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng lây nhiễm. Đồng thời cần phối hợp truyền thông cho những người tiếp xúc gần với mình (đặc biệt là đã có quan hệ t.ình d.ục) để phát hiện sớm triệu chứng bệnh và ngăn chặn sự lây lan.
Hãy sử dụng b.ao c.ao s.u như một biện pháp phòng ngừa trong khi quan hệ t.ình d.ục trong 12 tuần sau khi bạn đã bình phục.
Bệnh nhân đậu mùa khỉ của Bình Dương có thể được ra viện vào ngày mai
Nguồn tin của Báo Sức khỏe & Đời sống tại lớp tập huấn về bệnh đậu mùa khỉ ở Bình Dương được tổ chức chiều 9/10 cho biết, bệnh nhân N.K.L, được phát hiện mắc bệnh đậu mùa khỉ hôm 23/9/2023, có thể được ra viện vào ngày mai.
Theo đó, bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên trong năm 2023 tên N.K.L ở tỉnh Bình Dương được phát hiện hôm 23/9/2023. Bệnh nhân có thể được ra viện vào ngày mai sau khi được cơ quan y tế thăm khám và kết luận về tình trạng sức khỏe.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cùng 550 cán bộ y tế trong tỉnh được tập huấn về phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: CTV
Tại lớp tập huấn về giám sát và điều trị bệnh đậu mùa khỉ được tổ chức chiều nay, 550 cán bộ y tế của tỉnh Bình Dương đã được đại diện Viện Pasteur, Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh thông tin một số trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian qua.
Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương đã trao đổi những kiến thức liên quan đến công tác giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, cách giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ, trường hợp xác định, loại trừ, biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, phòng bệnh không đặc hiệu, phương pháp xử lý đối với người bệnh, người tiếp xúc và xử lý môi trường ổ dịch…
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương triển khai công tác chẩn đoán điều trị bệnh đậu mùa khỉ và phương pháp chủ động khai thác thông tin người bệnh, giám sát trên đối tượng nguy cơ cao tại cơ sở y tế để phát hiện sớm ca bệnh và xử lý kịp thời.
Tính đến thời điểm này, Bình Dương đã ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ.