Nhờ áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt, các bác sĩ đã cứu 2 trẻ sơ sinh gặp tình trạng não thiếu m.áu cục bộ khi chào đời.
Ngày 8/1, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, các bác sĩ đã cấp cứu thành công cho 2 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ly bì, suy hô hấp nặng, tím tái, trương lực cơ giảm, co giật toàn thân.
Bệnh nhi N.V.T. (39 tuần t.uổi, ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) nhập viện ngày 14/12/2020. Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ khoa Hồi sức Sơ sinh đã làm các xét nghiệm lâm sàng ban đầu, trẻ được chẩn đoán bệnh não thiếu oxy, thiếu m.áu cục bộ, tiên lượng nặng và có khả năng tổn thương tế bào não nghiêm trọng.
Bệnh nhi N.V.T. nhập viện trong tình trạng nguy kịch đã được các bác sĩ kịp thời cấp cứu. Ảnh: Hoàng Yến.
Ê-kíp bác sĩ hồi sức cấp cứu sơ sinh đã nhanh chóng hội chẩn, tiến hành thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động cho trẻ. Đồng thời, trẻ được hỗ trợ hô hấp bằng thở máy, an thần, duy trì các thuốc vận mạch, kháng sinh, truyền dịch nuôi dưỡng hoàn toàn và theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.
Sau thời gian điều trị tích cực, trẻ diễn tiến tốt, tỉnh táo, bú được, cử động bình thường. Trẻ được chụp MRI sọ não để kiểm tra tổn thương não, kết quả khả quan. Sau hơn 2 tuần điều trị, trẻ đã ổn định, bú mẹ độc lập nên được xuất viện.
Trường hợp còn lại là bé Đ.H.H. (2 giờ t.uổi, ở Diễn Châu, Nghệ An) nhập viện ngày 30/12/2020. Ngay sau khi chào đời, trẻ bị tím tái, không khóc và có dấu hiệu thần kinh co giật 2 chân liên tục. Bệnh nhi được hồi sức tim phổi tại bệnh viện huyện.
Tại khoa Hồi sức Sơ sinh trẻ đã được tiến hành phương pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não không bị tổn thương. Sau thời gian điều trị tích cực, đến nay, sức khỏe trẻ đã tiến triển rất tốt. Bệnh nhi đã được về với mẹ, tự thở, tự bú.
Hạ thân nhiệt là kỹ thuật làm lạnh chủ động, giúp giảm và kiểm soát thân nhiệt, khiến cơ thể vào trạng thái ngủ đông, nhu cầu chuyển hóa và tiêu thụ oxy giảm tối đa. Đây là phương pháp bổ trợ cho các phương pháp cấp cứu, cải thiện tỷ lệ t.ử v.ong, nhằm phục hồi tổn thương và bảo vệ tế bào não, giảm di chứng thần kinh cho trẻ.
Khi áp dụng kỹ thuật này, thân nhiệt trẻ sẽ được kiểm soát chặt chẽ ở mức 33-34 độ C trong vòng 72 giờ, sau đó sẽ làm ấm thân nhiệt dần lên 37 độ C. Phương pháp này chỉ được thực hiện ở những bệnh nhân sơ sinh nhập viện trong 6 giờ đầu sau sinh.
Bệnh viện Sản nhi Nghệ An (dấu đỏ). Ảnh: Google Maps.
Mổ cấp cứu b.é g.ái sơ sinh có ruột nằm ngoài bụng
Các bác sĩ BVĐK tỉnh Kon Tum vừa phẫu thuật thành công đưa toàn bộ đường tiêu hóa trở lại khoang bụng cho bệnh nhi nặng 2.5 kg bị dị tật hở thành bụng hiếm gặp.
Trước đó, lúc 18h00 ngày 2/1/2021 sản phụ Y.L (ở Đăk Cấm, Kon Tum) sinh thường tại nhà, sau khi sinh gia đình phát hiện ruột của bệnh nhi nằm ngoài ổ bụng qua lỗ hở cạnh bên phải rốn nên gia đình đã đến BVĐK tỉnh Kon Tum cấp cứu.
Qua thăm khám các bác sĩ khoa Nhi, BVĐK tỉnh Kon Tum xác định bệnh nhi bị thoát vị dạ dày, toàn bộ ruột bị lộ ra ngoài, đe dọa đến tính mạng.
Trước tình hình khẩn cấp, các bác sĩ Khoa Nhi đã hội chẩn với Khoa Ngoại Tổng hợp, Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đi đến quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho bệnh nhi.
Trong quá trình phẫu thuật cấp cứu các bác sĩ phát hiện toàn bộ ruột non, một phần đại tràng và dạ dày nằm ngoài ổ bụng. Lỗ hở thành bụng bên phải cuống rốn có kích thước 5×5 cm.
BS đang chăm sóc sức khoẻ cho bé tại BVĐK tỉnh Kon Tum
BS CKII. Trần Văn Hiền, Phó khoa Ngoại tổng hợp chuyên khoa ngoại nhi, phẫu thuật viên chính cho biết, với trường hợp này, nếu không mổ kịp thời và được các bác sĩ Khoa Nhi xử trí ban đầu tốt thì ruột bé sẽ bị n.hiễm t.rùng, phù nề, khó đưa vào bụng có thể đe dọa tính mạng bé.
BS. Hiền cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên siêu âm tối thiểu 3 lần trong 3 giai đoạn thai kỳ. Đặc biệt, không nên sinh tại nhà phải đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Cũng theo BS. Hiền, hở thành bụng xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai, khi các cơ trong thành bụng được hình thành không bình thường và tạo ra lỗ cho phép ruột và các cơ quan khác chạy ra bên ngoài cơ thể, thường lỗ này ở phía bên phải của rốn.
Do ruột không được bọc trong túi bảo vệ và tiếp xúc với nước ối, nên ruột có thể bị kích thích, khiến chúng bị rút ngắn, xoắn hoặc sưng. Tỉ lệ 1/15.000 – 30.000 trẻ sinh sống. Hở thành bụng hiếm kết hợp dị tật bẩm sinh khác, tỉ lệ 5 – 10%.