Mới đây, tại trường tiểu học Thạch Quý, Thành phố Hà Tĩnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh tổ chức mít tinh phát động chiến dịch rửa tay với xà phòng, phòng chống dịch bệnh hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2019.
Học sinh trường Tiểu học Thạch Quý được hướng dẫn các bước rửa tay bằng xà phòng đúng cách để phòng chống dịch bệnh.
Phát biểu tại lễ mít tinh, TS. Nguyễn Lương Tâm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: rửa tay với xà phòng là một việc làm đơn giản, ai cũng có thể làm được nhưng lại có ý nghĩa lớn, thiết thực để phòng chống dịch bệnh.
“Việc thường xuyên rửa tay với xà phòng đúng cách là một biện pháp vệ sinh phòng bệnh rất hiệu quả, đơn giản và rẻ t.iền nhằm ngăn ngừa lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm như: Tay, chân, miệng; cúm; viêm đường hô hấp; đau mắt đỏ; tiêu chảy, giun sán và nhiều bệnh truyền nhiễm khác…”, TS. Nguyễn Lương Tâm nói.
TS. Nguyễn Lương Tâm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh.
TS. Nguyễn Lương Tâm cũng nhấn mạnh, sự kiện là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các thầy cô giáo cũng như nâng cao ý thức cho các em HS về bảo vệ sức khỏe, bằng cách làm tốt công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học. Bên cạnh đó, cũng nhằm vận động để người dân thay đổi những hành vi, thói quen có hại thành có lợi cho sức khỏe.
Phát biểu chỉ đạo và phát động rửa tay với xà phòng, TS. Đường Công Lự, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh đề nghị các đơn vị y tế dự phòng, trạm y tế xã phối hợp với ngành giáo dục tập trung thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi nhằm nâng cao tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng trong trường học và tại cộng đồng.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh hoạt động khám và tư vấn về sức khỏe cho HS, tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay với xà phòng cho học sinh trong trường học.
Một số tiết mục văn nghệ chào mừng lễ phát động do các em HS trường TH Thach Quý biểu diễn.
“Các nhà trường cần thực hiện một số nội dung cụ thể như sau: đảm bảo yêu cầu vệ sinh phòng học, phòng chức năng, khu nội trú, bán trú, bếp ăn tập thể; đảm bảo hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý chất thải, công trình vệ sinh, có đủ xà phòng cho giáo viên và học sinh rửa tay; định kỳ kiểm tra chất lượng nước, kiểm nghiệm thực phẩm…; học sinh được khám, phân loại, quản lý sức khỏe và tư vấn vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh…”, TS. Đường Công Lự bày tỏ.
Tại lễ mít tinh các em HS trường Tiểu học Thạch Quý đã được hướng dẫn các bước rửa tay bằng xà phòng đúng cách để phòng chống dịch bệnh.
Đăng Chung
Theo GDTĐ
2.500 học sinh, sinh viên hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2019
Học sinh cần rèn luyện, duy trì thường xuyên thói quen rửa tay với xà phòng nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, có ý thức trong việc giữ gìn, bảo quản nơi rửa tay và xà phòng trong trường học… – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhắc nhở các em học sinh tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2019.
Đồng diễn điệu nhảy rửa tay với xà phòng của 2.500 học sinh, sinh viên.
Sáng nay (13/10), tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội và Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức Mít tinh ngày Thế giới rửa tay với xà phòng với chủ đề “Rửa tay với xà phòng – Cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam”.
Dự mít tinh có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch phát triển Bền vững và Truyền thông Unilever Việt Nam Đỗ Thái Vương cùng các đại biểu và 2.500 học sinh sinh viên.
Rửa tay với xà phòng ở các thời điểm quan trọng như trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh. Rửa tay với xà phòng làm giảm tới gần 50% các trường hợp mắc tiêu chảy, 25% các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, rửa tay với xà phòng và sử dụng nước ăn uống sạch làm giảm 15% các trường hợp suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nhóm trẻ này. Rửa tay với xà phòng cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tay chân miệng, cúm…
Các đại biểu thực hiện rửa tay hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng.
Phát biểu tại buổi lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, với chủ đề “Rửa tay với xà phòng – Cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam”. Chủ đề nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia, các tổ chức, mọi cá nhân trên thế giới cùng hành động hướng tới mục tiêu xóa bỏ sự bất bình đẳng, đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như được trang bị kiến thức về rửa tay với xà phòng để không ai bị bỏ lại phía sau, góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình nghị sự phát triển bền vũng của Liên Hiệp Quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đề nghị, nhắn nhủ nhiều nội dung đến các em học sinh, sinh viên để đảm bảo sức khỏe như:
Đối với các em học sinh cần rèn luyện, duy trì thường xuyên thói quen rửa tay với xà phòng nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sin, có ý thức trong việc giữ gìn, bảo quản nơi rửa tay và xà phòng trong trường học, đồng thời hay nói với bạn bè và những người thân trong gia đình mình thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Sinh viên trường Đại học Y tế công cộng với màn đồng diễn điệu nhảy hưởng ứng rửa tay với xà phòng.
Các bạn sinh viên, nhất là sinh viên ngành y cần nghiêm túc thực hiện rửa tay với xà phòng đặc biệt trong thực hành khám chữa bệnh để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện; Trang bị cho mình kỹ đầy đủ kiến thức về rửa tay với xà phòng để có thể hướng dẫn, truyên truyền, vận động cộng đồng, người bệnh, người nhà bệnh nhân thực hiện rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách.
“Đẩy mạnh giáo dục về rửa tay với xà phòng trong các trường học nhằm tạo thói quen rửa tay với xà phòng cho các em học sinh ngay từ nhỏ…”, Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu t.rẻ e.m t.ử v.ong do tiêu chảy và 1,2 triệu t.rẻ e.m mất đi sự sống do các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thuỷ đậu. Như vậy, có khoảng gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường và đặc biệt là các hành vi vệ sinh cá nhân.
Đăng Chung
Theo GDTĐ